Ngành gia dụng tại thị trường Việt Nam – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
Tình hình mua sắm cuối năm cận tết 2023 đang có nhiều thay đổi
Nội dung bài viết :
Mỗi dịp tết đến xuân về là nhu cầu mua sắm cuối năm lại tăng cao. Đó cũng là lúc có nhiều biến động trong thị trường kinh doanh nói chung. Bài viết này Goodgood sẽ cập nhật tình hình mua sắm cuối năm cận tết 2023 để các nhà kinh doanh đưa ra những chiến lược bán hàng phù hợp nhất.
Sự bùng nổ của hình thức mua hàng online thay đổi tình hình mua sắm cuối năm cận tết 2023
Báo cáo SYNC Đông Nam Á về thương mại điện tử do Google, Temasek và Bain & Company thực hiện cho thấy vào dịp cuối năm sức mua tăng cao, đây cũng là dịp các sàn TMĐT kích cầu mua hàng qua việc triển khai hàng loạt chương trình ưu đãi, giảm giá thông qua các ngày lễ như giáng sinh, tết dương lịch, 11/11, 12/12…
Khảo sát hành vi tiêu dùng trực tuyến của người dùng khu vực Đông Nam Á của Lazada và Milieu Insight cho thấy, 73% người tiêu dùng Đông Nam Á đã có thói quen thường xuyên mua hàng online, nó giống như một phần trong cuộc sống của họ vậy, trong khi con số này chỉ đạt mức gần 60% vào 2 năm trước.
Nhờ sự tăng trưởng đến 26% của các sàn TMĐT so với cùng kỳ năm ngoái, nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng 28%, từ 18 tỉ USD trong năm 2021 lên 23 tỉ USD. Đây là sự thay đổi lớn trong tình hình mua sắm cuối năm cận tết 2023.
Dựa trên số liệu thu thập được có thể thấy, cứ 10 người sẽ có đến 8 người có thói quen mua hàng online. Điều này có lẽ là bởi sự tiện lợi khi ngồi tại nhà vẫn có thể chốt được đơn hàng và người mua có thể dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về sản phẩm mình quan tâm.
Nhiều ưu đãi mua sắm dịp cuối năm
Đánh giá về nhu cầu mua sắm cuối năm cận tết 2022, quý 4/2022 sẽ là thời điểm mua sắm cao điểm nhất trong năm vì đây là giai đoạn có nhiều lễ hội quan trọng diễn ra. Mọi người sẽ bắt đầu mua hàng nhiều từ khoảng cuối tháng 11 đến đầu tháng 12. Trong đó, một số mặt hàng được dự đoan sẽ bán chạy nhất có thể kể đến như: quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ trang trí…. và cả đồ điện tử.
Dự đoán nhu cầu mua sắm sẽ lên đến đỉnh điểm vào những dịp lễ được tung ra nhiều ưu đãi như: 12/12, 1/1, Giáng sinh, Tết dương lịch… Những ngày này hình thức mua hàng online sẽ rất được ưa chuộng, là “thời điểm vàng” cho các sàn thương mại điện tử cũng như nhà bán hàng.
Nắm bắt được giai đoạn này, chắc chắn sẽ có rất nhiều nhà bán hàng doanh nghiệp/ cá nhân tập trung kinh doanh online. Điều này cũng chi phối trực tiếp đến tình hình mua sắm cuối năm cận tết 2023.
Hình thức thanh toán kỹ thuật số trở nên phổ biến
Trước đại dịch, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam luôn bị phụ thuộc vào tiền mặt, theo thống kê của Merchant Machine. Tuy nhiên thòi gian gần đây, việc thanh toán thẻ hay ví điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Thậm chí có rất nhiều người trẻ hiện nay đi ra đường trong tình trạng “không có tiền mặt”.
Hiện ở Việt Nam đang có 2 hình thức thanh toán kỹ thuật số phổ biến nhất là Cổng thanh toán trực tuyến (VNPay, Ngân lượng, Payoo, Smartlink, OnePay…) và Ví điện tử (Momo, Zalo Pay, Viettel Pay, Moca, ShopeePay…). Đây đều là các nền tảng trung gian được rất nhiều người sử dụng. Chúng cho phép các giao dịch thanh toán được thực hiện một cách nhanh chóng, đơn giản mà không phải mất thêm bất kỳ chi phí nào cho người dùng.
Đây có lẽ là sự khác biệt rõ ràng nhất trong tình hình mua sắm cuối năm cận tết 2023 so với những năm trước. Chúng thay đổi thói quen người dùng và cũng từ đó người bàn cũng thay đổi nhiều về chính sách bán hàng.
Theo thống kê của Kantar Worldpanel và Acclime Việt Nam, dẫn đầu xu hướng tiêu dùng “không tiền mặt” là thế hệ Millennials và Gen Z. Sự phổ biến của thanh toán kỹ thuật số còn nhờ sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Internet và số lượng người dân thuộc tầng lớp trung lưu. Thời đại công nghệ số cuộc sống ngày càng thay đổi theo hướng công nghệ hoá hiện đại hoá, nên chắc chắn càng về sau thói quen tiêu dùng này sẽ càng trở nên thịnh hành hơn.
Xu hướng hàng tết cuối năm 2022 có thay đổi?
Bà Lý Kim Chi – chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM – cho biết các yếu tố tỉ giá, xăng dầu… đang tác động rất lớn đến tình hình mua sắm cuối năm cận tết 2023. Giám đốc kinh doanh của một hệ thống siêu thị cho biết giá nhiều nhóm hàng hóa thiết yếu trong năm 2022 đã tăng từ 15 – 20% so với năm trước.
“Hàng hóa đa dạng, sản lượng khá dồi dào, được chăm chút về mẫu mã, bao bì… do đây là mùa kinh doanh lớn nhất trong năm của các doanh nghiệp ngành thực phẩm”, bà Chi cho biết. (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ).
Ngay từ quý 3-2022, mặt bằng giá thị trường đã có nhiều thay đổi, rất nhiều nhà cung cấp có thị phần lớn trên thị trường thông báo điều chỉnh tăng giá. Do vậy để việc kinh doanh tết được thành công, nhà bán hàng phải biết trữ hàng sao cho đúng và đủ, tránh ôm đồm hoặc mua phải nguồn hàng quá đắt.
Như vậy có thể thấy tình hình mua sắm cuối năm cận tết 2023 có nhiều thay đổi và biến động so với những năm trước. Điều này có thể do đây là cái tết “bình thường mới” đầu tiên sau đại dịch Covid 19. Để biết thêm nhiều thông số cụ thể và có ích hơn, bạn vui lòng liên hệ cho Goodgood để được tư vấn và hỗ trợ.
- Website: https://goodgood.vn/
- Hotline: 0973 405 082
- Email: contact@actgroup.com.vn