Cập nhật báo cáo ngành bán lẻ 2021 

 Cập nhật báo cáo ngành bán lẻ 2021 

Những số liệu về báo cáo ngành bán lẻ 2021 có gì đáng chú ý? Những khó khăn từ dịch bệnh Covid trong năm 2021 là không thể tránh khỏi. Vậy năm 2021 đã có những biến động nào? Xu hướng năm 2022 sẽ được dự đoán ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông tin về báo cáo ngành bán lẻ năm 2021 trong bài viết này nhé! 

Báo cáo ngành bán lẻ 2021 – Giai đoạn thích nghi với dịch bệnh Covid 19 

Ngành bán lẻ có những thay đổi nào trong năm 2021? 

Năm 2021 ghi nhận làn sóng Covid lần 4 gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, và trong đó dĩ nhiên có bao gồm cả các hoạt động của các đơn vị bán lẻ. Theo báo cáo ngành bán lẻ năm 2021, số liệu ghi nhận từ Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, đã có đến 33.000 doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ và sửa chữa rút lui khỏi thị trường năm 2021. Tuy vậy, số lượng các doanh nghiệp này được đánh giá là có quy mô nhỏ và phải chịu ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội. 

Số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, Bán lẻ và dịch vụ chịu nhiều ảnh hưởng xấu trong năm 2021 (đặc biệt là ở quý III), GDP ghi nhận toàn ngành tăng trưởng âm 28,1%. 

Nguồn ảnh: Sapo 

Tuy vậy, sau gần 2 năm chống chọi với dịch Covid 19, các đơn vị bán lẻ đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm và có biện pháp ứng phó hiệu quả trong ngành bán lẻ. Cụ thể: Sử dụng quy trình vận hành mới, triển khai các kênh bán hàng thay thế hoặc bán hàng đa kênh. Trong số đó, một trong những giải pháp được các nhà bán lẻ năm 2021 ưu tiên nhất chính là đẩy mạnh việc bán hàng trên các trang thương mại điện tử hoặc nền tảng trực tuyến, cụ thể, việc chuyển đổi kinh doanh từ offline sang online chiếm 72,8% (tăng 9% so với năm 2020). 

Nguồn ảnh: Sapo 

Một trong những đặc điểm thay đổi để thích nghi với giãn cách xã hội nữa đó là sự chuyển dịch hình thức thanh toán. Các hình thức giao dịch dưới dạng chuyển khoản đã vượt lên trên tiền mặt và trở thành phương thức thanh toán được nhiều người sử dụng phổ biến nhất tại các cửa hàng ăn uống, cafe, bán lẻ (36,5%). Đây cũng là hình thức được chấm điểm cao nhất về mức độ dễ sử dụng, đối soát.

Nguồn ảnh: Sapo 

Dự đoán những thay đổi lạc quan cho ngành bán lẻ năm 2022

Cuối năm 2021, chỉ đạo của Nhà nước về việc phủ rộng vắc xin chống Covid 19 cùng các chính sách kích cầu, Việt Nam dần kiểm soát được dịch bệnh và thích nghi dần với trạng thái bình thường mới. Các nhu cầu tiêu dùng dần trở nên ổn định, tăng trưởng trở lại. Ngành bán lẻ được dự đoán hứa hẹn đem lại triển vọng tươi sáng hơn trong năm 2022. 

Theo một số khảo sát, có đến 46,7% các nhà bán lẻ tin tưởng rằng thị trường bán lẻ sẽ được phục hồi, 14,5% các nhà bán lẻ kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022.

Đồng thời, cũng trong năm 2022, các xu hướng như chuyển đối số, đa dạng các kênh bán hàng hay tập trung phát triển mạng lưới kinh doanh trực tuyến cũng được chú ý hơn. Đặc biệt, chiến lược bán lẻ – ưu tiên các khách hàng cá nhân lên hàng đầu cũng được chú trọng. Các nhà bán lẻ tiếp tục tối ưu hóa các trải nghiệm khách hàng cá nhân để giữ nhân và tạo được lợi thế tốt khi chiếm lĩnh thị trường. 

Bên cạnh những đánh giá tích cực thì vẫn có khoảng 9,4% các nhà bán hàng bi quan về tình hình kinh doanh trong năm 2022. Những tác động xấu của dịch bệnh, giãn cách xã hội tiếp tục gây khó khăn cho ngành bán lẻ, ngành dịch vụ… Đặc biệt là khi biến thể mới Omicron tác động làm chậm quá trình phục hồi kinh tế.

Trên đây là một vài thông tin báo cáo ngành bán lẻ năm 2021 và đánh giá về ngành, cũng như dự đoán xu hướng trong năm 2022. Bạn đọc hãy cùng theo dõi các thông tin được Good Good update trong các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé. 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm