Ngành gia dụng tại thị trường Việt Nam – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
Xu hướng tiêu dùng sau Covid của người dân thay đổi như thế nào?
Dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, từ việc tiêu dùng theo xu hướng có kế hoạch và chủ đích chuyển sang tiêu dùng bền vững và hợp lý. Xu hướng tiêu dùng sau Covid người dân ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có chất lượng và giá cả phù hợp để tiết kiệm chi phí sinh hoạt trong đời sống hàng ngày.
Xu hướng tiêu dùng sau covid của mọi người đã thay đổi
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng với đó là các quyết định giãn cách của nhà nước đã làm thay đổi hành vi và thói quen tiêu dùng của người dân.
Có đến 81% người tiêu dùng sẽ tiếp tục cơ cấu lại ngân sách chi tiêu trong năm 2021 và 66% trong số họ đã thay đổi thói quen mua sắm của mình. Người tiêu dùng ngày càng tập trung vào việc phù hợp hóa chi tiêu và luôn kiểm soát số tiền của mình.
Người tiêu dùng ngày càng có yêu cầu khắt khe hơn về sự tiện lợi. Với họ, việc mua sắm thông minh không chỉ là hợp lý hóa số tiền mà còn về mặt tiết kiệm thời gian và công sức. Họ muốn tất cả nằm trong sự kiểm soát của mình, việc mua sắm phải được diễn ra một cách nhanh chóng, tiện lợi và an toàn.
Xu hướng tiêu dùng sau Covid các mặt hàng thiết yếu tăng cao hơn bao giờ hết
Mua sắm trực tuyến và việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử đang mang đến cho người dân khả năng tiếp cận 24/7. Có đến 64% người tiêu dùng cho biết, họ vẫn tiếp tục mua sắm online kể cả khi đại dịch Covid-19 không còn nữa.
Việc mua sắm trực tuyến thường được thông qua các phương tiện như thiết bị di động, máy tính bảng, PC,…Trong đó, việc mua sắm trên thiết bị di động hoặc điện thoại thông minh được yêu thích hơn cả và dần trở thành xu hướng tiêu dùng sau Covid của người dân.
Xu hướng tiêu dùng của người dân qua các sàn thương mại điện tử có sự chuyển dịch rõ nét từ các mặt hàng xa xỉ sang các mặt hàng thiết yếu. Có thể thấy trong năm 2021, tiêu dùng cho du lịch và giải trí giảm từ 64% xuống còn 53%. Tiêu dùng cho các dịch vụ thiết yếu như thiết bị gia đình, chăm sóc cá nhân, chăm sóc nhà cửa, thực phẩm – đồ uống và công nghệ đều tăng cao so với năm 2020.
Xu hướng tiêu dùng sau covid ảnh hưởng tới mức độ thường xuyên sử dụng các kênh mua sắm
Do những tác động liên quan đến đại dịch Covid-19, xu hướng tiêu dùng sau covid cho biết dù dự kiến sẽ quay trở lại mua sắm ở những cửa hàng truyền thống, tuy nhiên 73% người tiêu dùng sẽ không ở lại lâu trong cửa hàng. 65% người tiêu dùng vẫn còn lo lắng về việc tiếp xúc với người khác. Thậm chí, một số người mua còn không muốn vào cửa hàng để mua sắm.
Khoảng 1/3 người tiêu dùng cho biết họ sử dụng thiết bị di động để tìm so sánh giá cả hoặc lên các sàn thương mại điện tử để tìm sản phẩm trong khi mua sắm. Ngoài ra, hơn 70% người tiêu dùng nhận xét rằng họ sẽ không ở lại các cửa hàng không có đủ các mặt hàng mà họ có nhu cầu. Gần 50% người tiêu dùng cho rằng các cửa hàng truyền thống hay hết hàng dẫn tới việc họ sẽ không mua tại các cửa hàng.
Tiếp theo, 58% người tiêu dùng cho biết việc tra cứu thông tin trên điện thoại di động nhanh hơn khi hỏi nhân viên của cửa hàng. 64% nhân viên của cửa hàng đồng ý với ý kiến này, khiến các nhà bán lẻ truyền thống không biết rằng khách hàng đang có xu hướng mua hàng qua thương mại điện tử hoặc các trang web bán hàng trực tuyến, có thể từ đối thủ cạnh tranh, trong khi họ vẫn đang ở trong cửa hàng.
Giải pháp cho doanh nghiệp trước xu hướng tiêu dùng sau Covid của người dân
Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần nắm bắt được xu hướng tiêu dùng sau Covid của người tiêu dùng. Theo đó, giải pháp đa kênh O2O (Online to offline hay offline to online) cùng với bài toán kết hợp giữa chiến lược chuyển đổi số và duy trì cửa hàng truyền thống để gia tăng trải nghiệm khách hàng được coi là giải pháp hữu hiệu cho các doanh nghiệp hiện nay.
Hợp kênh hay đa kênh đang dần trở thành một điều cần thiết để các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội mang hàng hóa, sản phẩm của mình tới với người tiêu dùng.
Chiến lược chuyển đổi số, mở rộng thêm các cửa hàng trực tuyến giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm, truy xuất thông tin để giải đáp được các thắc mắc của bản thân một cách nhanh nhất. Với xu hướng người tiêu dùng sẽ mua sắm trên cả 2 kênh offline và online, các doanh nghiệp cần có giải pháp hợp kênh để tối ưu hóa nguồn lực và phục vụ khách hàng một cách liền mạch.
Giải pháp nào cho doanh nghiệp đi đôi với xu hướng tiêu dùng sau Covid?
Đối với các khách hàng có xu hướng tiêu dùng sau covid thường xuyên mua sắm trực tuyến, doanh nghiệp cần cung cấp các công cụ có thể giúp họ dễ dàng tìm kiếm được các lợi ích tại cửa hàng. Các lợi ích như các chia sẻ, đánh giá của khách hàng đã trải nghiệm hoặc tìm kiếm và so sánh giá cả, các chương trình khuyến mãi, thông tin về sản phẩm và nhà cung cấp.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm trí tuệ nhân tạo để giúp khách hàng mua sắm thuận tiện hơn thông qua việc chỉ cần 1 cú click là có thể mua được hàng hóa trong các lần mua tiếp theo. Giải pháp đề xuất dựa trên thói quen, nhu cầu, đặc điểm nhân khẩu học và cách sử dụng của khách hàng giúp họ cảm thấy thuận tiện hơn trong việc mua sắm.
Theo dữ liệu phân tích của NielsenIQ năm 2020, top 3 dịch vụ được xu hướng tiêu dùng sau covid sử dụng phổ biến nhất khi thanh toán bằng ví điện tử đó là: mua sắm trực tuyến chiếm 82%, thanh toán hóa đơn chiếm 67% và nạp tiền điện thoại di động chiếm 42%. Chắc chắn rằng, thanh toán không dùng tiền mặt đang trở thành xu thế mới vì nó mang đến cho người mua trải nghiệm thanh toán an toàn, nhanh chóng và thuận tiện. Từ đó cho phép khách hàng lựa chọn được các hình thức thanh toán phù hợp, giảm nhu cầu tiếp xúc vật lý tại cửa hàng.