Cập nhập thông tin về thị trường thẩm mỹ: Cạnh tranh cao giữa các thương hiệu lớn, các nhà đầu tư mới liệu còn có cửa? 

 Cập nhập thông tin về thị trường thẩm mỹ: Cạnh tranh cao giữa các thương hiệu lớn, các nhà đầu tư mới liệu còn có cửa? 

Những năm gần đây, thị trường làm đẹp ghi nhận những hoạt động sôi nổi khi liên tục chứng kiến sự cạnh tranh giữa các thương hiệu lớn cùng sự gia nhập của nhiều đơn vị mới.  

Việc làm đẹp để trở nên tự tin và khiến nhiều người cảm thấy “như được sống lại lần nữa”. Vì thế, với sự phát triển của công nghệ cùng những chuyên môn sẵn có đã tạo điều kiện tích cực cho sự phát triển của ngành làm đẹp. 

Theo báo cáo từ Global Wellness Institute, trị giá của thị trường làm đẹp trên toàn thế giới dao động khoảng 4,500 tỷ USD. Cụ thể, mảng chăm sóc sắc đẹp chiếm gần 25% thị phần. Tính riêng ở châu Á, có đến 48.000 cơ sở làm đẹp đang cùng chia sẻ phần doanh số là 26.5 tỷ USD. 

Trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2027, tốc độ tăng trưởng kép của ngành thẩm mỹ ở Việt Nam rơi vào khoảng 5.2% (nguồn: Market Research). Ghi nhận ở năm 2019, tại Việt Nam có khoảng 20 bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ tư nhân, 31 khoa tạo hình thẩm mỹ tại bệnh viên, 320 phòng khám phẫu thuật tư nhân và gần 480 các phòng khám da liễu có các kỹ thuật thẩm mỹ (số liệu từ Hội phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – VSAPS).

Liệu những số liệu trên có là lời khẳng định cho việc gia nhập ngành thẩm mỹ sẽ đảm bảo thành công? Hãy cùng tìm hiểu về kết quả kinh doanh của 10 thương hiệu Thẩm mỹ viện lớn tại Việt nam để đưa ra được những nhận định xác đáng nhất nhé! 

  • Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam 
  • Bệnh viện thẩm mỹ Thu Cúc 
  • Bệnh viện thẩm mỹ Đông Á 
  • Bệnh viện thẩm mỹ JW Hàn Quốc 
  • Thẩm mỹ viện Mailisa 
  • Thẩm mỹ viện Ngọc dung 
  • Thẩm mỹ viện Lavender Sài Gòn 
  • Mega Gangnam 
  • Pensilia 
  • Khơ Thị Skincare & Clinic

Doanh thu của các thẩm mỹ viện trong năm 2019 (nguồn Vietdata) 

Đầu tiên phải nói đến Thẩm mỹ viện Ngọc Dung. Giai đoạn vào năm 2019, đây là một trong những cơ sở làm đẹp giữ vững được phong độ khi dẫn đầu về mặt doanh thu (khoảng 76.8 tỷ đồng). Phần doanh thu này tăng 3.1% so với năm trước. Ngọc Dung gây được ấn tượng mạnh khi có 21 năm hoạt động trong nghề với 19 chi nhánh được mở trên khắp cả nước. Chưa hết, Ngọc Dung còn là một trong số những doanh nghiệp nhận được giải thưởng doanh nghiệp có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất châu Á Thái Bình Dương (giải thưởng hội đồng Action Coach bình chọn). 

Tuy nhiên, tính phần lợi nhuận trước thuế của Ngọc Dung trong năm 2019 lại giảm khoảng 8% (3,7 tỷ đồng). 

Thẩm mỹ viện Thu Cúc và thẩm mỹ viện Kangnam dù có hoạt động lâu năm trong ngành, có nhiều cơ sở trên khắp cả nước nhưng vẫn ghi nhận thua lỗ. Cụ thể, dù đạt doanh thu hơn 67 tỷ đồng nhưng Thẩm mỹ viện Thu Cúc lỗ hơn 9 tỷ đồng trong năm qua. 

Kangnam có 2 cơ sở trên toàn quốc nhưng thương hiệu này ghi nhận mức độ đánh giá thương hiệu cao thông qua chương trình “Hành trình lột xác”, năm 2019 doanh thu của doanh nghiệp giảm 4.3% xuống còn 61.5 tỷ đồng (ghi nhận lỗ 1.7 tỷ đồng). 

Nhắc đến mức lợi nhuận cao thì phải kể đến Thẩm mỹ viện Mailisa. Trong năm 2019, phần lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp này tăng 9.3 lần (khoảng 20.93 tỷ đồng), tổng doanh thu thu về đạt 37 tỷ đồng – tăng 3.7 lần so với năm trước. Nhờ việc mở rộng dịch vụ mở lớp đào tạo nghề mà Mailisa đã có những bước tiến vượt bậc so với các đơn vị cùng ngành khác. 

Lợi nhuận thu về của các thương hiệu thẩm mỹ viện lớn trong năm 2018 và 2019 (nguồn: Vietdata)

JW Hàn Quốc – một đơn vị chăm sóc sắc đẹp được điều hành bởi con trai của tập đoàn Mega cũng đạt được nhiều thành tích cao trong giai đoạn 2015 – 2016. Tuy vậy ở thời điểm hiện tại, đơn vị  này ghi nhận doanh thu là 26.3 tỷ đồng  (tỷ suất lợi nhuận gộp 50.3%, lợi nhuận của doanh nghiệp có được chỉ giữ cho doanh nghiệp không bị lỗ). 

Đối với Khơ Thị Skincare & Clinic, doanh thu tăng 2.1 lần lên mức 24.8 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận gộp giảm 13.2%, lỗ trong năm giảm 89% so với năm trước, lỗ lũy kế vẫn còn 17.8 tỷ đồng.

Bệnh viện Thẩm Mỹ Đông Á với doanh thu 20.1 tỷ đồng (so với 2018 chỉ có 0.5 tỷ đồng), lỗ giảm xuống mức 0.2 tỷ đồng (so với 2018 là 2 tỷ đồng), tỷ suất lợi nhuận gộp tăng 32.5% và doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh trong thời kỳ tới.

Pensilia và Lavender Sài Gòn là những doanh nghiệp hoạt động lâu năm. Đặc biệt, với sự lăng xê từ cái tên vô cùng hot – Ngọc Trinh thì Lavender Sài Gòn có phần doanh thu khiêm tốn hơn – khoảng 10 tỷ đồng. Các thương hiệu đứng đầu ngành như Kangnam, Thẩm mỹ Thu Cúc báo lỗ thì Pensilia và Lavender Sài Gòn khoe lãi, tỷ suất lợi nhuận gộp cũng cao hơn hẳn, thậm chí cao hơn Thẩm mỹ Ngọc Dung, mặc dù lợi nhuận có phần sụt giảm so với năm trước (Pensilia lợi nhuận giảm 62%, Lavender Sài Gòn lợi nhuận giảm 16% xuống còn 1.1 tỷ đồng).

Theo đánh giá từ ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì khởi điểm của ngành công nghiệp thẩm mỹ ở Việt Nam chậm hơn so với các quốc gia khác. Tuy vậy, ngành mỹ phẩm Việt Nam đã có bước phát triển vô cùng mạnh mẽ. Châu Á có thị trường làm đẹp thuộc top tăng trưởng nhanh trên thế giới chỉ sau châu Âu, riêng tại Việt Nam, những năm gần đây những thẩm mỹ viện, nhãn hàng mỹ phẩm, spa ồ ạt mọc lên, công nghệ làm đẹp củng tân tiến, hiện đại kèm theo đó ý thức làm đẹp gia tăng. GS Safi Kang – nhà sáng lập Tổ chức giáo dục phẫu thuật thẩm mỹ và y học Hàn Quốc (KCCS) nhận định, trong tương lai gần, ngành thẩm mỹ của Việt Nam sẽ có những bước phát triển vượt trội như Hàn Quốc bây giờ.

Tham khảo thêm: Những cách bảo quản mỹ phẩm đúng cách để ship hàng mà không phải ai cũng biết

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm