Cập nhật xu hướng kinh doanh online hiện nay

 Cập nhật xu hướng kinh doanh online hiện nay

Xu hướng kinh doanh online đang trở thành một loại hình cực kì hot và là một thị trường đầy tiềm năng đối với các ngành kinh doanh hiện nay. Chính vì thế mà có rất nhiều người đã và đang đầu tư vào kinh doanh online nhằm kiếm thêm thu nhập và tăng doanh thu bán hàng. Lĩnh vực này đã ghi nhận mức tăng trưởng tương đối cao trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp. 

Việt Nam có tỷ lệ mua sắm trực tuyến cao nhất khu vực

Theo công bố của Sách trắng thương mại điện tử 2021, năm 2020, quy mô thị trường thương mại điện tử ngành bán lẻ tại Việt Nam đạt 11,8 tỷ USD.

Tỷ lệ số người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam so sánh với các nước trong khu vực 

Theo đánh giá của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực nhờ vào thói quen mua sắm và xu hướng kinh doanh online của người tiêu dùng và của doanh nghiệp giai đoạn 2020-2021. Theo báo cáo, tốc độ tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử và bán lẻ năm 2020 ở mức 18%.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, tốc độ tăng trưởng của kinh doanh online và thương mại điện tử tại Việt Nam có phần chậm lại so với các năm trước đó.

So với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những thị trường thương mại điện tử năng động và sôi nổi. Theo báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á do Temasek, Google và Bain & Company nghiên cứu và công bố đầu năm 2021, người tiêu dùng thường tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề đột ngột phát sinh thông qua các trang mạng xã hội và tìm kiếm thông qua Internet trong khoảng thời gian giãn cách xã hội.

Quy mô phát triển kinh doanh online và thương mại điện từ giai đoạn 2019 – 2023

Theo báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á cũng cho biết, số người dùng Internet mới tại Việt Nam chiếm đến 41% và Việt Nam là nước có tỷ lệ người dùng Internet mới cao nhất trong khu vực. Số người quyết định tiếp tục sử dụng các dịch vụ Internet cả trong và sau đại dịch chiếm tới 94%. Đây chính là những nền tảng vững chắc cho xu hướng kinh doanh online và thương mại điện tử phát triển.

Theo số liệu báo cáo từ Sách trắng Thương mại điện tử, năm 2020 tại Việt Nam có khoảng 49,3 triệu người tiêu dùng tham gia mua sắm online. Trở thành đất nước có tỷ lệ người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Thêm vào đó, tỷ lệ số người sử dụng Internet tham gia mua sắm và kinh doanh online cũng tăng từ 77% năm 2019 lên 88% vào năm 2020. Đây là con số cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của xu hướng kinh doanh online trong và sau đại dịch.

Số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến gia tăng, giá trị mua sắm tăng từ 229 USD vào năm 2019 lên 240 USD vào năm 2020. Con số này đã giúp đưa tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C so với tổng mức doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa cả nước tăng từ 4,9% vào năm 2019 lên con số 5,5% vào năm 2020.

Các mặt hàng kinh doanh online chủ yếu

Đại dịch Covid-19 đã góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều người dân Việt Nam khi dịch chuyển sang mua sắm và kinh doanh online.

Trong các loại mặt hàng kinh doanh online, các mặt hàng thiết yếu như đồ dùng gia đình, thực phẩm chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Số liệu khảo sát cho thấysố người dùng mua sắm thực phẩm online chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 53%; tiếp đó là các mặt hàng quần áo, giày dép, mỹ phẩm chiếm 43% và các mặt hàng đồ dùng gia đình chiếm 33%.

Xu hướng kinh doanh online và mua sắm online

Một điểm thay đổi lớn trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam giai đoạn 2020 – 2021 đó là sự chuyển dịch từ kênh mua sắm truyền thống sang kênh mua sắm online. Theo đó, thống kê của Cục thương mại điện tử và Kinh tế số cho thấy khách hàng tại Việt Nam chuyển dịch sang mua sắm chủ yếu trên các sàn thương mại điện tử và website.

Khách hàng Việt mua sắm trực tuyến trên các sàn TMĐT

Trong năm 2021, số danh mục hàng hóa được kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử tăng 50%. Số các gian hàng online mới mở tăng thêm 40%, kéo theo mức tăng tổng chi tiêu bán lẻ trực tuyến trên cả nước gấp 1,5 lần so với năm 2020. Những con số này đã cho thấy sự phát triển cả về quy mô và tầm quan trọng của xu hướng kinh doanh online và thương mại điện tử đối với nền kinh tế.

Không chỉ mua hàng từ các website thương mại điện tử trong nước, tỷ lệ số người dùng mua hàng từ các website quốc tế cũng cao hơn với 29%.

Các trở ngại khi mua hàng online của người tiêu dùng

Tuy nhiên trên thực tế khi người tiêu dùng tham gia mua sắm online vẫn còn gặp nhiều trở ngại. Trong đó, có tới 83% người dùng đánh giá sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo là trở ngại lớn nhất khi mua hàng; 47% đánh giá dịch vụ chăm sóc khách hàng kém, 43% người dùng lo ngại thông tin cá nhân sẽ bị tiết lộ và một số lý do khác. 

Ngoài ra còn các yếu tố về giao nhận, vận chuyển và chăm sóc khách hàng kém cũng là nguyên nhân khiến người dùng chưa thật sự tin tưởng với hình thức mua sắm này.

Chính vì thế, các đơn vị/cá nhân kinh doanh online cần có những biện pháp làm giảm thiểu các trở ngại này của người tiêu dùng để việc mua sắm online trở nên dễ dàng và cởi mở hơn.

Định hướng phát triển xu hướng kinh doanh online giai đoạn 2021 – 2025

Theo kế hoạch tổng thể phát triển kinh doanh online và thương mại điện tử quốc gia giai đoạn năm 2021-2025, đến năm 2025, dự kiến kinh doanh online sẽ mang lại mức doanh thu 600 USD/người/năm. Doanh số kinh doanh online mô hình B2C dự kiến tăng 25%, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% tổng mức doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa cả nước.

Dự kiến năm 2022 doanh thu kinh doanh online trên các thiết bị di động sẽ đạt 9 tỷ USD và đến năm 2023 sẽ chạm tới mức 10,2 tỷ USD. 

Đại dịch Covid – 19 đã mở ra xu hướng kinh doanh online mới, phát triển trên đa dạng các loại hình từ website, sàn thương mại điện tử tới bán hàng trên các trang mạng xã hội. Xu hướng này đã giúp cả người tiêu dùng và người kinh doanh tiết kiệm về thời gian và tiện lợi trong quá trình mua sắm, chính vì thế nó sẽ là ngành nghề phát triển mạnh trong tương lai.

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm