Ngành gia dụng tại thị trường Việt Nam – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
Cập nhật báo cáo ngành chăn nuôi 2021, số liệu thống kê chi tiết nhất
Nội dung bài viết :
Trong năm 2021 vừa qua, ngành chăn nuôi phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi vừa bị ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 vừa phải phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc và gia cầm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi bị chững lại, giá thức ăn chăn nuôi liên tục gia tăng trong khi giá bán giảm khiến người chăn nuôi gặp nhiều trở ngại. Báo cáo ngành chăn nuôi 2021 dưới đây sẽ thể hiện đầy đủ các con số thống kê các loại gia súc và gia cầm.
Báo cáo ngành chăn nuôi 2021 – tình hình chung
Theo bộ NN&PTNT, ước tỉnh tổng số lợn của cả nước tính đến hết năm 2021 tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng trong cả năm 2021 đạt 4.180,2 nghìn tấn, tăng 13,9% so với kế hoạch và tăng 3,6% so với năm 2020.
Tổng số gia cầm của cả nước trong năm 2021 tăng khoảng 2% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng trong cả năm 2021 đạt 1.940,9 nghìn tấn, tăng 25,9% so với kế hoạch và tăng 2% so với năm 2020. Trong khi đó sản lượng trứng gia cầm trong cả năm theo ước tính đạt gần 17,5 tỷ quả, tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ chăn nuôi cả năm 2021 ước đạt 434 triệu USD, tăng 2,1% so với năm trước. Trong đó, riêng xuất khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 111 triệu USD, xuất khẩu thịt hơi và các phụ phẩm dạng thịt sau khi giết mổ ước đạt 116 triệu USD.
Giá trị nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi cả năm 2021 đạt 3,4 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm 2020. Trong đó, riêng giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 1,2 tỷ USD, nhập khẩu thịt và các phụ phẩm dạng thịt sau khi giết mổ đạt 1,4 tỷ USD.
Báo cáo ngành chăn nuôi 2021 – xét theo từng loại vật nuôi
Tuy bị ảnh hưởng bởi nhiều lý do khác nhau nhưng nhìn chung số lượng và sản lượng các sản phẩm từ chăn nuôi vẫn tăng trưởng đều.
Đối với chăn nuôi trâu, bò
Trong năm 2021, tình hình chăn nuôi trâu bò bị ảnh hưởng bởi dịch Viêm da nổi cục. Dịch bệnh này ở đàn trâu, bò hiện đã được kiểm soát nhưng nguy cơ bùng phát vẫn còn khá cao.
Sản lượng chăn nuôi trâu bò năm 2021 giảm đáng kể so với năm 2020
Theo TCTK (Tổng Cục Thống Kê) ước tính tổng đàn trâu của cả nước trong năm 2021 giảm khoảng 3% so với năm 2020, tổng số đàn bò tăng khoảng 1,3% so với năm 2020.
Đối với chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta năm 2021 cũng gặp nhiều khó khăn. Tại khu vực miền Nam, do chi phí sản xuất tăng, khâu lưu thông bị gián đoạn dẫn đến nhu cầu thị trường giảm và lượng vật nuôi tồn đọng trong chuồng cao, tăng nguy cơ thua lỗ.
Chăn nuôi gia cầm trong năm 2021 gặp nhiều khó khăn
Theo ước tính của Tổng Cục Thống Kê, tổng số gia cầm cả nước trong năm 2021 tăng 2% so với năm 2020.
Đối với chăn nuôi lợn
Ngành chăn nuôi lợn tiếp tục gặp khó khăn khi giá bán lợn hơi giảm nhưng giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng. Trong bối cảnh nhiều yếu tố khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ thua lỗ dẫn đến tâm lý người nuôi lo ngại, không dám tái đàn.
Báo cáo ngành chăn nuôi 2021 cho thấy dịch bệnh đã mang lại những bất lợi
Theo ước tính của Tổng Cục Thống Kê, tổng đàn lợn của cả nước trong năm 2021 tăng 3% so với năm 2020.
Những khó khăn ngành chăn nuôi 2021 gặp phải
Trong năm 2021, ngành chăn nuôi của cả nước đối mặt với nhiều khó khăn như:
- Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, tác động tới nhiều mặt của kinh tế, xã hội và đời sống, làm ảnh hưởng tới các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng tới việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi.
- Dịch bệnh trên động vật có nhiều nguy cơ tiềm ẩn và bùng phát. Các loại dịch bệnh có nhiều rủi ro nhất là dịch tả lợn Châu Phi, virus H5N8, H5N6,… trên gia cầm, bệnh viêm da nổi cục trên bò, trâu.
Trước những tình hình với nhiều biến động khó khăn, các chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cần có những biện pháp mạnh nhằm hỗ trợ thu mua các sản phẩm chăn nuôi đang tồn đọng. Đồng thời, kích cầu tiêu dùng và kiểm soát giá thức ăn chăn nuôi. Dần dần từng bước quy hoạch lại sản xuất, kiểm soát đầu vào nguyên liệu nhập khẩu, các khâu trung gian từ sản xuất tới tiêu dùng. Thêm vào đó, triển khai các chính sách hỗ trợ người dân chăn nuôi tái đàn, từ đó ổn định sản xuất để đảm bảo nguồn cung ứng gia súc và gia cầm cho dịp Tết Nguyên Đán năm sau.