Xu hướng kinh doanh hậu covid của các shop thời trang

 Xu hướng kinh doanh hậu covid của các shop thời trang

Chịu nhiều tác động của 4 làn sóng dịch bệnh lớn .  Nhu cầu nhu cầu của thị trường về thời gian cũng có những chuyển biến đối với các sản phẩm thời trang. Khoảng thời gian nghỉ dịch cũng được được xem là khoảng thời gian để ngành thời trang nói chung và các shop thời trang xem xét lại mô hình kinh doanh, xác định lại cách thức tiếp cận khách hàng, biến nguy hiểm thành cơ hội đặc biệt để phát triển kinh doanh trong quá trình phục hồi sau dịch. Vậy đâu xu hướng kinh doanh hậu covid của các shop thời trang hãy cùng goodgood.vn tìm hiểu nhé

Tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19 đến shop thời trang

4 Làn sóng dịch bệnh phức tạp liên tiếp trong 2 năm đã gây nên “biến động lịch sử” với những khủng hoảng, thiệt hại nặng nề cho ngành công nghiệp thời trang nói chung và các shop thời trang nói riêng:

  • Liên tiếp các chỉ thị giãn cách khiến thời gian đóng cửa hàng kéo dài tiên tiếp
  • Nhu cầu mua sắm của khách hàng bị hạn chế
  • Doanh thu sụt giảm nghiêm trọng
  • Nguồn hàng đầu vào khó khăn, chậm trễ, chi phí phát sinh gia tăng
  • Thiếu hụt nguồn vốn 
  • Thiếu nhân sự, chi phí nhân sự thời vụ tăng cao
  • Trong khi vẫn phải trả chi phí cửa hàng, kho bãi 
  • Hành vi tiêu dùng thay đổi giao dịch bằng phương thức thanh toán điện tử trở nên phổ biến nhất
  • Đơn hàng bị treo do các lệnh giãn cách

Những thay đổi này đều tác động không nhỏ đến doanh thu bán hàng của nhiều cửa hàng thời trang. Nhiều mặt bằng kinh doanh phải đóng cửa thậm chí chuyển nhượng mặt bằng và chuyển đổi phương thức kinh doanh. Tuy nhiên đối mặt với nhiều khó khăn nhưng các chủ shop vẫn không vì thế mà dừng lại Thay vì ngồi yên và chờ đợi cuộc khủng hoảng trước mắt lắng xuống, họ buộc phải có những hướng đi mới để thích nghi với hoàn cảnh hiện tại và “nuôi” ý định phục hồi “đứa con tinh thần’ của mình.  

Cơ hội nào cho sự phục hồi của các shop thời trang sau dịch 

Theo đại diện một số thương hiệu, nhãn hàng local brand, đại dịch Covid vừa tạo ra nhiều thách thức, vừa mở ra nhiều cơ hội để phát triển thương hiệu, mở rộng thị phần. Đây như là “bộ lọc” đối với các thương hiệu nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp về vốn, nguồn hàng, từ đó tạo điều kiện phát triển đối với các thương hiệu đủ sức cạnh tranh, có ngôn ngữ, xu hướng thiết kế riêng.

Thời gian giãn cách là thời gian các thương hiệu, các shop thời trang có cơ hội thúc đẩy tư tưởng sáng tạo, thiết lập và định hình lại cách vận hành, kết nối với khách hàng cũng như lan toả những năng lượng tích cực

Chuyển đổi trọng tâm sang kinh doanh trực tuyến, giao hàng tận nơi bắt  kịp sự thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng, đáp ứng nhu cầu số hóa chính là lựa chọn nhạy bén giúp các chủ shop luôn “trong cuộc chơi” và tăng doanh số bán hàng, 

Các shop khởi nghiệp thời trang có thể tiếp cận khách hàng trực tuyến tiềm năng mà không cần đầu tư lớn. Mặt khác, doanh nghiệp khởi nghiệp cũng có thể tận dụng lợi thế từ sự ra đời các công nghệ mới trong tạo mẫu kỹ thuật số, tạo hình ảnh và các hình thức sản xuất kỹ thuật số liên quan khác

Các thương hiệu thời trang, các shop kinh doanh thời trang cần trong nước cần đa dạng hóa sản phẩm và thị trường chứ không nên chỉ dựa vào một dòng sản phẩm để kinh doanh. Đồng thời cần tìm hiểu khách hàng mục tiêu và thị trường ngách của mình, và thực hiện các chiến lược để giữ khách hàng trung thành, 

đồng thời nên hiểu biên lợi nhuận là bao nhiêu trước khi định giá bán lẻ hay áp dụng bất kỳ chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá nào”.

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải thay đổi tư duy, đặc biệt là doanh nghiệp ngành thời trang.

Shop thời trang cần làm gì để phục hồi sau sau dịch?

Mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh, trong đó có các shop thời trang chính là tạo ra KHÁCH HÀNG. Chỉ có hai chức năng trong doanh nghiệp có thể làm được điều này, đó là MARKETING và ĐỔI MỚI SÁNG TẠO.

Trong hoàn cảnh sống chung an toàn với dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo sản xuất, kinh doanh. Để thích ứng, phục hồi và phát triển hoạt động kinh doanh thời trang sau dịch các shop cần: 

Số hoá các hoạt động thời trang

  • Bên cạnh việc mở cửa bán hàng Offline tại các cửa hàng, shop cần chuyển trọng tâm sang bán hàng trực tuyến trên đa kênh: Facebook, Website, Tik tok, Instagram, sàn TMĐT( Lazada, Shopee, Sendo, Tiki)…., ship hàng tận nhà
  •  Sàn diễn thời trang sang, minishow cũng được chuyển sang hình thức phát sóng trực tiếp hoặc quay thành video
  • Phòng trưng bày thực tế ảo cũng như trên mạng xã hội được nhiều thương hiệu tận dụng để đưa thiết kế mới đến gần hơn với người hâm mộ.

Lựa chọn sản phẩm xu hướng

Có thể thấy, đại dịch COVID-19 đến để lại nhiều sự thay đổi lớn trong cách thức ăn mặc thường ngày hay thậm chí là đồ thời trang của chúng ta. Dưới đây là gợi ý các sản phẩm có thể lựa chọn kinh doanh cho các shop thời trang:

  • Khẩu trang, kính thời trang vừa có tác dụng ngăn giọt bắn, chống virus
  • Thời trang mặc nhà biến tấu vừa thoải mái khi mặc nhà vừa có thể mặc đi dạo, đi ra đường khi cần thiết
  • Thời trang “techwear “ đa tác dụng theo mùa : giữ ấm, bảo vệ da khỏi tia UV gây hại hay thậm chí là giữ cơ thể khô ráo dưới trời mưa bất chợt.
  • Những đôi dép với thiết kế đơn giản, sang trọng sẽ trở thành “trợ thủ đắc lực” nâng niu đôi chân của phái đẹp dù ở nhà hay kể cả phải đến văn phòng mà không làm mất đi sự trang nhã vốn có của set đồ công sở.

Những chiến dịch quảng bá thiết thực, gần gũi

Những chiến dịch Marketing quảng bá cho shop thời trang cũng được thúc đẩy dưới nhiều hình thức sáng tạo. 

  • Thay vì những buổi chụp hình chuyên nghiệp ngoài trời cần đến hàng chục người hỗ trợ thì những bộ ảnh lookbook, những đoạn phim ngắn thời trang ra đời trong thời điểm này được thực hiện ngày nhà: ngay trong khu vực thay đồ, phòng khách, ban công hay tiền sảnh củ, …
  • Chuyển đổi cách thức trưng bày hàng bằng manocanh tại cửa hàng sang giới thiệu trực tiếp, tư vấn qua livestream

Tiết kiệm để bền vững hơn

Các cửa hàng quy mô vừa và nhỏ không có dòng vốn lớn cần cân nhắc việc cắt giảm chi phí cố định như: tiền thuê mặt bằng, dịch vụ đi kèm, lương nhân viên, ngân sách marketing.

Những chuỗi cửa hàng lớn có thể cắt giảm như sau: 

  • Tạm thời đóng cửa 1 số cơ sở kinh doanh doanh thu thấp, duy trì kho tổng để thực hiện kinh doanh Online
  • Cắt giảm nhân sự parttime hoặc các bộ phận không cần thiết
  • Một số nhân sự: kế toán, marketing có thể giảm xuống parttime, hoặc làm việc online để giảm chi phí vận hành, di chuyển, thuê mặt bằng hoặc xem xét phương án phòng Marketing thuê ngoài 

Đảm bảo tiêu chí An toàn mua sắm

Tùy theo tình hình diễn biến dịch bệnh của địa phương, các shop thời trang khi mở lại cửa hàng cần lưu ý đến yếu tố an toàn mua sắm:

  • Nhân viên bán hàng cần có thẻ xanh covid
  • Kiểm soát mật độ tối thiểu là 4m2/người tính theo diện tích kinh doanh và giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa hai người kế cận
  • Trang bị đủ các thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch tại cửa hàng: Khẩu trang, nước sát khuẩn tay, nước lau sàn diệt khuẩn, …
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường thực hiện tốt phương án 5K của bộ y tế

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm