Báo cáo thị trường thức ăn chăn nuôi đầu năm 2023

 Báo cáo thị trường thức ăn chăn nuôi đầu năm 2023

Trong diễn biến “suy thoái kinh tế toàn cầu” hiện nay, liệu tình hình thức ăn chăn nuôi có gì khởi sắc hay không? Trong bài viết dưới đây, Goodgood.vn sẽ cập nhật báo cáo thị trường thức ăn chăn nuôi đầu năm 2023 cùng một số dự đoán trong thời gian sắp tới.

Tổng quan thị trường thức ăn chăn nuôi đầu năm 2023

Giá tăng đáng kể

Lạm phát tác động mạnh lên giá cả nhiều mặt hàng, đặc biệt là thức ăn chăn nuôi. Theo phản ánh từ các nhà máy thức ăn chăn nuôi, khách hàng của họ kỳ vọng giá thức ăn chăn nuôi sẽ giảm trong năm 2023. 

Theo báo cáo trong quý 1/2023, chi phí thức ăn chăn nuôi vẫn chưa “hạ nhiệt” và việc giảm giá đang diễn ra chậm hơn dự kiến. SSI đánh giá: “Chi phí thức ăn chăn nuôi thường mất một khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh giảm, vì các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đã phải chịu chi phí nhập khẩu cao trong một thời gian dài, và tình hình càng khó khăn hơn khi VND mất giá so với USD”.

Giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng mạnh đã được phản ánh rõ nét qua con số thống kê. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, hết ngày 15/12/2022, Việt Nam nhập hơn 9 triệu tấn ngô từ nước ngoài, giảm 700.000 tấn so với cùng kỳ 2021, nhưng kim ngạch đạt 3,1 tỷ USD. 

Giá thức ăn chăn nuôi được kỳ vọng sẽ giảm trong năm 2023. 
Giá thức ăn chăn nuôi được kỳ vọng sẽ giảm trong năm 2023.

Với sản phẩm đậu tương, Việt Nam nhập khoảng 1,7 triệu tấn, giảm 200.000 tấn so với cùng kỳ 2021. Tuy nhiên kim ngạch tăng hơn 110 triệu USD, đạt 1,2 tỷ USD. Bình quân, 16,2 triệu đồng/tấn đậu tương nhập khẩu, đắt hơn khoảng 2,8 triệu đồng/tấn so với giá năm 2021.

 Về các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và gia súc khác, cả nước chi khoảng 5,1 tỷ USD, tăng hơn 440 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.

Giá nhập khẩu nguyên liệu không có dấu hiệu hạ

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhìn nhận: Việt Nam là nước nông nghiệp, có không ít mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng nhất, nhì thế giới nhưng nghịch lý là hàng năm vẫn phải chi nhiều tỷ USD để nhập khẩu các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. 

Trong buổi làm việc giữa lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các nông dân chăn nuôi tại Đồng Nai mới đây, các chủ trang trại đều phản ánh tình trạng giá thức ăn chăn nuôi quá cao, trong khi giá thịt lợn hơi đang giảm, khiến chăn nuôi đang bị thua lỗ.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, ngành nông nghiệp đã có chỉ đạo quyết liệt trong việc phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại Tây Nguyên (bắp, khoai mì) để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp các thủ tục xuất khẩu. Mới đây, Công ty CP Ba Huân đã xuất khẩu thành công trứng gà tươi sang Hồng Kông – Trung Quốc với khối lượng 1 container/tuần.

Năng lực sản xuất nguyên liệu vẫn còn hạn chế

Tính đến nay, Việt Nam đã lọt top 10 thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Cục Chăn nuôi cũng đặt mục tiêu năm 2023, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi sẽ tiếp tục đà tăng từ 4,5% đến 5,0%.

Mặc dù triển vọng chung của toàn ngành được dự báo khả quan và tiềm năng, nhưng để đạt được con số tăng trưởng trên, các nhà sản xuất đòi hỏi sẽ phải thích nghi tốt hơn với các vấn đề, khó khăn bùng nổ kể từ sau đại dịch. Trong đó, chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi vẫn là bài toán nan giải đặt ra cho các doanh nghiệp nội địa từ nhiều năm nay. 

Ông Phạm Thanh Dương, Phó Tổng Giám đốc Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV) cho biết: “Mặc dù là nước nông nghiệp nhưng thực tế Việt Nam lại phải nhập khẩu phần lớn nông sản làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Các loại nguyên liệu này chiếm tới trên 60% giá TĂCN thành phẩm nên chỉ cần thị trường nông sản thế giới biến động thì sẽ tác động ngay tức thì đến toàn bộ chuỗi chăn nuôi trong nước”.

Năng lực sản xuất nguyên liệu tai Việt Nam vẫn còn hạn chế
Năng lực sản xuất nguyên liệu tai Việt Nam vẫn còn hạn chế

Ngô, đậu tương, khô đậu tương và lúa mì là những loại nông sản chính mà các doanh nghiệp Việt Nam phải chi hàng tỷ USD để nhập về hàng năm. Hiện nay, Việt Nam đang là nước nhập khẩu khô đậu tương lớn thứ 3 và nhập khẩu ngô lớn thứ 6 trên thế giới.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, giống và thức ăn được xem là 2 điều kiện cơ bản và quan trọng nhất quyết định tính cạnh tranh trong ngành. Để cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại với nguồn lực tài chính dồi dào cùng công nghệ tiên tiến, các nhà máy và hộ sản xuất vẫn cần giải pháp dài hạn cho mắt xích nguồn nguyên liệu.

Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi trong năm 2023

Sang quý 2/2023, giá thức ăn chăn nuôi của Việt Nam sẽ giảm, phần nào gỡ khó cho hộ nuôi gia súc, gia cầm”, ông Dương Tất Thắng nhận định, đồng thời cho biết hiện nay, hầu hết thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã được đưa về 0%; chỉ còn riêng mặt hàng khô dầu đậu tương còn chịu mức thuế 2% và đang được kiến nghị đưa về 0%. Trong khi giá nhập khẩu một số chủng loại nguyên liệu sản xuất đã giảm so với năm 2022 như: đậu tương, lúa mỳ, ngô…

Nhìn chung, để giảm thiểu mức độ lạm phát lúc này cần người dân tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cũng như tối ưu công thức thức ăn. Vì thức ăn chiếm chi phí lớn nhất trong chăn nuôi nên việc cải thiện tỷ lệ biến đổi thức ăn là vô cùng quan trọng đối với nhà sản xuất thức ăn và nông dân. 

 Giá thức ăn chăn nuôi của Việt Nam được dự đoán sẽ giảm trong thời gian tới
Giá thức ăn chăn nuôi của Việt Nam được dự đoán sẽ giảm trong thời gian tới

Trên đây là toàn bộ báo cáo về Thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam trong Quý I/2023. Hy vọng trong thời gian tới tình hình sẽ có những chuyển biến tích cực hơn và khắc phục được những yếu điểm còn hạn chế.

Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về thị trường đa lĩnh vực, vui lòng liên hệ Goodgood.vn để được tư vấn và hỗ trợ.

————————

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://goodgood.vn/

Hotline: 0973 405 082

Email: contact@actgroup.com.vn

Địa chỉ: Số 27, Ngõ 16 Hoàng Cầu, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm