Ngành gia dụng tại thị trường Việt Nam – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
Cập nhật báo cáo số liệu ngành du lịch năm 2021 và những khởi sắc nửa đầu năm 2022
Dịch bệnh, khó khăn về tài chính… là những nguyên do trực tiếp ảnh hưởng đến ngành du lịch giai đoạn 2019-2020. Thật may mắn, với những chính sách kiểm soát dịch bệnh, nhanh chóng phục hồi kinh tế, giai đoạn 2021 – 2022 ghi nhận những tín hiệu phục hồi đáng mừng, nhanh chóng lấy lại phong độ cho ngành này! Hãy cùng Good Good tìm hiểu chi tiết nhé!
Đôi nét về tình hình ngành du lịch năm giai đoạn 2019 – 2020
Ở giai đoạn năm 2019, bất chấp dịch bệnh Coivd và nhờ có những chính sách phòng chống dịch hiệu quả của Nhà nước, ngành du lịch Việt Nam đạt được những kì tích vô cùng nổi bật như: 18 triệu lượt khách quốc tế (chỉ số tăng 16.2% so với năm 2018), doanh thu ngành du lịch đạt 720 ngàn tỷ đồng. Và với kết quả này, Việt Nam lọt top 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới (Theo số liệu và đánh giá từ Tổng cục thống kê).
Thế nhưng, không thể tránh được cuộc khủng hoảng từ dịch bệnh dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2020, ngành du lịch thực sự lao dốc.
56 triệu lượt khách nội địa, 3.8 triệu khách quốc tế – những con số giảm đáng kể và tổng thu ngành năm 2002 ước tính âm 530 nghìn tỷ đồng. Các đơn vị ngành lưu trú đóng cửa 1.5, công suất phòng chỉ đạt 25%. Và có lẽ cụm từ “Lockdown” chắc chắn là “kẻ thù” của toàn ngành du lịch.
Thế nhưng, dù trong khó khăn thế nhưng sẽ khiến các doanh nghiệp trong ngành du lịch nhạy bén hơn đối với việc thay đổi các phương thức kinh doanh. Đây cũng chính là một trong những tín hiệu khởi sắc cho giai đoạn tiếp theo. Và theo dự đoán, nếu áp dụng chính sách “không ca nhiễm” thì du lịch Việt Nam hoàn toàn có thể phục hồi dần dần kể từ cuối năm 2021.
Cập nhật số liệu ngành du lịch giai đoạn khởi sắc cuối năm 2021 – đầu năm 2022
Có rất nhiều thay đổi về xu hướng du lịch trong giai đoạn phục hồi sau Covid. Có thể điểm đến như sau:
- Xu hướng quy mô du lịch: Du lịch theo nhóm nhỏ và nâng cao tinh thần trách nhiệm hơn. Điều này cũng nhằm đảm bảo về tình trạng tụ tập đông người và yêu cầu khắt khe về các nguyên tắc an toàn trong giai đoạn bệnh dịch.
- Xu hướng lập kế hoạch và đặt dịch vụ: Mọi người đã rút bớt khoảng thời gian lập kế hoạch (phần lớn là do không lường trước được bùng dịch hoặc phải “lockdown”) và khách hàng sẽ kết nối tới các cố vấn duy lịch để hỏi thăm tình hình cho “chắc cú” trước khi khởi hàng. Ngoài ra, việc sử dụng các app du lịch cũng vẫn được nhiều khách hàng ưa chuộng bởi tính linh hoạt, chủ động cùng mức giá có nhiều ưu đãi.
- Xu hướng điểm đến: Người du lịch thận trọng hơn khi lựa chọn điểm đến (vừa đảm bảo giãn cách xã hội, vừa có thể hòa mình vào thiên nhiên). Cụ thể, du lịch nội địa tiếp tục là trọng tâm phát triển (biển đảo và các thành phố du lịch vẫn là điểm đến được nhiều người ưa chuộng). Vũng Tàu, Nha Trang, Hạ Long, Phú Quốc, Sapa và Đà Lạt là những điểm đến nổi bật nhất với khách du lịch nội địa. Còn với các chuyến bay đi nước ngoài, phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch, tình hình hình tiêm vắc xin mà cá du khách quyết định về điểm đến (đa phần là các nước ASEAN)
Đầu năm 2022, tháng 4 và 5/2022 với đợt nghỉ lễ dài đầu tiên trong năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ. Theo đó, riêng dịp 30-4 và 1-5, cả nước đã ghi nhận 5 triệu khách du lịch nội địa (trong số đó có khoảng 2 triệu khách nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch) .
Đối với hoạt động quốc tế, sau ngày 15-3 thì đã bắt đầu trở nên ấm dần hơn. Số liệu ghi nhận vào tháng 4-2022, nước ta đón 101 nghìn lượt khách quốc tế (tăng gần 250% so với tháng trước và tăng hơn 520% so với cùng kỳ năm 2021). Và tính chung cho khoảng 4 tháng đầu năm năm 2022, lượt khách quốc tế đón 192 nghìn lượt, tăng gần 285% so với cùng kỳ)
Theo dữ liệu từ Google thì Việt Nam luôn nằm trong top điểm đến được tìm kiếm về mặt hàng không và lưu trú du lịch (đạt khoảng 75%). Và các thị trường có dữ liệu tìm kiếm về Việt Nam bao gồm: Úc, Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Pháp, Canada,… Cụ thể hơn, sau ngày 16 – 17/3 (thời điểm sau khi Việt Nam chính thức mở lại du lịch quốc tế) thì lượt tìm kiếm tăng vọt lên đến 300% so với cùng kỳ. Thậm chí, đầu tháng 4 thì con số này còn tăng lên đến 320% và cuối tháng 4 tăng 580%. Và du khách quốc tế có xu hướng tìm kiếm nhiều là TP HCM, Phú Quốc, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An, Phan Thiết, Vũng Tàu, Huế, Quy Nhơn…
Với tình hình vô cùng khả qua khi dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế hồi phục, hy vọng rằng ngành du lịch Việt Nam liên tục ghi nhận những kết quả tích cực.