Ngành bán lẻ chuyển mình trong sự kết nối giữa truyền thống và thương mại điện tử

 Ngành bán lẻ chuyển mình trong sự kết nối giữa truyền thống và thương mại điện tử

Không thể phủ nhận rằng ngành bán lẻ đóng một vai trò to lớn trong việc giữ cho cuộc sống vẫn chuyển động ngay cả trong thời kỳ “đóng cửa” (lockdown). Và khi ngành bán lẻ đang dần khẳng định vai trò thiết yếu của mình, nhất là trong thời điểm đại dịch vẫn đang tiếp diễn, tự hỏi rằng liệu ngành bán lẻ sẽ đi về đâu? Khi Ấn Độ và Việt Nam tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số với tốc độ 5G dựa trên những quy định và cải cách mới, liệu văn hoá tiêu dùng sẽ bước qua hay bỏ qua những giai đoạn phát triển nào? 

Khủng hoảng COVID-19 đã chứng minh rõ một điều, rằng chúng ta không chỉ kết nối toàn cầu, mà còn liên quan đến nhau. Những con số và cảm xúc cũng vậy.

Nếu cốt lõi của ngành bán lẻ nằm ở “điểm bán” (places to sell) thì tương lai của ngành bán lẻ thể hiện rõ nhất ở sự chồng chéo ngày càng gia tăng giữa điểm bán truyền thống và điểm bán điện tử. Và câu hỏi – liệu “ánh nhật thực” của kênh bán lẻ điện tử có thể nào che khuất tương lai của ngành bán lẻ truyền thống?

Ngành bán lẻ ở Ấn Độ và Việt Nam trải dài trên vô số các điểm bán lẻ truyền thống và dày đặc những kênh bán lẻ hiện đại thường chỉ tập trung ở khu vực thành thị. Nhưng sự không giới hạn của những quầy hàng kỹ thuật số, tốc độ giao hàng và các ưu đãi về chi phí vận chuyển thực sự đã làm bùng lên nhu cầu về một kênh bán lẻ mới cho phần còn lại của một Việt Nam và Ấn Độ đang không ngừng phát triển. Và đó là nơi mà Reliance hợp tác với Jio để thâm nhập vào 12 triệu cửa hàng bán lẻ truyền thống, bên cạnh việc mua lại chuỗi bán lẻ Future Retail (thuộc Big Bazaar) để truy cập vào hệ sinh thái kỹ thuật số được hỗ trợ bằng các khoản đầu tư từ Facebook và Google.

Facebook, Amazon và các ứng dụng nhắn tin (Whatsapp và Zalo) cũng hạ thấp rào cản gia nhập đối với việc mở cửa hàng kinh doanh trực tuyến – để tạo nên những “hệ sinh thái nằm trong hệ sinh thái” hiện đang hoạt động 24×7.

Tại Việt Nam, nhiều sáng kiến hứa hẹn đang nổi lên trên vô số những điểm bán lẻ truyền thống nhờ công nghệ và đổi mới trong chuỗi cung ứng (ví dụ Tập đoàn One Mount). Và chúng ta cũng không nên quên rằng kênh bán lẻ truyền thống là gốc rễ của ngành bán lẻ và sự ấm áp gần gũi trong trải nghiệm mà chỉ có riêng ở đó.

Nhưng việc quản lý “hệ sinh thái nằm trong hệ sinh thái” phải thay thế các thói quen và cách đo lường trước đây – bị chi phối bởi những tính toán xung quanh không gian vật lý, khoảng cách và lượt mua hàng.

Đối mặt với một vũ trụ bán lẻ “phygital” là sự kết hợp giữa truyền thống và điện tử nơi không bị giới hạn bởi yếu tố địa lý và chỉ được duy trì bởi niềm tin của con người – trong mọi sắc thái – khiến cho dữ liệu quá tải. Hiện tại, quá trình chuyển đổi số diễn ra giữa lĩnh vực kinh doanh truyền thống và thương mại điện tử dường như là sự chắp vá, không hề sở hữu một câu chuyện hay mục đích chung nào. Dữ liệu, mối quan tâm về quy định và một vài sự hỗn loạn đang định hình tính cách của ngành bán lẻ cho đến thời điểm hiện tại. Và rồi, Fintech “đủng đỉnh huýt sáo” tham gia vào cuộc chơi, đưa các dịch vụ tài chính đến với cả những người chưa có tài khoản ngân hàng, giới thiệu hình thức tiền ảo, bỏ qua giao dịch tiền mặt và thu hút tiêu dùng bằng điểm tích luỹ.

Thương hiệu nên giữ lại những gì? Điều gì nên cho đi? Có nên hoán đổi bản sắc truyền thống của mình để đổi lấy bản sắc “phygital” mới không? Có lẽ, người tiêu dùng sẽ xem đây như một công dân phygital nếu thương hiệu chịu dành thời gian giải thích.

Cuộc chạy đua “giá cả và khuyến mãi” trước đây được dùng để phục vụ cho cốt lõi của câu chuyện thương hiệu bán lẻ. Điều được xem như lí do tin tưởng cho hầu hết mọi “gã bán lẻ khổng lồ” trở thành một nỗi ám ảnh khi điều đó trở thành sự hiển nhiên. Khi các mùa mua sắm gọi mời trong những tiếng thông báo trên điện thoại (notifications). Thêm vào đó, những ẩn số không rõ ràng như bối cảnh quy định, xung đột lợi ích giữa các ngành hàng chồng chéo nhau, sự phát triển khéo léo của thị trường nội địa, cuộc sống và công việc của người tiêu dùng thay đổi liên tục.

Hãy tưởng tượng tương lai của ngành bán lẻ, vào buổi bình minh khi COVID-19 đi qua: (i) bất động sản (bán lẻ) x bất động sản ảo (bán lẻ); (ii) tương lai ảo (lối sống) x tương lai bất động sản; (iii) tiêu dùng tập trung x tiêu dùng phân tán; (iv) “sính ngoại” x “sính nội” – cùng nhiều xu hướng khác. Hãy thử so sánh trải nghiệm và kỳ vọng trên môi trường truyền thống và thương mại điện tử. Khi bạn làm điều này, bạn sẽ nhận ra rằng thương mại điện tử không phải là sự thay đổi hoàn toàn của bán lẻ truyền thống. Đó là khi bạn thấy lý do tại sao việc VinShop xây dựng một “Tạp hoá thời công nghệ” từ các cửa hàng tạp hoá truyền thống là một sự thật hai chiều. Dù là bán lẻ truyền thống hay thương mại điện tử, chúng điều sở hữu cho mình những điểm trải nghiệm riêng biệt mà hình thức còn lại không thể nào thay thế được.

Tham khảo thêm: Ngành thương mại điện tử Việt Nam tăng tốc sau đại dịch Covid – 19

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm