Báo cáo ngành công nghệ thông tin 2020

 Báo cáo ngành công nghệ thông tin 2020

Ngành công nghệ thông tin và viễn thông sẽ được hưởng lợi từ yếu tố chu kỳ trên thế giới cũng như sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam. Các chính sách đầy tham vọng của Chính phủ sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp trong ngành này tiến xa. Dưới đây là báo cáo ngành công nghệ thông tin 2020. Mời quý đọc giả tham khảo!

Thị trường truyền thống đã bão hòa

Lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam ghi nhận nhiều bước tiến trong việc hiện đại hóa và mở rộng hệ thống trong thời gian qua. Tuy nhiên, giới phân tích đánh giá thị trường viễn thông truyền thống trong thời gian tới sẽ khó có thể kỳ vọng vào mức tăng trưởng cao.

Theo số liệu thống kê của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin & Truyền thông, năm 2019 cả nước có khoảng 125.7 triệu thuê bao di động. Với tổng dân số khoảng 96.2 triệu người thì trung bình mỗi người dân sẽ sở hữu 1.30 thuê bao di động, gần ngang bằng với các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản. Điều này cho thấy thị trường đã bão hòa và việc phát triển thêm thuê bao mới sẽ gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, xu hướng phát triển ngày càng mạnh của các ứng dụng OTT (Over-The-Top application) như Facebook, Zalo, Skype, Viber,… cũng sẽ khiến cho doanh thu từ dịch vụ viễn thông truyền thống suy yếu nhanh hơn.

Mạng 5G sẽ là động lực phát triển mới cho ngành công nghệ thông tin 

Mạng 5G là tác nhân quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số diễn ra nhanh và hiệu quả trên diện rộng. Trước đây, các tập đoàn lớn thường nhìn vào cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước,… khi đến đầu tư vào một quốc gia. Ngày nay, hạ tầng còn bao gồm các kết nối tốc độ cao, mạng viễn thông và di động. Việt Nam hiện là một trong số những quốc gia sớm triển khai 5G, đây được xem là yếu tố giúp thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn.

Hiện có hơn 60 nhà mạng ở 30 quốc gia đã triển khai thương mại công nghệ 5G. Hơn 380 nhà mạng ở 120 quốc gia đang đầu tư để chuẩn bị triển khai 5G thương mại trong thời gian sắp tới. Dự kiến đến năm 2023, sẽ có khoảng 1 tỷ kết nối 5G trên toàn cầu và sẽ tăng lên 2.8 tỷ vào năm 2025.

Theo GSMA Intelligence, số lượng thuê bao 5G tại Việt Nam dự kiến sẽ chiếm khoảng 5% tổng số lượng thuê bao di động trong năm 2025. Mặt khác, việc triển khai sớm dịch vụ 5G cũng có thể sẽ giúp doanh thu của các nhà mạng di động Việt Nam tăng thêm khoảng 300 triệu USD/năm từ năm 2025. Hiện Viettel, VNPT và MobiFone là các nhà mạng đang thử nghiệm 5G, dự kiến trong năm 2021 sẽ chính thức thương mại hóa dịch vụ.

Song, dự kiến các nhà mạng sẽ cần phải đầu tư khoảng 1.5 – 2.5 tỷ USD cho hạ tầng công nghệ trong 5 năm tới để triển khai cũng như phát huy tối đa tốc độ của 5G.

Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ

Chuyển đổi số đang được ứng dụng ngày một rộng rãi trong hầu hết các doanh nghiệp trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030.

Trong đó nêu rõ định hướng phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, phấn đấu từng bước làm chủ công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới, hợp tác nhưng không phụ thuộc vào các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài.

Mục tiêu đến năm 2025 – 2030 sẽ phát triển 70,000 – 100,000 doanh nghiệp công nghệ số; giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng bình quân từ 10 – 20%/năm; đóng góp từ 10 – 20% tăng trưởng GDP; Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI), thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm