Ngành gia dụng tại thị trường Việt Nam – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
Cập nhật xu hướng của người tiêu dùng trong ngành hàng sức khỏe giai đoạn 2021 – 2022
Nội dung bài viết :
Sức khỏe luôn là nền tảng quan trọng của mỗi con người. Ở bất kì giai đoạn nào, việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe luôn được mỗi cá nhân quan tâm. Vì vậy, người tiêu dùng quan tâm và chi trả thế nào cho các sản phẩm thuộc ngành hàng sức khỏe? Cùng GoodGood tìm hiểu các thông tin này cũng như cập nhật xu hướng của người tiêu dùng trong giai đoạn tương lai nhé!
Xu hướng mới trong ngành sức khỏe – Hiện tại và tương lai khác biệt như thế nào?
Sự quan tâm chú ý vào các vấn đề liên quan đến sức khỏe, thuốc, thực phẩm chức năng hay các loại vitamin đều gia tăng khi mọi người đều tìm kiếm giải pháp giúp tăng cường sức đề kháng cũng như miễn dịch cơ thể. Trên các trang mạng xã hội, chủ đề liên quan đến phòng chống dịch bệnh, tăng cường sức khỏe cũng nhận được lượt quan tâm rất lớn.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trước đây nhiều người chủ quan và cho rằng họ không mắc bệnh thì ở thời điểm 2021 – 2022, 50% người tiêu dùng quan tâm đến “lối sống mới” và có đến 50% người dùng đã mua sắm các sản phẩm liên quan đến sức khỏe. 76% người sẵn sàng dành thời gian để tập luyện, 58% sẵn sàng trùng tu sắc đẹp.
Thông tin chi tiết về xu hướng của người tiêu dùng
Hoàn toàn có thể phác họa xu hướng của người tiêu dùng như sau:
#1. Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Theo khảo sát từ Google, con người đã không còn bị động trong vấn đề chăm sóc sức khỏe mà chủ động tìm kiếm về phương pháp giúp phòng chống bệnh, câng cao miễn dịch của cơ thể.
- Khoảng 40% người tiêu dùng cho biết, họ quan tâm đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe là bởi họ muốn tăng cường sức khỏe nói chung
- Khoảng 35% người tiêu dùng cho rằng, họ muốn phòng bệnh cho tương lai
- Các từ khóa theo mẫu “Cách phòng…” tăng 22% trong vòng 6 tháng đầu năm 2021
Bên cạnh các vấn đề về sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần cũng rất được quan tâm. Cụ thể, lượng xem Youtube về các video liên quan đến các chủ đề như thiền, yoga tinh thần, thư giãn… cũng tăng hơn 80% trong năm 2021.
Xu hướng của người tiêu dùng cũng quan tâm hơn tới các bài thuốc liên quan đến thiên nhiên như “gừng”, “đinh lăng”, “dầu dừa”. Con số ghi nhận từ Google trend cao hơn 1,7 lần so với các truy vấn liên quan đến các loại thuốc kháng sinh, dược chất hóa học.
Một phát hiện lý thú về việc quan tâm đến nguyên liệu thiên nhiên: Nữ giới ưa chuộng các phương pháp thiên nhiên, nam giới quan tâm đến các thành phần hoặc dược chất hóa học. Ngoài ra, với các bài thuốc về dược chất hóa học, người dùng thường tìm hiểu nhiều hơn về tác hại, tác dụng phụ…
Đây chính là gợi ý khá hay ho khi thiết kế thông điệp truyền thông quảng cáo cho từng mỗi nhóm khách hàng.
Một vài gợi ý về xu hướng marketing cũng như kinh doanh đối với các doanh nghiệp sức khỏe.
Luôn cần phải đa dạng sản phẩm
Danh mục sản phẩm luôn cần đa dạng bởi nhu cầu của người dùng ngày càng cao và chi tiết hơn. Đặc biệt với các sản phẩm cải thiện sức khỏe, các doanh nghiệp có thể chú ý phát triển các dòng như hỗ trợ tập gym, dinh dưỡng dành cho dân tập thể thao, vitamin,…
Chú ý tới các thông điệp và chiến lược truyền thông
Lĩnh vực sức khỏe không đơn giản là chỉ bao gồm tình trạng bệnh lý lâm sàng của cơ thể, mà nó còn là phong cách sống của mỗi cá nhân. Bởi vậy, thông điệp và chiến lược truyền thông của doanh nghiệp phải hướng tới xây dựng hình ảnh người tư vấn đáng tin cậy để người dùng tin tưởng.
