Ngành gia dụng tại thị trường Việt Nam – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
Công nghiệp F&B: Hành vi tiêu dùng tại Việt Nam
Nội dung bài viết :
Quỹ chi tiêu của các gia đình Việt chi cho thực phẩm và đồ uống mỗi tháng là 20%. Với tỉ lệ như vậy, thị trường thức ăn và đồ uống không có cồn được dự báo tăng trưởng khoảng 11.6%. Thị trường thực phẩm và đồ uống không có cồn được dự báo tăng 11,6% trong năm 2018-2021 và chạm mốc 40 tỉ Đô La Mỹ (theo công ty nghiên cứu BMI). So sánh với những ngành công nghiệp khác, đây là con số tăng trưởng gần ngang bằng với ngành thức uống có và thuốc lá (11,7%) và cao hơn ngành công nghiệp bơ sữa (9%)
Với 33 triệu dân tầng lớp khá giả và giàu có (1/4 dân số), thị trường tiêu thụ của Việt Nam hứa hẹn sẽ bùng nổ trong thời gian tới theo tập đoàn từ vấn Boston. Ngoài ra, thu nhập của nhóm dân số này được dự báo là sẽ tăng từ 6000 đô la Mỹ đến 15000 đô la Mỹ vào năm 2035, và sẽ gấp đôi ở năm 2050 (theo PWC)
Người Việt thường chi bao nhiêu tiền cho việc ăn ngoài?
Ăn uống ở ngoài nay đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống hiện đại do việc cần thiết cho các mối quan hệ và các cuộc gặp mặt. Theo một báo cáo của Decision Lab, chỉ riêng trong quý 2 năm 2016, số lượng người Việt (không tính trẻ em) đến những nhà hàng tại những thành phố lớn như HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… đã đạt 340 triệu, tương đương với 1,1 tỉ đô la Mỹ doanh thu/quý.
Lượng tiền mà người tiêu dùng Việt chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống bên ngoài tổ ấm phụ thuộc vào nơi họ sống ở đâu. Theo số liệu thống kê của Decision Lab, sô. tiền trung bình cho một bữa ăn của một người dân Việt Nam vào khoảng:
- Hà Nội: 80,327 VND
- Thành phố Hồ Chí Minh: 69.599 VND
- Đà Nẵng: 65.526
Ngoài ra, sự khác nhau về địa điểm ăn uống cũng được nhìn thấy từ sự khác nhau rõ ràng trong chi tiêu của các tầng lớp khác nhau:
- Những nhà hàng sang trọng với đầy đủ dịch vụ (Thai Express, Al Fresco, Gogi, ManWah,…): 265.000 đồng
- Khách sạn 3 sao: 216.000 đồng
- Những nhà hàng phục vụ chủ yếu bia/rượu: 193.000 đồng
- Những nhà hàng nổi tiếng: 84.000 đồng
- Cửa hàng đồ ăn nhanh: 72.000 đồng
- Cửa hàng tiện lợi: 50.000 đồng
- Căn tin: 40.000 đồng
- Thực phẩm đường phố: 35.000 đồng
Thêm nữa, các báo cáo chỉ ra rằng phần lớn thanh thiếu niên Việt Nam có xu hướng dành khoảng 200.000 đồng mỗi tháng cho đồ ăn vặt như kebab, ngô chiên, trà sữa, cà phê tại khu vực mà họ sinh sống.
Thị phần của các hình thức ăn uống khác nhau
Hai loại hình thức ăn uống đóng góp nhiều nhất vào doanh thu và khách hàng là các nhà hàng với đầy đủ dịch vụ đi kèm và các nhà hàng phục vụ nhanh. Sự khác nhau giữa hai loại này: loại hình thứ nhất tương ứng với với mẫu nhà hàng điển hình nơi mà khách hàng được phục vụ tại bàn (trung lưu hay thượng lưu), trong khi loại thứ 2 là khuyến khích khách hàng tự phục vụ, hầu hết đó là những quán cafe, tiệm bánh hoặc các nhà hàng đồ ăn nhanh.
Tỉ lệ của hai hình thức này đóng góp vào doanh thu hàng năm là 72% của cả ngành thực phẩm.
Phần còn lại – 28% thuộc về các quán ăn đường phố, các cửa hàng tiện lợi, căn tin, đồ uống có cồn và các quầy bar khách sạn. Mặc dù Việt Nam nổi tiếng với văn hóa đồ ăn đường phố, bộ phận này chỉ đóng góp thực tế vào ngành là 11%
Những đối tượng nào thường xuyên ăn uống ở ngoài và nỗi lo lắng của họ là gì?
Ăn uống ở ngoài đã trở thành thông thường đối với đàn ông hơn phụ nữ những người mà thích những bữa ăn rẻ và hợp vệ sinh tại nhà. Cụ thể, nhóm tuổi từ 15 đến 35 thường ăn bữa tối ở bên ngoài và 3/4 các lượt đến nhà hàng rơi vào nhóm thu nhập C và D (từ 7,5 triệu đồng đến 30 triệu đồng)
Dẫu cho có nhận thức cao về an toàn về sinh thực phẩm so với các nước lân cận, người tiêu dùng Việt Nam thường không quan tâm đến vấn đề này và chỉ 5% chọn địa điểm ăn uống vì sức khỏe của mình. 50% chú trọng đến sự thoải mái và sự thực tế (đồ ăn ngon và thỏa mãn cá nhân) trong khi 45% quan tâm đến dịch vụ và sự nhiệt tình trong phục vụ.
Lý do đằng sau đó chính là người Việt nghĩ ăn ở hàng quán là để hưởng thụ, để tụ tập, giải trí và đó là điều “hiếm khi” cho nên không có thời gian để lo cho an toàn thực phẩm. Ngoài ra, họ không thể kì vọng điều này tại các hàng quán đồ ăn đường phố nhỏ.
Trong những năm gần đây, với sự xuất hiện của nhiều chuỗi cửa hàng kiểu “Tây”, ẩm thực nước ngoài đã trở nên nổi tiếng với người tiêu dùng Việt. Năm 2016, khoảng 7% bữa ăn tại nhà hàng là tại các nhà hàng kiểu phưởng Tây. Tuy nhiên, sự thường xuyên đi đến các nhà hàng kiểu “Tây” vẫn được coi là thấp.
Người tiêu dùng chủ yếu đến đó để giải trí với bạn bè và người thân, đồng nghiệp để ăn mừng những mốc quan trọng trong cuộc sống hoặc tìm cảm giác lạ so với những kinh nghiệm tại nhà hàng ẩm thực Châu Á. Ngược lại, mức độ thường xuyên đi tới các nhà hàng/cửa hàng truyền thống cao hơn nhiều (53%) và đến với động lực đơn giản hơn như địa điểm, không muốn nấu nướng hoặc chỉ đơn giản là ở nhà ít đồ để nấu.
Người Việt thích ăn cái gì?
Người trưởng thành Việt Nam tiêu thụ nhiều protein nhất (39%, ví dụ: thịt, trứng, hải sản…), tiếp sau đó là carbohydrates (35%, cơm, mỳ, bánh mỳ…) khi ăn ở ngoài. Thực phẩm phong cách phương Tây chỉ chiếm được 6% số lượng đó, chỉ bằng bữa tráng miệng.
Ngược lại, trẻ em Việt Nam tiêu thụ gấp đôi số lượng đồ ăn phương Tây trong khi lượng protein và carbohydrates chúng nhận không khác nhiều so với người lớn. Với đồ uống ngoài, người trưởng thành tại Việt Nam (tính chung cả 2 giới tính) thích bia (22%) tiếp sau đó là nước hoa quả (14%) và cà phê (13%).
Thế nhưng, khi tính toán riêng biệt giữa hai giới tính sẽ cho một kết quả rõ ràng: trong khi 29% đàn ông thích uống bia, phụ nữ thích uống nước hoa quả (21%), sinh tố (14%) và sữa (13%). Về trẻ em Việt Nam, gần như không có sự khác nhau về giới tính, với khoảng 30% thích sữa, 21% thích nước hoa quả và 20% cho nước ngọt có ga.
Thống kê của Q & Me về độ thường xuyên người Việt Nam uống trà sữa và cà phê cho thấy người lớn tuổi (trên 30 tuổi) thường đến những quán cafe (khoảng 2-3 lần một tuần) trong khi giới trẻ (18 đến 30 tuổi) thường đến cửa hàng trà sữa với tần suất tương tự.
Nguồn: vietnamcredit.com.vn
Biên dịch: GoodGood.vn