Xu hướng tiêu dùng hậu covid của con người có sự thay đổi như thế nào?

 Xu hướng tiêu dùng hậu covid của con người có sự thay đổi như thế nào?

Giai đoạn hậu covid ghi nhận những thay đổi như thế nào về cách thức tiêu dùng của con người? Hãy cùng cập nhật một số thay đổi cũng như dự báo xu hướng tiêu dùng hậu Covid thông qua những thông tin dưới đây nhé! 

Những thay đổi về xu hướng tiêu dùng hậu Covid 

Xu hướng của người tiêu dùng sẽ thay đổi như thế nào? 

2 – 3 năm của đại dịch Covid 19 làm thay đổi nhiều mặt trong đời sống. Do đó vấn đề việc làm, thu nhập, chi tiêu, đầu tư của người dân chắc chắn sẽ gặp nhiều xáo trộn. Xu hướng tiêu dùng hậu Covid chung sẽ là hướng tới việc chi những khoản thực sự cần thiết và ưu tiên việc tiết kiệm. 

Tác động của dịch Covid tới xu hướng tiêu dùng ngành F&B tại Việt Nam 

Theo một khảo sát tại 10 nước châu Á – Thái Bình Dương được thực hiện bởi Backbase, tỉ lệ người dân Việt Nam cảm thấy thoải mái hoặc kiểm soát được tình trạng tài chính nằm vị trí thấp nhất trong 10 nước. Cụ thể, chỉ có khoảng 28% người cảm thấy thoải mái về tình trạng tài chính cá nhân, khoảng 45% người có thể kiểm soát được tình trạng tài chính. Và đặc biệt, số liệu về người không biết các kiểm soát vấn đề tiền bạc tại Việt Nam cao nhất trong 10 nước tham gia khảo sát. 

Và ngay lập tức, nắm được nhu cầu thiết yếu của khách hàng, ứng dụng ngân hàng số Übank từ VPBank đã ra mắt và trở thành ứng dụng ngân hàng số tiêu phòng giúp khách hàng trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng dịch vụ chi tiêu tiền bạc từ ngân hàng. Với phương châm “Bank less, Get more, cụ thể, khách  hàng không cần phải sử dụng quá nhiều ứng dụng ngân hàng, ứng dụng tiết kiệm, hay các loại ứng dụng ví điện tử, ứng dụng vay nhanh cùng một lúc; mà  vẫn có thể sinh lời, chi tiêu, nhận khoản vay, và quản lý tài chính dễ dàng. 

Những xu hướng tiêu dùng hậu Covid 

Từ thời điểm tháng 6.2021 đến tháng 12.201, mọi người tập trung mua sắm các loại mặt hàng thiết yếu. Mỗi cá nhân, gia đình sẽ định nghĩa “hàng hóa thiết yếu” khác nhau. 

Các mặt hàng thiết yếu chiếm ưu thế trong giỏ hàng của người tiêu dùng nhất 

Thương mại điện tử: Mua sắm trên các kênh thương mại điện tử được ưa chuộng hơn. Người dùng dễ dàng quản lý chi tiêu, dễ dàng so sánh giá và họ có nhiều thời gian để cân nhắc – lựa chọn. Chưa hết, nếu ở các cửa hàng offline, khi “cho hàng vào giỏ hàng” thì bạn phải mua. Còn khi mua hàng online, kể cả khi bạn cho hàng vào giỏ hàng, nếu cảm thấy không ổn, bạn có thể dễ dàng bỏ hàng ra và không mua nữa. Các kênh bán hàng thông qua mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Zalo hay Instagram đã ghi nhận những bước tiến nhảy vọt. Các kênh social này chiếm khoảng 50% tỷ trọng trong mảng TMĐT. 

Một xu hướng tiêu dùng nữa đang diễn ra nữa là người dân Việt Nam có xu hướng down trade và up trade ở một vài ngành hàng. Cụ thể như sau: 

Down trade: Đây là một xu hướng không mới và đã xuất hiện khá lâu và có tác động trên một vài ngành. Ví dụ, ở ngành homecare (ngành chăm sóc nhà cửa), người tiêu dùng Việt thuở trước chỉ tin dùng Omo hoặc Ariel. Tuy vậy, các nhãn hàng ít nổi tiếng như Saigon Coop cũng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. 

Người tiêu dùng có cái nhìn cảnh giác hơn với các đợt giảm giá của các nhãn hàng. Các nhãn hàng nào đó giảm 80% đến 90%, khách hàng cũng không vội lao vào ngay để mua hay chốt hàng. Họ thực sự cẩn trọng và suy xét về giá trị thật của sản phẩm trước khi mua hàng. .

Up trade: Các sản phẩm F&B được quan tâm nhiều hơn trong tháp chi tiêu. Người tiêu dùng Việt có xu hướng cắt giảm tiêu dùng cho nhiều lĩnh vực, nhưng sẽ tăng chi tiêu cho từng bữa ăn. Vì vậy, dự báo trong thời gian tới, mảng F&B sẽ có có cơ hội phát triển tốt. 

Mua sắm đa kênh: Đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, mua sắm đa kênh đã trở thành thói quen của nhiều người. Họ tận dụng các kênh mua sắm từ FB, Tiktok, Zalo, Webiste,… để tận hưởng cảm giác mua sắm thuận tiện nhất. 

Tính có sẵn: Thời điểm khan hiếm hàng hóa do tâm lý mua dự trữ trong giai đoạn “ai ở đâu ở yên đó” khiến tâm lý người tiêu dùng không còn quá kén chọn thương hiệu hay chủng loại sản phẩm như trước kia nữa. Nhãn hiệu gì cũng được miễn sao đảm bảo nhu cầu của người mua. 

So sánh số liệu tiêu dùng mặt hàng tiêu dùng nhanh giữa kênh truyền thống và kênh hiện đại 

Xu hướng tích trữ bằng các sản phẩm size lớn: Trong giai đoạn đỉnh điểm của Covid, người Việt bắt buộc phải mua tích trữ số lượng lớn, Tuy vậy, xu hướng tiêu dùng hậu Covid đã quay trở về thói quen tiêu dùng cũ – mua đủ, dùng đủ, hết hàng sẽ chạy ra chợ, siêu thị để mua bổ sung. 

Mua theo combo: Người tiêu dùng cũng quan tâm đến hình thức mua combo để tiết kiệm chi tiêu. Và các doanh nghiệp cũng có thể tận dụng cơ hội này để đưa ra các combo nhiều sản phẩm cùng ngành hàng. 

Khi đã trở về thực trạng bình thường mới, xu hướng tiêu dùng hậu Covid ít nhiều cũng có những thay đổi. Về phía doanh nghiệp, họ cần cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng xuyên suốt hành trình thông qua các phương thức liên quan đến sản phẩm và dịch vụ sản phẩm như cung cấp sản phẩm thông qua các kênh số, cải thiện dịch vụ hậu mãi, triển khai giá tốt và ưu đãi trên các kênh số,… 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm