Ngành gia dụng tại thị trường Việt Nam – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
Chiến lược Marketing của Philips: Tên tuổi “máu mặt” ngành gia dụng từ Châu Âu
Nội dung bài viết :
Nhắc đến thương hiệu gia dụng, đồ điện tử thì bên cạnh những thương hiệu đến từ Nhật Bản với chất lượng “khỏi bàn”, thì những tên tuổi đến từ Châu Âu cũng không nằm ngoài sự lựa chọn của người tiêu dùng. Có thể nói, Philips chính là một cái tên lớn đến từ Châu Âu với tuổi đời lâu năm, cùng với đó là những sản phẩm chất lượng được khẳng định mạnh mẽ với người tiêu dùng. Chiến lược Marketing của Philips thành công trên nhiều phương diện, hãy tìm hiểu xem những điểm khiến Philips trở thành cái tên nổi trội trong phân khúc đồ gia dụng hiện nay.
Philips – Bộ mặt của Hà Lan
Philips được thành lập vào năm 1891 tại Hà Lan, các thành viên sáng lập của công ty là Gerard Philips cùng với cha mình Frederik Philips. Triết lý của công ty là “innovation and you” (đổi mới và bạn) phù hợp với sứ mệnh của công ty để tạo ra sự khác biệt tích cực trong cuộc sống của con người. Công ty Philips bắt đầu hoạt động bằng cách sản xuất đèn sợi carbon và qua nhiều năm đổi mới công ty là một trong những công ty điện tử lớn nhất trên toàn cầu với hoạt động trải dài trên 60 quốc gia và lực lượng lao động khoảng 1 nghìn người. Philips India Limited là công ty con của Philips Global và có ba bộ phận kinh doanh: Lối sống của khách hàng, Chăm sóc sức khỏe và Ánh sáng. Công ty nắm giữ hơn 165.000 bằng sáng chế cho các ống x-quang, máy cạo râu, các băng cassette và CD đầu tiên và nhiều hơn nữa.
Philips là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới. Trong năm 2010, doanh thu của công ty này đạt 25,42 tỉ euro. Với những chiến lược đã thực hiện và những thành tựu từ khi thành lập và phát triển thì Philips đang là cái tên “đáng e ngại” với những thương hiệu cùng ngành khác nếu muốn tham gia tranh thị phần. Thế nhưng, không gì là không thể, Philips đã rơi vào khủng vào vào những năm 90 cho đến tận năm 2007, đây được coi là thời kỳ đen tối của hãng. Thế nhưng với những kinh nghiệm sẵn có thì hãng vẫn có thể vực dậy, chiến lược Marketing của Philips chính là điều khiến các hãng còn lại học hỏi theo, chiến lược cụ thể là gì? hãy cùng tìm hiểu.
Chiến lược Marketing của Philips
Cung cấp khách hàng “hệ sinh thái” sản phẩm vượt trội
Philips là một trong những thương hiệu điện tử tiêu dùng hàng đầu trên toàn thế giới với lịch sử hơn 100 năm. Cho đến nay, hãng đã xây dựng cho mình một “hệ sinh thái” sản phẩm đáng mơ ước và nó chính là thế mạnh trong chiến lược Marketing của Philips tới khách hàng. Philips có ba bộ phận kinh doanh trong danh mục sản phẩm kết hợp tiếp thị của mình. Mỗi bộ phận của Philips đều có dòng sản phẩm riêng phục vụ cho các đối tượng mục tiêu khác nhau.
Bộ phận phục vụ đời sống người tiêu dùng của Philips: Một số sản phẩm cung cấp trong phân khúc này là:
- Âm thanh và hình ảnh: TV Philips, tai nghe, đầu DVD, âm thanh rạp hát tại nhà…
- Chăm sóc cá nhân: Máy cạo râu, máy tạo kiểu tóc và bộ dụng cụ chải chuốt, tẩy lông, bàn chải đánh răng điện…
- Chăm sóc mẹ và con: bình ủ và bình tiệt trùng, máy bơm và dịch vụ chăm sóc…
- Sản phẩm gia dụng: ấm đun nước, máy hút bụi, máy lọc không khí…
- Ánh sáng: bóng đèn dẫn, ống huỳnh quang…
- Các sản phẩm và điện thoại PC: ổ đĩa và bộ nhớ, điện thoại di động…
- Phụ kiện: phụ kiện giải trí gia đình, cáp…
Bộ phận chăm sóc sức khỏe của Philips: của sản phẩm cung cấp trong phân đoạn này là: Chụp cắt lớp vi tính, thông tin lâm sàng, chẩn đoán ECG, chăm sóc hô hấp bệnh viện…
Bộ phận chiếu sáng của Philips: sản phẩm cung cấp trong phân khúc này là sản phẩm cho các ngôi sao sáng trong nhà, đèn chiếu sáng ngoài trời, đèn năng lượng mặt trời, ống dẫn Master…
Ngoài các sản phẩm, Philips cũng cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Philips xây dựng cho khách hàng hệ thống sản phẩm cung ứng đầy đủ từ cá nhân đến doanh nghiệp, hãng còn lấn sân sang lĩnh vực y tế, một lĩnh vực đặc thù đòi hỏi sự chuẩn xác và tỉ mỉ cao. Chính vì thế, đây là điểm khiến khách hàng càng thấy những sản phẩm của Philips đáng tin cậy và an tâm khi sử dụng chất lượng hãng mang đến. Chiến lược Marketing của Philips về sản phẩm này cũng rất thành công trên nhiều yếu tố.
Chiến lược giá cả cạnh tranh
Philips phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ Châu Á như: Sony, LG, Samsung… hay cả những đối thủ đến từ Châu Âu: beko, Electrolux. Vì số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp
điện tử nhiều hơn nên hãng tuân theo một chiến lược giá cả cạnh tranh trong chiến lược Marketing của Philips. Lý do cho chiến lược định giá này là bởi vì người tiêu dùng có khả năng thương lượng nhiều hơn và có thể chuyển đổi thương hiệu dễ dàng. Philips bán máy cạo râu điện 8200 series chứa một số phiên bản có giá phiên bản đơn giản giá £ 100, – và phiên bản cao cấp nhất có giá £ 160. Philips đề ra nhiều mức giá tương thích với chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các hãng từ cao cấp đến bình dân.
Chiến lược Marketing của Philips luôn tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt nhất cho khách hàng vì giá cả gần như giống nhau bởi tất cả các đối thủ cạnh tranh. Philips đôi khi tuân theo chính sách giá linh hoạt và giảm giá cho các sản phẩm của mình chủ yếu được bán thông qua các trang web thương mại điện tử. Hãng có chính sách giảm giá với các website thương mại điện tử, vì hãng biết rằng lượng người sử dụng nền tảng đó là tương đối lớn.
Truyền thông, tài trợ mạnh tay
Philips sử dụng bán hàng đa kênh để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình một cách khéo léo và mạnh mẽ nhất. Công ty tham gia vào các hoạt động quảng cáo trên truyền hình, radio, in ấn, truyền thông xã hội, các sự kiện và tài trợ như là một phần của sự kết hợp tiếp thị của nó. Philips đã thuê một số Influencers nổi tiếng nổi tiếng như ngôi sao điện ảnh để quảng cáo để gia tặng độ nhận diện và độ phủ lớn của Philips tới người tiêu dùng.
Philips cũng cung cấp các thẻ giảm giá và phiếu giảm giá như là một phần trong chiến lược quảng cáo khuyến mãi của mình để thúc đẩy sức mua hàng của khách hàng. Philips cũng tham gia tài trợ cho các sự kiện và đội thể thao khác nhau như bóng bầu dục Úc, đua xe F1 và các đại hội thể thao ở Ấn Độ trong khối Thịnh vượng chung – một thị trường mà Philips tập trung cao ở đây với lợi nhuận rất lớn. Bên cạnh đó, Philips cũng tài trợ chương trình ‘Monster of Rock Festival’.
Công ty cũng hoạt động tích cực trên các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter để giải quyết vấn đề của khách hàng và kết nối tốt hơn với mọi người để tăng nhận thức về thương hiệu. Philips cũng đã đưa ra chiến dịch tiếp thị tích hợp để quảng bá thương hiệu “innovation and you” và concept về năng lượng xanh để giúp cuộc sống của mọi người trở nên tốt hơn cũng được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Chính điều này làm chiến lược Marketing của Philips gây được thiện cảm với khách hàng trên thị trường hơn bao giờ hết, bản thân hãng là thương hiệu làm sản phẩm hướng tới khách hàng, cho nên hãng cũng rất chú trọng đến vấn đề truyền thông thương hiệu đến khách hàng.
Khủng hoảng lớn của “đại gia” Philips
Đến năm 1990, công ty lỗ hơn 2 tỷ USD – con số thua lỗ lớn nhất trong lịch sử của Hà Lan. Sau thua lỗ kỷ lục vào năm 1990, công ty đã phải sa thải hơn 60.000 nhân viên trong vòng 18 tháng. Tuy nhiên, so với các công ty điện tử toàn cầu khác, Philips vẫn còn quá cồng kềnh. Khi tiếp tục thua lỗ hơn 300 triệu USD vào năm 1996, Philips vẫn có lượng nhân viên nhiều hơn hãng Sony 110.000 người, trong khi doanh thu thấp hơn 14%.
Năm 1999, Philips thu hẹp rất nhiều, 40 doanh nghiệp bị thoái vốn và 50 nhà máy trong quá trình đóng cửa. Đến giữa những năm 2000, làn sóng cách mạng công nghệ trào dâng. Trong khi thế giới tiến đến kỷ nguyên kỹ thuật số, các đối thủ cạnh tranh lao vào công nghệ tivi màn hình tinh thể lỏng thì công ty lại lúng túng, mắc kẹt với tivi analog. 2007-2011, lĩnh vực kinh doanh này của hãng thua lỗ hơn 1 tỷ USD. Câu chuyện tương tự xảy ra trên khắp các sản phẩm điện tử của họ. Với những sản phẩm lỗi thời và lợi nhuận giảm, tương lai của Philips ngày càng mờ nhạt. Năm 2011, công ty mất 1,7 tỷ USD.
Thế nhưng vậy, hãng đã tái thiết lập kể từ năm 2011 trở đi, đến hiện nay hãng đã thu lại về những danh tiếng nhất định trên thị trường. Cùng với đó thương hiệu đang lấy lại dần thị phần mà hãng đã mất và khẳng định rằng “Gừng càng già càng cay”.
Những liên kết hữu ích:
- Câu chuyện kinh doanh đồ điện gia dụng thời đại công nghệ số
- Dồn dập các hãng điện gia dụng Trung Quốc muốn xâm nhập thị trường Việt
Những thành tựu hơn 123 năm vừa qua được Philips tạo ra nhờ chiến lược đúng đắn cùng bước đi sáng suốt. Mặc dù hãng đã phải chịu sự khủng hoảng thời gian dài, nhưng chiến lược Marketing của Philips không thể phủ nhận có sức ảnh hưởng lớn và thu về lợi nhuận vô cùng lớn. Chính từ khủng hoảng này, người ta thấy được rằng, dù trong hoàn cảnh nào, Philips vẫn là tên tuổi “máu mặt” của Hà Lan và toàn thế giới.