Cập nhật tình hình kinh doanh trà sữa tại thị trường Việt Nam hiện nay

 Cập nhật tình hình kinh doanh trà sữa tại thị trường Việt Nam hiện nay

Khoảng 4 – 5 năm trước, trà sữa nổi lên như một “hiện tượng”, nó tạo nên trào lưu suốt một thời gian dài cho cả người mua và người bán. Thời điểm đó không ít người đã lựa chọn mở quán trà sữa để startup. Vậy trong những năm gần đây, việc kinh doanh trà sữa có còn giữ vững được phong độ như trước kia? Hãy cùng Goodgood cập nhật tình hình kinh doanh trà sữa tại thị trường Việt Nam hiện nay nhé!

Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về thị trường kinh doanh trà sữa

Một nghiên cứu mới đây từ Momentum Works và qlub đã cho thấy quy mô của thị trường trà sữa Việt Nam đạt mức 362 triệu USD trong năm 2021,đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Thái Lan (749 triệu USD) và Indonesia (1,6 tỷ USD). Kết quả này cho thấy tình hình kinh doanh trà sữa tại thị trường Việt Nam rất có triển vọng. 

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên China Daily, mặc dù giá mỗi cốc trà sữa không hề rẻ (trung bình từ 30.000 VNĐ đến 70.000 VNĐ), nhưng người tiêu dùng vẫn sẵn sàng thường xuyên chi tiền vào trà sữa, cao điểm nhất là vào mùa hè. Mức độ tiêu thụ lớn đã chứng minh tiềm năng và sức hút của thị trường trà sữa tại Việt Nam.

 

Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về thị trường kinh doanh trà sữa
Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về thị trường kinh doanh trà sữa

Theo Fortune Business Insights, giá trị thị trường trà sữa toàn cầu dự kiến sẽ ​​đạt 3,39 tỷ USD cho đến cuối năm 2027 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 7,2% trong giai đoạn trên.

Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai khu vực có mức độ tiêu thụ ảnh hưởng lớn nhất đến tình hình kinh doanh trà sữa tại thị trường Việt Nam hiện nay. 

Theo khảo sát từ Unica, trên địa bàn TP Hà Nội, khi được hỏi lý do tại sao lại thích trà sữa, có tới 50% người cho biết họ mua ít nhất một cốc trà sữa mỗi tuần đơn giản vì loại đồ uống này ngon, có nhiều vị đa dạng và đặc biệt là thuận tiện mang đi. 

Hoạt động mở rộng quy mô nhượng quyền thương hiệu ngày càng phổ biến

Một sự thay đổi lớn trong tình hình kinh doanh trà sữa tại thị trường Việt Nam những năm gần đây đó là việc mở rộng nhiều cơ sở và nhượng quyền thương hiệu ngày càng phổ biến.

Trong thời gian gần đây, các thương hiệu trà sữa lớn tại Việt Nam liên tục khai trương các cơ sở gia tăng số lượng cửa hàng trên khắp các tỉnh, thành phố. Điển hình có thể kể đến một số thương hiệu như: Phúc Long, Ding Tea, The Coffee House, Tocotoco, Bobabop,Gong Cha, The Alley…

Hoạt động mở rộng quy mô nhượng quyền thương hiệu ngày càng phổ biến
Hoạt động mở rộng quy mô nhượng quyền thương hiệu ngày càng phổ biến

Ngoài ra, một số công ty lớn còn sẵn sàng bỏ tiền ra mua lại cổ phần của các thương hiệu trà sữa nổi tiếng để gia nhập thị trường tiềm năng này. Điển hình có thể kể đến như: Massan chính thức thâu tóm 50% cổ phần CTCP Phúc Long Heritage vào tháng 1/2022 với mức định giá 355 triệu USD. Chỉ sau một năm hợp tác với Massan mà mức định giá của Phúc Long đã lên đến hơn 450 triệu USD tăng gấp 6 lần so với mức định giá ban đầu là 75 triệu USD. 

Có thể thấy nếu biết nắm bắt thời cơ thì việc hợp tác với những thương hiệu trà sữa lớn trên cơ sở hai bên cùng có lợi sẽ mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho cả người bán và người mua. Hình thức này đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh trà sữa hiện nay. Điều này cũng không gây bất lợi gì đến người tiêu dùng. 

Một số thương hiệu vẫn phải dừng hoạt động

Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về thị trường kinh doanh trà sữa
Một số thương hiệu vẫn phải dừng hoạt động

Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid – 19 và sức cạnh tranh quá lớn đến từ những thương hiệu nổi tiếng khác, không ít cái tên vẫn phải “ngậm ngùi” rời khỏi thị trường tiềm năng này. Đây là một điều đáng buồn trong tình hình kinh doanh trà sữa tại thị trường Việt Nam những năm gần đây. 

Đáng chú ý nhất phải nói tới sự rút lui của Ten Ren, thương hiệu trà sữa Đài Loan gia nhập thị trường Việt từ năm 2017 đã có đến 23 chuỗi cửa hàng trên toàn quốc. 

Trà sữa Ten Ren đã từng tạo nên “cơn sốt” ở giới trẻ, nhưng có lẽ vì chưa thực sự hiểu được thị trường và khách hàng, cũng như không có điểm “đặc biệt” tạo điểm nhấn nên thương hiệu này đã chính thức phải dừng hoạt động. 

Hiện nay một quán trà sữa được yêu thích không chỉ dừng lại ở đồ uống ngon mà chúng còn phải được trang trí thật đẹp mắt. Vì đối khách hàng tiêu thụ trà sữa lớn nhất hiện nay vẫn là giới trẻ thuộc thế hệ Gen Z thích hưởng thụ và mê cái đẹp, Do vậy, các cơ sở kinh doanh trà sữa cần không ngừng cải tiến và làm mới để không bị bỏ lại phía sau. 

Như vậy có thể thấy, cho đến nay tình hình kinh doanh trà sữa tại thị trường Việt Nam vẫn khá ổn định. Tuy nhiên do thị hiếu người tiêu dùng thay đổi nên yêu cầu các nhà kinh doanh phải không ngừng đổi mới để có thể tiếp tục duy trì hoạt động lâu dài, vững chắc ở lĩnh vực này. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều số liệu hơn và phân tích cụ thể số liệu, hãy liên hệ Goodgood để được hỗ trợ. 

 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm