Xu hướng kinh doanh sau dịch được dự đoán ra sao?

 Xu hướng kinh doanh sau dịch được dự đoán ra sao?

Covid -19 trong nước kéo dài suốt 2 năm qua đã “cuốn trôi” thành tựu nỗ lực nhiều năm của rất nhiều các doanh nghiệp. Hậu Covid, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần thích nghi với trạng thái ‘bình thường mới’, doanh nghiệp cần phải có sự “xoay chuyển” liên tục trong định hướng chiến lược cũng như phương thức thực thi các chiến lược đó. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về xu hướng kinh doanh sau dịch trong bài viết này nhé! 

Đại dịch có tác động mạnh tới mọi ngành kinh tế và doanh nghiệp

“Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2021, có 85,500 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trung bình mỗi tháng có gần 10,700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. 62% lao động mất việc vì Covid-19” (Theo Economy)

Những con số trên đây phần “tố cáo” những hệ lụy nặng nề của 4 làn sóng Covid – 19 kéo dài suốt 2 năm qua đối với nhiều doanh nghiệp Việt. 

Những ảnh hưởng có thể kể tới như: 

  • Doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, chuỗi cung ứng đứt gãy 
  • Thiếu hụt nguyên liệu đầu vào
  • Thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh
  • Chi phí nhân sự tăng cao
  • Chi phí thuê văn phòng, nhà xưởng

Nhóm doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nhất –  Nhóm này gần như không có doanh thu thậm chí đóng cửa: Ngành hàng không, lữ hành và khách sạn, Dầu khí, Bất động sản cho thuê….

Nhóm ít chịu ảnh hưởng hơn: Sản xuất ô tô, bất động sản bán lẻ (nhóm siêu thị), …Do có thể duy trì hoạt động ở trạng thái tương đối gần với giai đoạn trước đại dịch.

Nhóm doanh nghiệp có thể phát triển: một số ngành và doanh nghiệp lại đang tìm thấy các cơ hội tăng trưởng và mở rộng, có thể kể đến như: Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), Dược phẩm, Thương mại điện tử (TMĐT), Công nghệ phục vụ tiêu dùng, Giao nhận điểm cuối,….

Đại dịch COVID-19 cũng đã thay đổi người tiêu dùng toàn cầu – từ quan điểm về giá trị, hành vi, cho tới cách họ tiêu dùng. Tháng 5/2020, 89% người tiêu dùng được khảo sát đang và sẽ thay đổi cách thức mua sắm, 76% đang và sẽ thay đổi cách lựa chọn sản phẩm và dịch vụ (SPDV), và tới một nửa (50%) có lẽ sẽ chỉ chi tiêu cho một số SPDV thiết yếu. (Theo EY Future Consumer Index). 

Những thay đổi này chắc chắn ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của các doanh nghiệp.

Trong thời kỳ dịch bệnh, doanh nghiệp cần chú ý và có những thay đổi cần thiết gì?

Do mức độ và chiều hướng tác động của COVID-19 lên các ngành có sự khác nhau nên sẽ không có một công thức chung về chiến lược hay cách thức thích ứng cho tất cả các doanh nghiệp. Về tổng thể, các doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược thích ứng:

    • Tập trung quản lý khủng hoảng, giải quyết những vấn đề tồn đọng: công nợ, thanh khoản,  cân đối dòng tiền, cắt giảm các khoản chi tiêu chưa cần thiết 
    • Rà soát lại danh mục đầu tư, xem xét lại cơ cấu sản phẩm, cơ cấu khách hàng, và chính sách giá; rà soát lại công tác mua sắm và chi phí chuỗi cung ứng, tối ưu thuế và tối ưu vốn lưu động.
    • Tập trung vào chiến lược tái định vị, bao gồm cải tổ mô hình kinh doanh, xem xét lại mô hình tăng trưởng, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, và cải tổ phương thức phản hồi, nhằm tương tác tốt và hiệu quả hơn với hành vi và nhu cầu khách hàng. 
    • Chuẩn hóa quy trình nội bộ:Quy trình kế toán, quy trình Sale, 
  • Tìm cơ hội trong thách thức: Dịch COVID-19 đã gây ra nhiều thách thức, khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mở ra nhiều cơ hội để các ý tưởng, dự án khởi nghiệp nắm bắt thời cơ, tìm ra hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường.
  • Nắm bắt các giải pháp công nghệ: Doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp cần lưu ý, chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên, nắm bắt các giải pháp công nghệ để có thể biến những ý tưởng kinh doanh trở thành hiện thực. Để khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp tại Việt Nam và thế giới đã đầu tư, tập trung khai thác các lợi thế từ chuyển đổi số
  • Chuyển đổi sang hình thức kinh doanh trực tuyến
  • Phát triển thương mại điện tử: Trước xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp, nhà bán lẻ cũng đã không ngừng nỗ lực giữ vững vị thế và mở rộng kênh mua sắm trực tuyến bằng giải pháp cam kết giá bình ổn và giao nhanh trong ngày; trong đó có ngành hàng thực phẩm, đồ uống.
  • Tạo ra những ý tưởng kinh doanh mới lạ, hút khách

Cùng với các giải pháp chính để tiếp tục duy trì phát triển kinh tế, việc đảm bảo vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp tiếp tục được triển khai. 

Các nhóm giải pháp này có thể thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp, hoặc được sắp xếp ưu tiên thực hiện tùy vào tình hình thực tế và khả năng từ các nguồn lực của từng doanh nghiệp.

Xu hướng kinh doanh sau dịch được dự đoán ra sao

Sau kỳ dịch dài, thời điểm khó khăn với rất nhiều doanh nghiệp, nhưng đây có thể lại chính là cơ hội cho các doanh nghiệp bứt phá đi lên.

Tái cấu trúc chuỗi cung ứng

Trước đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp tập trung vào các mảng cốt lõi hoặc sử dụng chiến lược thuê ngoài ở những thị trường có chi phí thấp hơn. Nhưng chính sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu đã phá vỡ logic này.

Giờ đây, việc kiểm soát và sở hữu chuỗi giá trị, các nguồn lực sẽ trở nên quan trọng hơn, thay vì tìm kiếm chi phí thấp hơn trong phân công lao động toàn cầu. Trong đó, Intel, Amazon hay Maersk đang là những ví dụ sinh động nhất về việc kiểm soát và sở hữu chuỗi giá trị cùng các nguồn lực của mình. Chẳng hạn, Intel đã đầu tư sâu hơn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh chip của mình, thậm chí tự mình thiết lập Intel Foundry Services để giúp sản xuất các vật liệu đúc, gia công phần mềm dịch vụ cho TSMC của Đài Loan.

Hay như Amazon cũng đã thiết lập hơn 70% dịch vụ hậu cần nội bộ của mình, so với chỉ 46,6% vào năm 2019. Trong khi, Maersk lại đang nỗ lực tăng cường năng lực chuỗi cung ứng đầu cuối của mình ngoài vận chuyển, khi gần đây tập đoàn này đã đưa ra kế hoạch mua lại LF Logistics- một công ty chuyên về dịch vụ giao nhận, kho vận và vận tải quốc tế.

Có thể thấy, việc cấu hình lại chuỗi cung ứng giúp các công ty kiểm soát một hoặc nhiều công đoạn trong sản xuất hoặc phân phối, sẽ trở nên phổ biến hơn vào năm 2022.

Chuyển mình thích ứng

Trong bối cảnh nói trên, số hóa chính là xu hướng tất yếu. Và khi xu hướng số hóa đã trở nên phổ biến, các doanh nghiệp toàn cầu sẽ tìm kiếm mở rộng hoạt động ra ngoài ranh giới thực của mình. Những công ty dẫn đầu công nghệ trên toàn cầu, như Amazon, Netflix hay Tencent đều đã áp dụng hoàn toàn mô hình kinh doanh kỹ thuật số nhằm đáp ứng sự gia tăng đột biến nhu cầu trực tuyến.

Ngoài ra, một số mô hình kinh doanh sáng tạo mới cũng sẽ xuất hiện. Ví dụ, gần đây Nike đã mua lại RTFKT, một công ty sản xuất giày thể thao kỹ thuật số. RTFKT không chỉ cho phép người tiêu dùng mua giày thể thao kỹ thuật số trực tuyến mà còn có thể tùy chỉnh chúng để mang trong thế giới thực.

Song, những xu hướng tích hợp ngược cũng có thể diễn ra. Đơn cử như trường hợp của ByteDance (chủ sở hữu của TikTok) đã vượt ra ngoài ranh giới một nền tảng truyền thông xã hội, mạo hiểm với cả thương mại điện tử và đầu tư vào logistics.

Kinh doanh bền vững là nền tảng

Thiên tai, đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu… đã tăng cường ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người tiêu dùng. Bởi vậy, người tiêu dùng sẽ ưa chuộng hơn đối với các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, đồng thời các doanh nghiệp cũng sẽ phải thay đổi hơn nữa để giảm thiểu mối đe dọa của biến đổi khí hậu đối với hoạt động kinh doanh của họ.

Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia nhận định kinh doanh bền vững sẽ tiếp tục trở thành nền tảng chính của phần lớn các doanh nghiệp trong năm 2022 và các năm tiếp theo. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sinh thái, năng lượng tái tạo và nhiều mảng sản xuất xanh khác được kỳ vọng sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.

Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều những thách thức mới trong đảm bảo nguồn vốn tài chính, vốn xã hội và vốn môi trường. Do đó, cần đưa ra những gói hỗ trợ, giải pháp kịp thời và hiệu quả để tháo gỡ các nút thắt cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, để thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn, cần khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ và mới mẻ, cùng những hỗ trợ lớn hơn để xây dựng những hệ sinh thái tuần hoàn trong hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm