Báo cáo ngành bán lẻ 2020: Các yếu tố ảnh hưởng – thực trạng thị trường Việt Nam

 Báo cáo ngành bán lẻ 2020: Các yếu tố ảnh hưởng – thực trạng thị trường Việt Nam

Ngành bán lẻ được nhận định là ngành kinh doanh đóng vai trò quan troṇ g trong nền kinh tế Việt Nam. Quy mô toàn thi ̣trường bán lẻ là 142 tỷ USD, đóng góp vào 59% GDP cả nước. Với tốc đô ̣tăng trưởng ngành bán lẻ luôn cao từ gấp rưỡi đến gấp đôi tăng trưởng GDP cả nước và tỷ trọng lớn trên tổng GDP thì đầu tư vào bán lẻ chính là đầu tư vào tương lai nền kinh tế tại Việt Nam. Dưới đây là báo cáo ngành bán lẻ 2020 các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng thị trường. 

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành bán lẻ

– Yếu tố kinh tế vĩ mô 

Sự tăng trưởng GDP trong thời gian qua cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục. Kinh tế Việt Nam năm 2019 tiếp tuc̣ đánh dấu 1 năm khởi sắc trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại. Mức tăng trưởng năm 2019 tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011-2017. Năm 2019, Viêṭ Nam cũng đạt được nhiều thành tựu lớn trong việc ký kết các hiệp định thương mại tự do.

– Yếu tố dân số 

Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng dân số khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với dân số tăng mạnh từ 88 triệu người năm 2010 lên hơn 96 triệu người trong năm 2019, Việt Nam có dân số đông thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới. Trong cơ cấu dân số Việt Nam, tỷ trọng dân số trẻ trong độ tuổi lao động luôn chiếm trên 50% và có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây. 

– Yếu tố đô thị hóa 

Mặc dù Việt Nam là nước trong top tỉ lệ đô thị hóa thấp nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, chỉ 35% trong khi ở Phillipines và Thái Lan thì tỉ lệ này lần lượt là 44% và 53%. Nhưng lại là nước có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất, dự đoán hơn 2.6%/năm cho giai đoạn từ 2015 đến 2020. Tốc độ đô thị hóa nhanh là mảnh đất màu mỡ cho ngành bán lẻ.

– Yếu tố dịch bệnh 

Covid-19 đã tác động thay đổi nhu cầu và hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, doanh thu các tháng đầu năm 2020 của nhóm siêu thị tăng trên 10% so với cùng kỳ (CK), trong khi nhu cầu chợ truyền thống giảm 40%. Các chuỗi bán lẻ hàng thiết yếu cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng tích cực trong tháng 3. Doanh thu 1 cửa hàng Bách Hóa Xanh (BHX) tăng 35% tháng 3 so với tháng trước, tháng 4 có sụt giảm nhưng vẫn cao hơn mức của tháng 1 và tháng 2 cho thấy người tiêu dùng đang dần chấp nhận loại hình mua sắm mới.

2. Thực trạng của thị trường ngành bán lẻ 

Nền kinh tế Viêṭ Nam được định hướng là nền kinh tế xuất khẩu nhưng tiêu thụ nội địa vẫn đóng một vai trò quan trọng. Quy mô toàn thi ̣trường bán lẻ là 142 tỷ USD đóng góp vào 59% GDP cả nước.

Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng doanh thu bán lẻ tăng mạnh từ 2,9% năm 2015 lên 4,4% năm 2018 vớ i tốc độ ̣tăng trưởng hơn 24%/năm nhờ có:  Tăng trưởng số người dùng internet từ 33 triệu người dùng lên 50 triệu người dùng với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 27.3%/năm. Tăng trưởng đột biến số người dùng di động từ năm 2005 đến năm 2010 tạo cơ hội cho smart phone bùng nổ và xu hướng sử dụng di động để mua hàng online.

Tuy nhiên, tùy từng mặt hàng người tiêu dùng mới có xu hướng mua qua mạng.Giá trị ̣tiêu dùng thương mại điện tử một người một tháng chỉ dưới 700.000 đồng. Đây là một giá tri ̣thấp, cho thấy rằng người tiêu dùng chỉ mua những đồ có giá tri ̣từ thấp đến trung bình như: thời trang, đồ ăn, đồ tạp hóa, đồ công nghệ online, còn laị những đồ có giá tri ̣cao vẫn được mua trực tiếp. 

Trên đây là đánh giá khách quan về báo cáo ngành bán lẻ 2020 tại thị trường Việt Nam. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. 

Xem thêm: Thấu hiểu Shopper Insight để cải thiện 6 chiến thuật in-store dành cho các đơn vị bán lẻ

 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm