Super App và Social Commerce: Xu hướng “bắt” khách hàng tiêu tiền trong vui vẻ

 Super App và Social Commerce: Xu hướng “bắt” khách hàng tiêu tiền trong vui vẻ

social-commercesocial-commerce

Khoa học phát triển hiện đại kết hợp với ảnh hưởng từ  đại dịch Covid-19, đã dẫn đến sự phát triển bùng nổ của các app, thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng trực tuyến. Xu hướng sử dụng app và cộng đồng social commerce đang dần được các cửa hàng, chủ shop, doanh nghiệp ưu tiên sử dụng, thay đổi hành vi mua hàng từ trước đến nay. 

Thị trường thay đổi – doanh nghiệp phải đổi thay

Theo số liệu khảo sát sự thay đổi trong hành vi khách hàng sau đại dịch từ CMO Survey, có đến 83.9% khách hàng đồng ý chi tiêu nhiều hơn trên trực tuyến nhờ những trải nghiệm tốt; 58.5% khách hàng thường nghiên cứu sản phẩm trước khi đưa ra quyết định. Trong khi đó 59.5% khách hàng biết đến thương hiệu trên trực tuyến thông qua các bài review, blog…

social-commerce

Từ con số có thể thấy, mấu chốt của việc chuyển đổi số cuối cùng phải đạt được một số mục tiêu lớn: tăng trải nghiệm khách hàng, giúp họ cảm thấy tiện lợi, vui vẻ hơn khi đưa ra các quyết định mua sắm và sử dụng dịch vụ.

Super App và Social commerce: “Bắt” khách hàng tiêu tiền trong vui vẻ

Ngày nay, từ sàn thương mại điện tử, đến các dịch vụ như tài chính, ngân hàng, du lịch, giải trí… đều đang nỗ lực thay đổi cách mang sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng thông qua nền tảng di động. Không chỉ sử dụng một App cho một mục đích, nhiều doanh nghiệp đã và đang biến App thành Super App, cung cấp rất nhiều tiện ích dịch vụ trong một ứng dụng. Ví dụ như trước đây, chúng ta chỉ biết dùng App Bank dùng để chuyển khoản, tra số dư… thì bây giờ xu hướng mới là khách hàng có thể làm nhiều hơn thế trên một App với sự liên kết từ hàng chục đến hàng trăm doanh nghiệp cùng phục vụ. Đó là Super App, xu hướng sẽ xoay chuyển hoàn toàn kỷ nguyên tiếp thị trên mobile trong những năm sắp tới.

Xu hướng thứ 2 là Social Commerce – Bán hàng qua MXH. Điều này khá quen thuộc trong 5-10 năm trở lại đây. Nhưng đâu là điều mới mẻ? Đó chính là việc sử dụng KOC, một khái niệm mới thay cho định nghĩa KOLs hay Influencer truyền thống trước đó. Cũng giống KOL, KOC là những người có sức ảnh hưởng trên MXH, nhưng khác KOL, KOC có thể tác động trực tiếp đến “hành vi mua sắm” của người dùng thông qua những chia sẻ của mình. Lợi ích mà một KOC mang đến không còn giới hạn ở khía cạnh branding, mà quan trọng hơn là đo đếm được về tiềm năng doanh số bán hàng.

Xem thêm: Làm thế nào để bán hàng trên mạng xã hội mà không bị lố

Những cơ hội cho Social Commerce trong năm 2021

– Tập trung vào các sản phẩm phổ biến và chi phí thấp

Mặc dù mọi người đã dần quen với việc mua hàng trong trên các trang mạng xã hội, đó lại hiếm khi là lý do chính khiến họ online. Mọi người đăng ký Instagram, Facebook hoặc Twitter để ngắm nghía những bức ảnh tuyệt vời, theo dõi và kết nối với bạn bè hoặc xem các tin tức đang phổ biến.

Người dùng mạng xã hội thường dễ bị phân tâm và không muốn đưa ra các quyết định mua hàng lớn ở trên này. Để giúp giảm thiểu rắc rối, hãy khiến cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn bằng cách ưu tiên các sản phẩm giá rẻ mà bạn biết là đã có chất lượng tốt khi phát triển chiến lược Social Commerce của bạn.

– Tạo ra trải nghiệm mua sắm mang màu sắc riêng trên Facebook

Một trong những lợi ích rõ ràng nhất của việc sử dụng Facebook là độ phổ biến và sự lâu đời của mạng xã hội này. Bên cạnh đó, có khả năng cao bạn cũng đã xây dựng sự hiện diện của doanh nghiệp trên nền tảng này, vì vậy nếu bạn quyết định đẩy mạnh Social Commerce thì Facebook sẽ là một lựa chọn tốt để bắt đầu.

Một trong những tính năng tuyệt vời của việc sử dụng Facebook cho Social Commerce là bạn có thể tùy chỉnh thiết kế các gian hàng, từ đó bạn có thể tạo ra trải nghiệm được định hình một cách phù hợp nhất với thương hiệu của mình. Bạn có thể tùy chỉnh phông chữ, màu sắc và hình ảnh, đồng thời tải lên danh mục sản phẩm hiện có từ website của mình:

Facebook Shops cũng cho phép bạn kết nối với khách hàng qua các nền tảng khác thuộc Facebook, nghĩa là bạn có thể kết nối với khách hàng thông qua WhatsApp, Messenger hoặc Instagram.

– Xây dựng một gian hàng đẹp mắt trên Instagram

Theo Instagram, 60% người dùng khám phá được các sản phẩm mới trên nền tảng của họ. Và người dùng nói rằng khi họ được truyền cảm hứng bởi thứ gì đó họ nhìn thấy, họ sẽ ngay lập tức tìm kiếm và mua hàng. Do đó, nếu bạn đã thực hiện bước tạo Cửa hàng trên Facebook, thì bạn cũng nên xem xét thiết lập tính năng Mua sắm trên Instagram (trước tiên bạn cần thiết lập Cửa hàng trên Facebook; Cửa hàng trên Instagram sau đó sẽ lấy dữ liệu từ danh mục sản phẩm trên Facebook).

Với Instagram, nếu bạn có thể khiến cho sản phẩm của mình nổi bật về mặt hình thức trên newsfeeds của người dùng, thì điều này sẽ giúp củng cố đáng kể nhận diện thương hiệu của bạn. Ngoài ra, thẻ mua sắm cũng là một tính năng thú vị. Bạn có thể đánh dấu các sản phẩm từ danh mục của mình trong các nội dung trên stories và newsfeed, cho phép mọi người ngay lập tức xem thêm thông tin về sản phẩm và cách mua hàng.

– Thử nghiệm với chatbots và ‘chat commerce’

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người tiêu dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn khi trải nghiệm mua sắm của họ được cá nhân hóa. Nhưng điều này sẽ khó có thể thực hiện trên quy mô lớn và đặc biệt là trong mạng xã hội, nơi bạn có rất ít quyền kiểm soát.

Một cách để giải quyết thách thức trong việc cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, chính là sử dụng chatbots. Mặc dù chatbots sẽ có những hạn chế tùy vào mức độ chi tiết thuật toán, nhưng chúng vẫn có thể cung cấp những câu trả lời nhanh chóng, đơn giản cho một số thắc mắc cơ bản của khách hàng. Hơn nữa, chúng còn mang lại nhiều lợi ích khác, như giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và góp phần củng cố lòng tin của khách hàng với thương hiệu.

– Hợp tác với các micro-influencers để nâng cao uy tín thương hiệu và khả năng tiếp cận khách hàng

Không có nghi ngờ gì về vô vàn lợi ích thiết thực mà một người có sức ảnh hưởng có khả năng mang lại cho thương hiệu của bạn. Đó là một chiến thuật có thể mang lại lợi ích to lớn cho bất kỳ thương hiệu nào, bất kể quy mô hay ngành nghề. Có ba điểm chính bạn cần lưu ý khi làm việc với những người có sức ảnh hưởng nhằm hỗ trợ chiến lược Social Commerce:

Phù hợp (Association) – kết nối thương hiệu của bạn với danh tiếng phù hợp của người ảnh hưởng

Lan tỏa (Reach) – tận dụng lượng người theo dõi lớn của người ảnh hưởng

Liên kết (Affinity) – tạo sự liên kết rõ ràng và thể hiện nó một cách sáng tạo với người ảnh hưởng

Nếu bạn có thể hình thành một mối quan hệ hợp tác phù hợp, với chi phí hợp lý và hình ảnh thân thiện tự nhiên, thì influencer marketing có thể là một cách tuyệt vời để thu hút nhóm đối tượng mục tiêu của bạn. Và bạn cũng không cần phải luôn chi một đống tiền để áp dụng chiến thuật này.

Với những phân tích trên đây, hy vọng bạn có thêm những định hướng phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp. 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm