Báo cáo ngân hàng bán lẻ Việt Nam trong năm 2022

 Báo cáo ngân hàng bán lẻ Việt Nam trong năm 2022

Những năm gần đây Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ của thương mại điện tử, qua đó thúc đẩy hành vi thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt đang phát triển với tốc độ nhanh chóng qua các kênh online như ví điện tử, ngân hàng trực tuyến và mã QR. Mảng bán lẻ được dự đoán sẽ là động lực cho ngành ngân hàng trong những năm sắp tới. Dưới đây là báo cáo tình hình ngân hàng bán lẻ Việt Nam trong năm 2022. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Tổng quan thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2022

Vietcombank dẫn đầu mảng ngân hàng bán lẻ

Các ngân hàng thương mại cổ phần mang yếu tố nhà nước có lợi thế về mạng lưới điểm giao dịch truyền thống (ATM, phòng giao dịch và chi nhánh). Các ngân hàng này nắm giữ lợi thế cạnh tranh lâu dài nhờ mạng lưới, độ tin cậy và mức độ phổ biến cao của họ. Những ngân hàng này có các chỉ số về thương hiệu tốt ở mức độ phổ biến, mức độ sử dụng và thị phần đối với ngân hàng được sử dụng thường xuyên nhất. 

Tuy nhiên, thước đo trải nghiệm khách hàng của họ, điểm NPS kém hơn mức trung bình của 10 ngân hàng hàng đầu (BIDV là một ngoại lệ). Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, mạng lưới điểm giao dịch không phải là lợi thế cạnh tranh. Theo Bộ Văn hoá Thể thao và du lịch, trong nhóm 10 ngân hàng đầu, hiện chỉ có TP Bank đang tiếp tục đầu tư đáng kể cho việc mở rộng mạng lưới điểm giao dịch. 

Theo kết quả nghiên cứu, Vietcombank đang dẫn đầu trong mảng bán lẻ với mức độ nhận biết lên đến 68% (cao nhất trong top 5 ngân hàng hàng đầu). Trong đó có 29% đã dùng thử, 25% đang sử dụng và 19% sử dụng thường xuyên nhất. Người dùng cho biết, 3 lý do hàng đầu để họ sử dụng Vietcombank thường xuyên nhất đó là: Đây là ngân hàng đáng tin cậy, có mạng lưới ATM rộng khắp (1728 cây ATM và chi nhánh) và Vietcombank cũng là ngân hàng được sử dụng rộng rãi. 

Vietcombank dẫn đầu mảng ngân hàng bán lẻ
Vietcombank dẫn đầu mảng ngân hàng bán lẻ

Cạnh tranh diễn ra năng động ở các thành phố trọng điểm

Tại các thành phố chính có có giá trị giao dịch và kỳ vọng của khách hàng cao hơn, Techcombank thể hiện hiệu suất ấn tượng tại các thành phố này, vượt qua cả Agribank và Vietinbank để cạnh tranh sát sao với BIDV và MB Bank. Techcombank đạt tỷ lệ sử dụng thường xuyên cao nhất tại Hà Nội. Cả ACB và Sacombank đều hoạt động tốt hơn đáng kể ở Tp. Hồ Chí Minh. Trên thực tế, Tp. Hồ Chí MInh cho thấy mức độ cạnh tranh và năng động hơn với nhiều ngân hàng nhỏ đạt được thị phần sử dụng cao hơn so với ở Hà Nội.

Với khách hàng thì việc đổi sang một ngân hàng khác khá phức tạp và tốn thời gian dẫn đến việc khi đã dùng thử một ngân hàng, tỷ lệ chuyển đổi sang sử dụng ngân hàng đó thường xuyên là rất cao. Do đó, việc đơn giản hoá quá trình mở tài khoản sẽ giúp phá bỏ rào cản chính để thu hút việc dùng thử và tăng khả năng gắn bó với ngân hàng.

10 ngân hàng dẫn đầu chiếm hơn 90% thị phần trên tất cả các sản phẩm

Đối với tất cả sản phẩm vay, Vietcombank, Agribank và BIDV là ba ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất với lần lượt là 22%, 21% và 18%. Vietcombank dẫn đầu với cho vay mua nhà (15%), mua ô tô (16%), và tín chấp (19%) trong khi Agribank dẫn đầu mảng cho vay kinh doanh. 

Đối với thẻ tín dụng, Vietcombank vẫn chiếm ưu thế với 20%, tiếp theo là Vietinbank (13%), MBbank (12%) và Agribank (12%). MBbank cùng Techcombank dẫn đầu mảng mua bán cổ phiếu/ trái phiếu (lần lượt là 15% và 14%). 

Tại các thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ, bối cảnh cạnh tranh có sự khác biệt nhất định. Vietcombank chỉ dẫn đầu mảng vay tín dụng (16%) và tín chấp (15%) trong khi Techcombank dẫn đầu mảng cho vay mua ô tô (15%) và kinh doanh cổ phiếu/ trái phiếu (18%). BIDV dẫn đầu mảng cho vay thế chấp (19%) và Agribank dẫn đầu mảng cho vay doanh nghiệp với 22%.

Tỷ lệ ngân hàng được sử dụng thường xuyên nhất trên các sản phẩm (%)
Tỷ lệ ngân hàng được sử dụng thường xuyên nhất trên các sản phẩm (%)

Trải nghiệm khách hàng

TP Bank và ACB có chỉ số Net Promoter Scores (NPS) cao nhất

TP Bank, ACB, Techcombank, Sacombank, BIDV và MB Bank đều được đánh giá là xuất sắc.

Điểm NPS là một thước đo nghiên cứu thị trường được sử dụng rộng rãi dựa trên một câu hỏi khảo sát duy nhất yêu cầu người trả lời đánh giá khả năng họ sẽ giới thiệu ngân hàng của mình cho bạn bè người thân. NPS thường được sử dụng như một chỉ số về lòng trung thành của khách hàng cũng như phản ánh tiềm năng phát triển của một thương hiệu trong tương lai. 

10 ngân hàng hàng đầu ghi nhận NPS cao (trung bình là 74). Vietcombank, Agribank và Vietinbank là những ngân hàng mạnh nhưng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để cải thiện trải nghiệm của khách hàng khi các ngân hàng này có hiệu suất thấp hơn mức trung bình của 10 ngân hàng hàng đầu. Các ngân hàng dẫn đầu đang làm tốt về đội ngũ nhân viên, cơ sở vật chất và dịch vụ khách hàng. 

Phí và chất lượng sản phẩm là các yếu tố quan trọng nhất 

Phí và chất lượng sản phẩm, dịch vụ ảnh hưởng nhiều nhất lên chỉ số NPS. Các ngân hàng top đầu đạt được mức độ hài lòng cao về các yếu tố này. Tuy nhiên, các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến, quy trình và thủ tục nhanh gọn hiệu quả có xu hướng tác động lớn đến NPS vẫn còn dư địa để cải thiện. 

Các chi nhánh và mạng lưới ATM không còn là ưu tiên hàng đầu trong việc giới thiệu ngân hàng, thay vào đó là mức độ số hóa các sản phẩm và dịch vụ.

Điểm NPS của các ngân hàng nổi bật
Điểm NPS của các ngân hàng nổi bật

Đà phát triển của các ngân hàng bán lẻ

Chuyển đổi số tác động lớn lên mảng bán lẻ của ngân hàng

Các ngân hàng không có vốn nhà nước đang làm tốt hơn trên chỉ số NPS. MBbank và Techcombank có hiệu suất thương hiệu tốt hơn đáng kể tại các thành phố trọng điểm là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ. Hai thương hiệu này cũng có tỷ lệ sử dụng giao dịch chứng khoán cao nhất và tỷ lệ sử dụng dịch vụ ngân hàng số của họ tương đương với tỷ lệ của các ngân hàng thương mại cổ phẩn lớn có vốn nhà nước. 

Về truyền thông và xây dựng thương hiệu, các thương hiệu chưa cho thấy hiệu quả nổi bật, ngoại trừ Techcombank. Nỗ lực xây dựng thương hiệu của Techcombank cho thấy hiệu quả tích cực nhất khi tạo được sự liên kết chặt chẽ yếu tố cốt lõi tác động đến sức hấp dẫn chung của ngân hàng như được nhiều người giới thiệu, trải nghiệm khách hàng tốt, sản phẩm tốt và được sử dụng rộng rãi. 

Một số ngân hàng đã chọn phát triên ngân hàng số hoàn toàn của riêng mình, chẳng hạn như; CAKE, TIMO, TNEX và OCTO.

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của các ngân hàng

Chỉ số sức mạnh thương hiệu (Brand Power Index – BPI) được đo lường bằng hành vi và thái độ của khách hàng đối với các ngân hàng. Chỉ số BPI này phản ánh tiềm năng tăng trưởng của mổi ngân hàng. 

Do lĩnh vực ngân hàng bán lẻ trước đây được thúc đẩy bởi khả năng tiếp cận vật lý (mạng lưới chi nhánh và ATM truyền thống), mô hình dưới đây minh hoạ BPI song song với khả năng tiếp cận vật lý để hiểu sâu hơn về hiệu suất của yếu tố này. 

Hiệu suất trung bình của các ngân hàng hàng đầu
Hiệu suất trung bình của các ngân hàng hàng đầu

Chỉ số sức khoẻ thương hiệu (BPI) của các ngân hàng

Lưu ý rằng mô hình này phản ánh hành vi và thái độ của khách hàng trải rộng trên toàn quốc Tuy nhiên, một số ngân hàng chỉ tập trung vào các khu vực hoặc thành phố cụ thể. 

Mặc dù có ít điểm giao dịch truyền thống hơn nhưng MBbank có BPI cao nhờ mạng lưới rộng khắp toàn quốc (phủ sóng 53 tỉnh/thành phố) trong khi Techcombank chú trọng nhiều đến các thành phố trọng điểm, đặc biệt là Hà Nội, nơi ngân hàng này dẫn đầu về chỉ số BPI. Techcombank thể hiện nỗ lực nhất quán đối với chiến lược kinh doanh của mình; “chỉ tập trung vào khách hàng chất lượng cao, không phải thị trường đại chúng”. 

Trên đây là sơ lược báo cáo ngân hàng bán lẻ Việt Nam năm 2022. Tổng kết lại có thể thấy, ngân hàng bán lẻ có tiềm năng tăng trưởng lớn đi cùng mức độ cạnh tranh cao. Các ngân hàng dẫn đầu đang mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng. Việt cải thiện trải nghiệm kỹ thuật số của khách hàng và hệ sinh thái của các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số được dự đoán là yếu tố cạnh tranh cốt lõi trong tương lai.

Để cập nhật thêm thông tin chi tiết về tình hình ngân hàng bán lẻ Việt nam cũng như các vấn đề khác liên quan đến số liệu thị trường đa lĩnh vực, vui lòng liên hệ Goodgood.vn để được tư vấn và hỗ trợ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://goodgood.vn/

Hotline: 0973 405 082

Email: contact@actgroup.com.vn

Địa chỉ: Số 27, Ngõ 16 Hoàng Cầu, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm