Tổng quan và xu hướng thị trường Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023

 Tổng quan và xu hướng thị trường Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023

Thương mại điện tử đã trở thành xu hướng bùng nổ trong những năm gần đây. Vậy trước tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường này liệu có đang đứng vững? Cùng Goodgood tìm hiểu tổng quan và xu hướng thị trường Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 trong bài viết dưới đây.

Tổng quan thị trường thương mại điện tử năm 2023

Sự nổi trội của sàn và mạng xã hội

Sau hai năm đại dịch Covid-19 nền kinh tế nước ta cũng như thương mại điện tử bước vào năm 2022 với nhiều tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên, những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cùng với nhiều yếu tố bất lợi trong nước đã tác động tiêu cực tới sự phát triển của kinh tế và thương mại nước ta, đặc biệt là những tháng cuối năm và kéo dài sang năm 2023. 

Tuy nhiên, tiếp tục hai làn sóng tăng trưởng trước đó, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ước tính thương mại điện tử nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022 GDP nước ta tăng 8,0%. Trong đó, khu vực dịch vụ được khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng 10,0%. Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao: ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,2%; ngành vận tải kho bãi tăng 12,0%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 40,6%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,0%; ngành thông tin và truyền thông tăng 7,8%. 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 ước đạt 5.680 nghìn tỷ đồng với mức tăng trưởng 19,8%, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15,6%.

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ước tính năm 2022 quy mô giao dịch thương mại điện tử bán lẻ chiếm khoảng 8,5% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Xét riêng lĩnh vực bán lẻ hàng hoá, năm 2022 tỷ lệ bán lẻ hàng hoá trực tuyến so với tổng mức bán lẻ hàng hoá khoảng 7,2%, cao hơn tỷ lệ tương ứng 6,7% của năm 2021.

Sang năm 2023, theo ước tính của Tổng cục Thống kê, ba tháng đầu năm tổng sản phẩm trong nước tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.505,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 10,3%. Hai ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh nhất là dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 26,0%, ngành bán buôn và bán lẻ tăng 8,1%.

Như vậy, thương mại điện tử tiếp tục là một trong những lĩnh vực kinh tế sáng nhất, tăng trưởng nhanh và ổn định nhất.

Tổng quan và xu hướng thị trường Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2023
Tổng quan và xu hướng thị trường Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2023

Chất lượng website và ứng dụng di động ngày càng cao

Theo khảo sát, tỷ lệ các doanh nghiệp có website và ứng dụng di động không thay đổi nhiều. Một trong các nguyên nhân có thể là số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể trong năm 2022 và kéo dài tới hết quý một năm 2023 rất cao. Mặc dù website và ứng dụng di động có ý nghĩa kinh doanh lâu dài và nâng tầm thương hiệu nhưng doanh nghiệp mới thành lập và hộ kinh doanh có thể ưu tiên kinh doanh trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội.

Tuy nhiên, tỷ lệ các website tích hợp các tính năng tương tác trực tuyến với khách hàng đã đạt tỷ lệ 78%, đồng thời trong hai website có tương tác trực tuyến với khách hàng thì có một sử dụng chatbot tự động. Đáng chú ý là năm 2022 tỷ lệ website có phiên bản di động đã lên tới 22%. Bên cạnh website, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng ứng dụng di động phục vụ kinh doanh cũng tăng đều qua các năm và trong số ba ứng dụng di động thì có hai ứng dụng hỗ trợ đầy đủ hoạt động mua sắm của khách hàng.

Tuy chất lượng các website tăng lên nhưng các doanh nghiệp vẫn đánh giá bán hàng trên mạng xã hội và sàn thương mại điện tử đạt hiệu quả cao hơn. Điều này phản ảnh thực tế là ngoài chức năng giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm, thương hiệu thì để duy trì được website tích hợp đầy đủ các chức năng bán hàng, thanh toán, giao hàng… là không đơn giản. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, cứ hai doanh nghiệp có website thì một doanh nghiệp cho rằng website mang lại hiệu quả cao. Có thể các doanh nghiệp này đã dành nguồn lực vận hành website cao hơn các doanh nghiệp kinh doanh nội địa.

Chất lượng website và ứng dụng di động ngày càng cao
Chất lượng website và ứng dụng di động ngày càng cao

Xu hướng của thị trường Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023

Hướng tới phát triển thương mại điện tử bền vững

Đại dịch Covid-19 trong hai năm 2021 – 2022 đã góp phần tạo ra hai Làn sóng tăng trưởng kinh doanh trực tuyến ở Việt Nam. Tác động của hai làn sóng này tiếp tục lan tỏa sau khi đại dịch cơ bản được kiểm soát. Bên cạnh sự mất cân bằng giữa các địa phương, sự tăng trưởng nhanh của thương mại điện tử đã nhanh chóng bộc lộ nhiều yếu tố khác cản trở sự phát triển bền vững. Đặc biệt là những tác động xấu từ các hoạt động của thương mại điện tử tới môi trường.

Các đơn vị báo chí và truyền thông đã nhanh chóng nhận ra tác động tiêu cực này và đã có nhiều tin bài phản ánh những tác động cụ thể, rõ ràng của việc sử dụng quá mức bao bì không thân thiện môi trường, các túi, bao, chai lọ nhựa… chậm phân huỷ trong mua sắm trực tuyến tại Việt Nam. Thậm chí, đơn vị truyền thông của một tỉnh có quy mô thương mại điện tử trung bình như Vĩnh Phúc cũng nhận thấy rõ mức độ tác hại tới môi trường từ hình thức kinh doanh này.

Phát triển thương mại điện tử bền vững ngày càng được chú trọng
Phát triển thương mại điện tử bền vững ngày càng được chú trọng

Nhiều doanh nghiệp đã có hoạt động hướng tới phát triển thương mại điện tử bền vững

Một số doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến đã có những hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số và thương mại điện tử bền vững. Chẳng hạn, trong thời gian gần đây, Lazada đã thực hiện đa dạng các hoạt động hướng tới phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. 

Cụ thể, năm 2022 Lazada đã công bố Báo cáo Tác động Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG). Mới đây, Lazada đã đã phát hành Cẩm nang “Đóng gói hàng hoá hiệu quả, thân thiện với môi trường” dành cho nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử nhằm khuyến khích các thông lệ tốt, thân thiện với môi trường.

Cẩm nang này đưa ra những lời khuyên hữu ích để các nhà bán hàng thuộc mọi quy mô có thể đóng gói hàng hoá đúng quy chuẩn và hiệu quả, nhằm tiết kiệm nguyên liệu đóng gói, giảm thiểu các rủi ro sai sót, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm thiểu rác thải ra môi trường.

Với kế hoạch đưa 100 xe máy điện đầu tiên vào giao hàng nhằm góp phần giảm phát thải khí carbon, Lazada Logistics đã trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực logistics cho thương mại điện tử tại Việt Nam sử dụng xe điện làm phương tiện giao hàng. Ngoài ra, sàn thương mại điện tử này cũng đã có những hoạt động hợp tác với các thương hiệu nhằm tăng khả năng tiếp cận người tiêu dùng cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, như chiến dịch LazEarth.

Bên cạnh việc mang đến nhiều tiện ích cho người dùng, góp phần gia tăng cơ hội thu nhập của đối tác tài xế, đối tác nhà hàng, thương nhân, Grab cũng triển khai nhiều sáng kiến trong việc thực hiện sứ mệnh Grab: Vì Cộng Đồng của Grab tại Việt Nam nhằm bảo vệ môi trường, phát triển giao thông xanh, hướng tới tạo lập một môi trường bền vững cho tương lai.

Phát triển thương mại điện tử bền vững được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Phát triển thương mại điện tử bền vững được nhiều doanh nghiệp quan tâm

Trên đây là một số thông tin tổng hợp về tình hình và xu hướng thị trường Thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2023. Nhìn chung, lĩnh vực này vẫn đang có những chuyển biến tích cực. Hy vọng trong thời gian tới, sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ và bùng nổ hơn.

Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về thị trường đa lĩnh vực, vui lòng liên hệ Goodgood.vn để được tư vấn và hỗ trợ!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://goodgood.vn/

Hotline: 0973 405 082

Email: contact@actgroup.com.vn

Địa chỉ: Số 27, Ngõ 16 Hoàng Cầu, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm