Top 10 xu hướng thực phẩm chức năng

 Top 10 xu hướng thực phẩm chức năng

Bản chất của TPCN có nguồn gốc thiên nhiên tốt cho sức khỏe

Theo số liệu thống kê từ tin tức R&D cho biết, doanh số bán hàng thực phẩm tự nhiên có lợi cho sức khỏe trên toàn thế giới đạt được 253 tỷ đô la trong năm 2017; thực phẩm chức năng và tăng cường đạt tổng cộng 247 tỷ đô la (Theo số liệu của Euromonitor năm 2018).

Những con số này cho thấy sự tăng trưởng một cách vượt bậc trong ngành F&B từ ý thức về sức khỏe của con người mang lại. Vậy đâu là những xu thế mới cho thực phẩm đặc trưng phục vụ sức khỏe con người trong tương lai?

1. Thực phẩm cung cấp dinh dưỡng nhanh

Hiện nay, nhu cầu tìm kiếm những biện pháp nhanh chóng và dễ dàng để đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh đang tăng cao. Các chất dinh dưỡng tăng cường, đồ ăn nhẹ, các loại kẹo dẻo giàu dinh dưỡng tự nhiên (ví dụ như các loại hạt) đang nhận được rất nhiều sự chú ý.

Hai phần ba (65%) người trưởng thành tìm kiếm thực phẩm và đồ uống có bổ sung vitamin và khoáng chất. 63% đã bắt đầu hình thành thói quen bổ sung thêm chất xơ và 60% tìm kiếm thêm các thực phẩm giàu protein.

Bột dinh dưỡng thể thao và protein dự kiến ​​sẽ đạt doanh thu 5,4 tỷ USD, tăng 6,6% trong năm 2018 (NBJ 2018). Thức uống chức năng là mặt hàng thực phẩm tăng trưởng nhanh nhất trong hai năm qua.

Ngoài hỗ trợ dinh dưỡng nói chung, 56% người tiêu dùng mua những sản phẩm sữa lắc dinh dưỡng cho việc bổ sung protein, 36% mua thực phẩm dành cho mục đích giảm cân, 23% dành cho việc tăng hiệu suất thể thao, 21% dành cho các thành phần siêu thực phẩm và 16% dành cho việc cải thiện những tình trạng sức khỏe cụ thể khác.

Trong năm 2017, 76% người trưởng thành đã có thói quen sử dụng thực phẩm chức năng, đạt mức cao nhất trong lịch sử (Theo CRN 2017). Doanh thu bổ sung đạt đến 49 tỷ USD, tăng 6,2%, và được thúc đẩy nhờ sự tăng cao trong nhu cầu sử dụng của thế hệ trưởng thành sau này (NBJ 2018).

2. Thực phẩm phục vụ cho hoạt động và thể hình

Một khảo sát nhân khẩu học về những người tiêu dùng hay vận động, thường kết hợp việc tập thể dục vào thói quen hàng ngày của họ, cho thấy, họ đã góp phần tăng doanh thu ngành dinh dưỡng thể thao lên đến 42 tỷ đô la Mỹ.

4/10 người thực hiện việc quản lý chế độ ăn uống của họ để đảm bảo năng lượng nhằm duy trì các hoạt động hằng ngày (Theo Hartman 2016). 37% người trưởng thành tiêu thụ đồ uống phục vụ cho thể thao; 13% sử dụng nước tăng lực; và 4% sử dụng các loại thức uống tăng lực khác (Theo Packaged facts 2017).

Doanh số bán đồ thể thao và nước tăng lực dự kiến ​​đạt 23 tỷ USD trong năm 2018, tăng 5%; đồ uống thể thao tác dụng mạnh sẽ đạt 928 triệu USD, tăng 15% (NBJ 2018).

3. Các thực phẩm giàu chất béo

Sau nhiều thập kỷ nằm trong danh sách những thực phẩm “thiếu lành mạnh”, thì những thực phẩm chứa nhiều chất béo bao gồm bơ, sữa,…đã quay trở lại trong chế độ ăn hằng ngày. Chế độ ăn kiêng giảm cân giàu chất béo (ví dụ như chế độ ăn Keto và Paleo) đang góp phần vào xu hướng này.

Minh chứng điều này cho thấy, doanh số sữa nguyên chất đã tăng 4% lên 4,8 tỷ đô la trong năm 2017 (Theo Canning 2018). Trong đó, tỷ lệ người thích những loại sữa chua bình thường và đủ chất béo tăng lên 48% vào năm ngoái (Theo Packaged Facts  2018).

4. Thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên

Bản chất của TPCN có nguồn gốc thiên nhiên tốt cho sức khỏe

Các loại thực phẩm nhãn sạch và phong trào sử dụng thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên đã bắt đầu trở nên phổ biến; 53% người tiêu dùng nói rằng họ quan tâm đến việc loại trừ các thành phần không mong muốn ra khỏi thực phẩm hơn là việc thêm vào các thành phần có lợi cho sức khỏe (Nielsen 2017).

5. Xu hướng theo dõi sát sao chế độ ăn uống

Một nửa số người Mỹ đang có xu hướng theo dõi chế độ ăn uống của họ một cách tỉ mỉ hơn. Trong đó, có 65% những người từ 65 tuổi và chỉ có 38% những người ở độ tuổi 18 đi theo xu hướng này. Một phần ba người trưởng thành trên 45 tuổi có xu hướng giảm cân nhiều hơn so với 20% những người ở độ tuổi 35 hoặc trẻ hơn (Packaged Facts 2018a).

69%, tương đương 157 triệu người Hoa Kỳ bị thừa cân; một phần ba tương đương 82 triệu người bị béo phì (AHA 2018). Hai mươi tám phần trăm người tiêu dùng đã cố gắng giảm cân bằng cách ăn kiêng vào năm 2017 tại Mỹ (Packaged Facts 2017e).

6% người tiêu dùng ở Hoa Kỳ theo chế độ ăn chay vào năm 2017; 3% cho biết họ là người ăn thuần chay (Nielsen 2017d). 18% có chế độ ăn không thịt một cách thường xuyên (FMI 2018).

7% người mua thực phẩm đã tìm kiếm các sản phẩm không có gluten trong năm 2017. Những thế hệ trung tuổi và những người từ 72 tuổi trở lên thường có xu hướng lựa chọn thực phẩm này (FMI 2017).

Trên đây là top 5 xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng mà tin tức R&D đã tổng hợp được. Vậy còn 5 xu hướng nữa là gì? Mời bạn đón đọc phần 2 để có một cái nhìn toàn diện hơn về ngành thực phẩm chức năng của Mỹ nhé!

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm