Ngành gia dụng tại thị trường Việt Nam – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
Báo cáo ngành bảo hiểm 2021: Vượt khó khăn Covid-19, tiếp tục phát triển mạnh mẽ
Nội dung bài viết :
Dịch bệnh Covid-19 kéo dài vừa mang lại những thách thức, những khó khăn lớn cho thị trường bảo hiểm 2021 nhưng nó cũng mở ra nhiều cơ hội cho lĩnh vực nhiều tiềm năng này.
Báo cáo bảo hiểm năm 2021: Tổng doanh thu phí tăng cao
Theo thông tin từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài Chính cho biết: tính tới cuối năm 2021, ngành bảo hiểm tại Việt Nam có 76 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Trong đó, có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 24 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ của nước ngoài.
Trong năm 2021, tổng tài sản của thị trường ngành bảo hiểm ước đạt 710,002 tỷ Việt Nam Đồng, tăng 23,86% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 577,069 tỷ Việt Nam Đồng, tăng 22,24% so với cùng kỳ năm trước. Tổng dự phòng nghiệp vụ thị trường bảo hiểm của năm 2021 ước đạt 455,606 tỷ Việt Nam Đồng, tăng tới 24,89% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu từ các cơ quan quản lý, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của những doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam ước đạt 152,484 tỷ đồng, tăng 19,34% so với cùng kỳ năm trước. Còn về tổng doanh thu cho phí bảo hiểm năm 2021 đạt 214,958 tỷ đồng, tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu phí bảo hiểm năm 2021 tăng cao
Tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới trong năm 2021 ước đạt 12,715 tỷ Việt Nam Đồng, tăng 14,8% so với năm trước. Cụ thể hơn, phí tái bảo hiểm thu xếp qua môi giới đạt 5,216 tỷ Việt Nam Đồng, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước, phí bảo hiểm gốc thu xếp qua môi giới ước đạt 7.499 tỷ Việt Nam Đồng, tăng 8,76% so với năm trước.
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có tổng doanh thu năm 2021 đạt 990 tỷ Việt Nam Đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Chi tiết hơn, hoa hồng cho môi giới bảo hiểm 2021 đạt 941 tỷ Việt Nam Đồng, tăng 14,83% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu tài chính và doanh thu khác đạt 17 tỷ Việt Nam Đồng, doanh thu phí dịch vụ ước đạt 32 tỷ Việt Nam Đồng.
Dịch Covid 19 khiến ngành bảo hiểm gặp nhiều khó khăn và thách thức
Theo báo cáo của cục Quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm, mặc dù tình hình dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, khiến ngành bảo hiểm gặp nhiều thách thức và khó khăn nhưng Cục Quản lý cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra trong năm 2021. Từ công tác xây dựng và hoàn thiện các điều lệ, thể chế đến những công tác phát triển thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ và nhiều các nhiệm vụ khác.
Dưới sự chỉ dẫn của các Lãnh đạo thuộc Bộ Tài chính, Cục Quản lý thị trường Bảo hiểm đã thường xuyên tổ chức các chương trình đánh giá, rà soát tiến độ thực hiện các nhiệm vụ. Để từ đó, có những biện pháp kịp thời nhằm điều chỉnh quy chế, quy trình trong nội bộ đơn vị trực, thuộc hoặc báo cáo với các cấp trên có thẩm quyền.
Hiệu suất trung gian của các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm 2021
Báo cáo bảo hiểm 2021: Môi giới bảo hiểm
Trong năm 2021, hoạt động môi giới bảo hiểm được đánh giá là phát triển ổn định, góp phần to lớn hỗ trợ thị trường bảo hiểm phát triển hơn. 3 công ty có thị phần lớn nhất đó là Aon, Marsh, Willis Tower Watsons với tổng thị phần là 85.9%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có thị phần là 92.5% trong khi thị phần của các công ty trong nước chỉ đạt 7.5%.
Báo cáo bảo hiểm 2021: Tái bảo hiểm
2 doanh nghiệp tái bảo hiểm của Việt Nam là VINARE và PVIRe. Cả 2 đơn vị này đều có sự tăng trưởng đáng kể về cả doanh thu. Tuy nhiên, lợi nhuận trong tương lai dự kiến sẽ không thay đổi nhiều.
Báo cáo bảo hiểm 2021: Bancassurance
Trong những năm trở lại đây, bảo hiểm đã và đang là ngành mũi nhọn trong kế hoạch phát triển của nhiều ngân hàng thương mại. Theo thống kê của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, doanh thu bảo hiểm mới chiếm khoảng 90% doanh thu bảo hiểm toàn thị trường, trong đó bancassurance chiếm khoảng 30%. Các công ty bảo hiểm thay vì đào tạo lực lượng lao động, họ đã cạnh tranh để trả trước hàng trăm triệu USD cho các ngân hàng để phân phối các dịch vụ bảo hiểm của họ.
Báo cáo bảo hiểm 2021: Rào cản gia nhập ngành
Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa những công ty TOP đầu. Qua đó, các doanh nghiệp nhỏ, chưa mạnh về công nghệ có thể khó phát triển và tiềm ẩn rủi ro thua lỗ trong dài hạn. Thậm chí, có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho công ty bảo hiểm, khách hàng và cơ quan quản lý.
Báo cáo bảo hiểm 2021: Vòng đời của ngành
Theo số liệu báo cáo từ AXCO, nước ta có mức thâm nhập thấp hơn so với một số nước đồng cấp khác thể hiện qua tỷ lệ đóng góp GDP và phí bảo hiểm trên người. Thêm vào đó, ngành bảo hiểm đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về giá trị và quy mô thị trường trong những năm gần đây.
Tổng phí bảo hiểm của Việt Nam đã tăng từ 36.552 tỷ Việt Nam Đồng vào năm 2011 lên 182.654 tỷ Việt Nam Đồng vào năm 2020. Tốc độ CAGR đạt 19.57% và đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường bảo hiểm phát triển mạnh và nhanh nhất trong toàn khu vực.
Báo cáo bảo hiểm 2021: Nhu cầu sử dụng bảo hiểm của khách hàng
Với sự phát triển của thời đại 4.0, những công nghệ hiện đại như phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây, blockchain hay trí tuệ nhân tạo,… các công ty bảo hiểm có thể dễ dàng tập trung vào cách tiếp cận mục tiêu khi xác định được các nhóm khách hàng mục tiêu của mình là ai. Với khối lượng thông tin khách hàng ngày càng đa dạng và dồi dào, giá bán các sản phẩm bảo hiểm dần trở nên chính xác và công bằng hơn.
Dự báo tăng trưởng ngành bảo hiểm năm 2022
Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết, năm 2022 mặc dù diễn biến Covid – 19 vẫn còn nhiều phức tạp và khó khăn tuy nhiên thị trường bảo hiểm vẫn dự kiến tăng trưởng tích cực. Theo đó, hầu hết các chỉ tiêu quan trọng đều dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 2 con số.
Theo ước tính, tổng tài sản ngành bảo hiểm năm 2022 ước đạt 808,908 tỷ đồng, tăng thêm 13.93% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng số vốn đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt khoảng 677,036 tỷ Việt Nam Đồng, tăng 17,32% so với 2021. Tổng dự phòng của nghiệp vụ bảo hiểm năm 2022 ước đạt 533.758 tỷ Việt Nam Đồng, tăng 18,03% so với năm 2021. Theo số liệu thống kê, chi trả quyền lợi cho bảo hiểm trong năm 2022 dự kiến sẽ đạt 58.291 tỷ Việt Nam Đồng, tăng 17,61% so với cùng kỳ năm 2021.
TOP 10 công ty Bảo hiểm nhân thọ được đánh giá uy tín nhất năm 2021
Tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới dự kiến sẽ đạt 14,513 tỷ Việt Nam Đồng vào năm 2022, tăng 14,15% so với năm 2021. Doanh thu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm ước đạt 1.108 tỷ Việt Nam Đồng vào năm 2022, tăng 11,8%.
Năm 2022, thị trường ngành bảo hiểm sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm có sửa đổi để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 5 năm 2022. Thêm vào đó, sẽ tiến hành xây dựng thêm nghị định và thông tư hướng dẫn luật.
Trong năm 2022, các cơ quan quản lý sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động đánh giá doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm theo định kỳ. Từ đó, kịp thời phát hiện các sai phạm để báo cáo lên Bộ có phương án xử lý nhanh gọn. Ngoài ra Cục quyết tâm thực hiện dự án “hệ thống thông tin quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm” nhằm mang tới nhiều phương pháp quản lý hiệu quả hơn.