Ngành gia dụng tại thị trường Việt Nam – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
Báo cáo ngành BĐS 2021 | Toàn cảnh thị trường bất động sản ở Việt Nam 2021
Nội dung bài viết :
Năm 2021 khép lại, 1 năm thêm nhiều các khó khăn với thị trường bất động sản (BĐS). Thị trường BĐS liên tục mất cân đối cung – cầu, những cơn “sốt đất” xảy ra sau mỗi đợt dịch Covid – 19. Năm 2021 cũng là một năm với nhiều cơ chế mới giúp “khơi thông” thị trường BĐS nhưng lại kết thúc với việc đấu giá đất ở Thủ Thiêm đạt mức kỷ lục chưa từng có tại Việt Nam. Năm 2022, các chuyên gia vẫn kỳ vọng nhiều vào sự phục hồi của ngành BĐS, hãy cùng Goodgood điểm lại một vài sự kiện nổi bật của thị trường BĐS năm 2021 trong bài viết dưới đây.
Những “cơn sốt đất” nổ ra trên diện rộng
Theo số liệu tổng hợp báo cáo từ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, vào những tháng đầu năm 2021. Đặc biệt là tháng 1, tháng 2 và tháng 3, tình trạng “sốt đất” xảy ra trên cả nước, kéo dài từ Bắc vào Nam. Theo báo cáo, ở khắp các khu vực trên cả nước, mức tăng bình quân từ 30% đến 100%. Một vài ví dụ có thể kể đến như đất ở Ba Vì – Hà Nội tăng 75%, Bắc Ninh tăng 28%, Bắc Giang tăng 37%, Hải Dương tăng 19%. Đáng chú ý hơn, một số địa bàn trên cả nước còn ghi nhận mức tăng giá đất đạt mức kỷ lục từ 150% tới 300% như đất tại huyện Việt Yên, Lục Nam, Yên Dũng,… tại tỉnh Bắc Giang tăng trung bình 2 đến 3 lần so với thời điểm cuối năm 2020.
Thị trường bất động sản năm 2021 với nhiều biến động
Theo chuyên gia, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc cơn sốt đất diễn ra đó là:
- Dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ mạnh vào việc phát triển công nghiệp, kéo theo đó là nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng gia tăng khiến giá đất ở nhiều vùng tăng vọt.
- Thông tin quy hoạch, phát triển hạ tầng khiến nhiều nhà đầu tư kỳ vọng như quy hoạch ven sông Hồng, hay một số huyện ở Hà Nội lên quận, quy hoạch Thủ Đức, Đà Nẵng lên thành phố,…
- Thêm vào đó, sốt đất còn do cò đất, giới đầu nậu thổi giá.
Giá thị trường bất động sản tăng do giá nguyên vật liệu tăng
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, 6 tháng đầu năm 2021, chỉ số giá xây dựng tăng gần 4% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chính là do sự tăng giá của các loại VLXD (Vật liệu xây dựng) đầu vào như: giá nhựa đường tăng 9 – 0%, giá thép xây dựng tăng từ 30 – 40%, giá xi măng tăng từ 5 – 20%.
Thêm vào đó, đến đầu quý 4 năm 2021, thị trường lại tiếp tục ghi nhận đợt tăng giá mới của vật liệu xây dựng, các đơn vị cung cấp VLXD đồng loại tăng với mức giá tăng từ 5% đến 20%.
Giá bất động sản liên tục tăng “chót vót” trong năm 2021
Theo đại diện Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao có ảnh hưởng trực tiếp tới giá nhà. Cụ thể hơn, chi phí về đất (chiếm khoảng 15% đối với nhà chung cư, 30% với nhà phố, 50% với nhà biệt thự); chi phí xây dựng (bao gồm nhân công, vật liệu, lắp đặt thiết bị,…) chiếm khoảng 60% giá thành xây dựng của bất động sản. Chính vì thế, giá nhà năm 20201 bị đẩy giá tăng thêm từ 10% đến 15% so với năm 2020.
Nhiều chính sách mới tác động tới ngành BĐS 2021
Năm 2021 là năm đầu tiên nhà nước thực thi nhiều những luật, bộ luật sửa đổi mới, bổ sung liên quan đến thị trường bất động sản như: Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường, Luật nhà ở,… kết hợp cùng Luật Xây dựng (sửa đổi) đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật liên quan đến việc chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư , công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở, bất động sản.
Chưa dừng lại ở đó, hàng loạt các Nghị định, Thông tư thay thế, sửa đổi và bổ sung được ban hành mới với mục tiêu tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng. Có thể kể đến như Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có nhiều điểm mới liên quan tới sổ đỏ, giúp giải quyết phần nào vướng mắc, bất cập trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian vừa qua.
Theo Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về xây dựng, cải tạo lại nhà chung cư, quy định chi tiết về việc kiểm định, đánh giá lại chất lượng nhà chung cư, từ đó lập và phê duyệt kế hoạch để xây dựng và cải tạo lại. Những yêu cầu về quy hoạch đối với các khu vực cải tạo hoặc việc lựa chọn chủ đầu tư cho dự án…Những quy định mới này kỳ vọng sẽ giải quyết được việc cải tạo chung cư cũ thoát khỏi các tình trạng chậm tiến độ bởi những rào cản của chính sách.
Nhiều chính sách mới tác động tới ngành BĐS 2021
Nghị định 54/2021/NĐ-CP và Nghị định 25/2020/NĐ-CP đã tháo được nút thắt của các dự án bất động sản về thủ tục giao đất cho nhà đầu tư trúng thầu. Nghị định 68/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết; Nghị định 49/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Theo ý kiến từ nhiều chuyên gia, kết quả đấu giá đất ở mức cao kỷ lục vào năm 2021 có thể khiến giá bất động sản tăng đột biến theo phản ứng dây chuyển, thị trường sẽ thiết lập nên một mặt bằng giá mới. Việc tăng giá không đúng với bản chất gây ra nhiều hệ lụy như người dân khó tiếp cận với nhà ở vì giá cao, doanh nghiệp phải tăng mức chi phí cho việc sử dụng đất và đặc biệt là việc bồi thường giá đất cho người dân gặp nhiều rào cản.