Hãy trở thành người dẫn đường, để người dùng có thể tìm kiếm được nguồn thông tin chính xác cùng những phương pháp trị liệu hiệu quả thông qua dinh dưỡng, tập luyện và thậm chí không cần triệu không dùng thuốc…
Đừng bỏ qua vấn đề về nguyên liệu
Người tiêu dùng luôn có thói quen tìm hiểu về thành phần nguyên liệu của các sản phẩm sức khỏe. Bởi vậy, hãy minh bạch trong việc công khai nguồn nguyên liệu. Ngoài ra, hãy dùng điểm nổi bật là nguồn nguyên liệu để quảng cáo, truyền thông cho sản phẩm của bạn.
#2. Tận dụng công nghệ để trở thành chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bản thân
Thời đại 4.0 và xu hướng số hóa len lỏi khắp mọi nơi. Các thiết bị di động có kết nối Internet trở thành vật bất ly thân của nhiều người. Bởi thế, nhiều người tiêu dùng coi các thiết bị này chính là trợ lý sức khỏe dành cho bản thân.
Theo thống kê và khảo sát từ Google, có đến hơn 80% lượng search liên quan đến các vấn đề về sức khỏe đến từ thiết bị di động. Ngoài ra, Internet vẫn là điểm đến hàng đầu khi người dùng tìm hiểu về các loại thuốc không cần kê đơn (40%), còn khoảng 36% người theo quan điểm hỏi bác sĩ chuyên môn.
Hành trình của người tiêu dùng sẽ là tự tìm hiểu về các triệu chứng và tìm kiếm thêm thông tin liên tục theo thời gian.
Công cụ họ thường xuyên sử dụng trong suốt quá trình này là Google và Youtube.
Tiêu chí được quan tâm khi quyết định mua sắm tiêu dùng bao gồm:
- Uy tín thương hiệu
- Sự giới thiệu của các chuyên gia hoặc bạn bè người thân
- Giá cả
- Ưu đãi và chương trình khuyến mãi
Những tiêu chí này có thể là gợi ý giúp doanh nghiệp lưu ý khi xây dựng chương trình marketing như sau:
Tạo dấu ấn tới điểm chạm trên hành trình tìm kiếm của khách hàng
Người dùng đang rất quan tâm đến các thông tin liên quan đến bệnh của họ, họ đọc rất kĩ các dữ liệu liên quan đến triệu chứng, nguyên nhân, giải pháp,… Bởi vậy, nội dung mà doanh nghiệp truyền tải cần phải cung cấp chi tiết, hữu ích tới từng điểm chạm cho khách hàng.
Tạo độ uy tín trên toàn bộ các kênh online
Hãy kết hợp sử dụng các kênh truyền thông uy tín bao gồm chuyên gia, báo đài, TV, TVC, KOL phù hợp để gia tăng sự tin tưởng đối với khách hàng.
#3. Mua sắm đa kênh vẫn là xu hướng tiêu dùng then chốt
Dịch Covid hoành hành hơn 2 năm, người tiêu dùng chuyển dần sang nghiên cứu online các sản phẩm về sức khỏe cũng như chăm sóc tinh thần. Xu hướng của người tiêu dùng được phân bổ toàn bộ tới các nhiều kênh khác nhau. Cụ thể:
- Google Search (72%)
- Mạng xã hội (65%)
- Online video (34%)
Xu hướng của người tiêu dùng thông qua các kênh online thúc đẩy doanh thu từ eCommerce và phương pháp bán hàng trực tiếp qua điện thoại tăng khoảng 40% trong 2 năm gần đây. Và song song với đó cũng là sự suy giảm về doanh thu tại các đơn vị bán thuốc offline.
Kênh bán hàng vật lý chiếm chủ chốt nhưng bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của các kênh khác như Telesale (chiếm 25%), Google (10%),…
Với các doanh nghiệp, bạn cần tìm hiểu chi tiết về hành trình khách hàng khi mua sắm sản phẩm để có thể thiết lập chiến lược marketing để gia tăng việc tiếp cận tới các data khách hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đón đầu được xu hướng của người tiêu dùng chuẩn xác.
Xu hướng này có ý nghĩa như nào đối với các doanh nghiệp sức khỏe?
Với mỗi ngành hàng, sản phẩm cụ thể lại có một hành trình mua hàng tương đối khác nhau, doanh nghiệp cần tìm ra hành trình đó để có chiến lược marketing cụ thể cùng mục tiêu cụ thể: bán online, lấy lead hoặc gia tăng khách hàng tại điểm bạn.
Good Good hi vọng những thông tin trên sẽ đem đến cho bạn đọc những dữ kiện hữu ích về xu hướng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Đừng quên, cập nhập thêm nhiều thông tin chi tiết về báo cáo số liệu cũng như dự đoán xu hướng thị trường cùng chúng tôi.