Báo cáo số liệu ngành F&B năm 2021 và dự đoán xu hướng kinh doanh năm 2022

 Báo cáo số liệu ngành F&B năm 2021 và dự đoán xu hướng kinh doanh năm 2022

Tổng quan chung

Nhóm ngành Thực phẩm – Đồ uống nằm trong hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng, nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Theo dự báo, ngành FMCG tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng từ 5-6% trong giai đoạn 2020-2025. Với sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, người tiêu dùng bắt đầu thay đổi thói quen của mình. Điều đó khiến các thương hiệu F&B lớn nhỏ phải xác định lại mô hình kinh doanh của họ.

F&B là một ngành hàng tiêu dùng luôn nằm trong những ngành kinh tế quan trọng và rất có tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Theo các chuyên gia dự báo, số liệu ngành F&B sẽ có mức độ tăng trưởng khoảng 5-6%. 

Một vài số liệu ngành F&B năm 2021 

GDP trong giai đoạn quý III và quý IV của năm 2021 giảm 6.7% Con số này hoàn toàn dễ hiểu khi “cú sốc” từ dịch Covid 19 vẫn còn âm ỉ và sự hồi phục trong hành vi tiêu dùng chưa hoàn thiện. Vậy có những thay đổi và dữ liệu nào cần quan tâm về ngành F&B trong năm 2021? Các xu hướng trong kinh doanh dịch vụ ăn uống được thay đổi như thế nào? 

Sử dụng kênh online làm kênh mua sắm chủ đạo 

Theo một số khảo sát, 91% người tiêu dùng có xu hướng sử dụng kênh online để mua sắm thực phẩm trong thời gian 2020 – 2021. Sự chuyển dịch sang hình thức thương mại trực tuyến được thể hiện rõ nét qua một số danh mục cụ thể. 

Nguồn: VietNam Report 

Sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng cũng tạo ra tác động không nhỏ đến thị trường F&B trong giai đoạn bình thường mới. Có khoảng 75% người tham gia khảo sát cho rằng, họ tăng phần chi tiêu cho thực phẩm tự chế biến tại nhà và khoảng 46% trong số đó sẽ tiếp tục duy trì thói quen này trong tương lai. 

Người dùng cũng tập trung vào mặt hàng thiết yếu và dễ bảo quản gồm thực phẩm sơ chế và đã được chế biến sẵn, thực phẩm tiện lợi,… Ngoài ra, các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu và đồ uống được ghi nhận mức giảm sâu trong ngân sách chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng. 

Tiêu chí lựa chọn nhà hàng, quán ăn 

Tiêu chí lựa chọn nhà hàng quán ăn như thế nào? 

Thông thường, tiêu chí để chọn lựa nhà hàng, quán ăn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và chúng chiếm số điểm theo đánh giá cụ thể như sau: 

Theo tổng kết, các yếu tố được chấm điểm một cách rõ ràng. Trong đó, yếu tố về vị trí địa lý và không gian sạch sẽ được người dùng quan tâm nhất. Nói riêng thêm về yếu tố vệ sinh, đây chắc chắn là tiêu chí được chú trọng hơn bởi những diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid. 

Các xu hướng trong kinh doanh dịch vụ ăn uống

Như vậy, có thể khẳng định rằng, dịch bệnh là nhân tố chính gây ra những ảnh hưởng đến sự chuyển mình và phát triển của ngành F&B nói riêng. Vậy trong tương lai, xu thế chủ đạo nào sẽ lên ngôi đối với ngành này? 

Nguồn: Vietnam Report 

Theo Vietnam Report, đề tồn tại và có thể bứt phá bất chấp dịch bệnh, ngành thực phẩm và đồ uống có thể phát triển dựa trên 3 xu hướng bám sát theo phong cách tiêu dùng được dự đoán dưới đây: 

Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm hữu cơ (Organic) 

Cuộc sống của con người cao hơn khi thu nhập của họ tăng. Điều này đồng nghĩa với việc lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ và thân thiện với môi trường chính là những tiêu chí mà người tiêu dùng hướng tới. Có đến 86% người tiêu dùng tại TP HCM và Hà Nội đã lựa chọn các sản phẩm tự nhiên hữu cơ hoặc sản phẩm đúng mùa vụ khi được hỏi về vấn đề này. 

Và thực tế đã chứng minh rằng, nhiều công ty F&B đã đầu tư vào nguồn nguyên liệu sạch và gia tăng các chiến dịch quảng cáo cho các loại thực phẩm này. 

Tái định nghĩa lại thực phẩm tiện lợi

Thông thường, một gia đình chỉ có khoảng 5-7 người. Bên cạnh đó, tỷ lệ người sống độc thân tăng cao… Bởi vậy, nhu cầu về nhóm hàng hóa tiêu dùng nhanh cũng có sự thay đổi so với trước đây. 

Các công ty hoạt động trong lĩnh vực F&B phải có những thay đổi trong quy cách đóng gói và trọng lượng hàng hóa. Cụ thể, định lượng thực phẩm phải được chia nhỏ hơn, phù hợp với nhu cầu của cá nhân và có thể dễ dàng mang theo khi đi du lịch, đi chơi,…. 

Ngoài ra, cụm từ “bữa ăn tươi” được dự đoán sẽ trở thành xu hướng mà nhiều người tiêu dùng lựa chọn. “Bữa ăn tươi” (Ready meals) sẽ thay thế những sản phẩm đóng gói, hoặc ăn liền khô. Sử dụng “bữa ăn tươi” sẽ giúp đem đến món ăn tươi, ngon, giàu dinh dưỡng, an toàn và tiện lợi cho người dùng. 

Trải nghiệm công nghệ thúc đẩy nhu cầu ăn uống của người dùng 

Xu hướng của các bạn trẻ hiện nay được đánh giá là thích trải nghiệm, sẵn sàng chi trả cho những loại đồ ăn thức uống độc, lạ và giàu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ khiến người dùng ở phân khúc này dễ dàng truy cập các xu thế ẩm thực mới nhất. Các ứng dụng đặt đồ ăn ngày càng trở nên quen thuộc như Foody, DeliveryNow, Tablenow, GrapFood, BeFood,… 

Theo đánh giá từ Nielsen, thực phẩm và đồ uống sẽ luôn giữ vững xếp hạng là TOP 2 trong số 10 sản phẩm được giao dịch trên các kênh online. 

Nguồn: Vietnam Report 

Để một thương hiệu có thể nổi bật hơn đối thủ, trên đây là bảng thống kê chỉ số khảo sát về top 5 lý do khi người dùng lựa chọn thương hiệu thực phẩm, đồ uống. Số liệu được so sánh cùng thời điểm sau 1 năm. Đây cũng có thể là gợi ý dành cho người quản lý làm việc trong lĩnh vực F&B có thể xây dựng định hướng phát triển về sau. 

Như vậy, có thể thấy rằng, cơ hội phát triển của các thương hiệu thực phẩm – đồ uống tại Việt Nam là rất tiềm năng. Hy vọng rằng, với những chia sẻ được trình bày tại bài viết, người đọc đã có được những đánh giá chung về thị trường F&B ở hiện tại và tương lai. 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm