Tổng kết những xu hướng Mobile Marketing nổi bật năm 2023

 Tổng kết những xu hướng Mobile Marketing nổi bật năm 2023

Theo đánh giá của Harvard Business Review, năm 2023 là giai đoạn các doanh nghiệp phải trải qua nhiều biến động trước hàng loạt các vấn đề như suy thoái kinh tế, chi tiêu tiêu dùng giảm, chuỗi cung ứng bị đứt quãng ở nhiều nơi,… Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch cắt giảm ngân sách cho các hoạt động, trong đó bao gồm ngân sách quảng cáo và tiếp thị trên di động (Mobile Marketing).

Xem thêm: Xu hướng marketing nổi bật trong năm 2023

Trong bối cảnh ngân sách quảng cáo bị thắt chặt, các thương hiệu đã lựa chọn những cách thức Marketing nào để gây ấn tượng với người tiêu dùng? Cùng Goodgood tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bùng nổ Generative AI (Trí tuệ nhân tạo tạo sinh)

Nửa đầu năm 2023, loạt ứng dụng như ChatGPT, Bard, Bing,… đã “làm mưa làm gió” trên khắp các trang mạng xã hội. Bằng việc tạo ra những kết quả mới (nội dung, hình ảnh, thậm chí bộ mã máy tính,…) dựa trên nền tảng dữ liệu huấn luyện, những ứng dụng tích hợp Generative AI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) – một hình thái mới của AI, đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của các thương hiệu bởi những lợi ích mà chúng mang lại.

Với tính sáng tạo và ứng dụng cao, AI tạo sinh đã được nhiều thương hiệu đưa vào các hoạt động quảng cáo và Mobile Marketing nhằm tối ưu nguồn lực, chi phí, nâng cấp trải nghiệm khách hàng. Chẳng hạn như:

– Hỗ trợ sáng tạo nội dung và thiết kế hình ảnh cho các chiến dịch truyền thông.

– Dịch thuật nội dung sang nhiều ngôn ngữ khác nhau.

– Mua quảng cáo và đề xuất các vị trí hiển thị quảng cáo phù hợp.

– Cải thiện tương tác với khách hàng thông qua trải nghiệm trò chuyện và tìm kiếm nâng cao.

– Thu thập và khám phá lượng lớn dữ liệu thông qua các tiếp xúc với khách hàng nhằm cung cấp những đề xuất cải tiến trải nghiệm khách hàng cho doanh nghiệp, hỗ trợ các công việc lặp đi lặp lại và nhiều hơn thế nữa.

AI tạo sinh được nhiều thương hiệu đưa vào các hoạt động quảng cáo và Mobile Marketing trong năm 2023
AI tạo sinh được nhiều thương hiệu đưa vào các hoạt động quảng cáo và Mobile Marketing trong năm 2023

Gamification marketing

Hình thức tiếp thị qua trò chơi hay còn gọi là Gamification Marketing vốn không còn quá xa lạ với doanh nghiệp. Khi các hình thức quảng cáo truyền thống với tỷ lệ tương tác, tỷ lệ duy trì và khả năng thu hút sự chú ý của người dùng ngày càng giảm, thì Gamification được xem là giải pháp tối ưu nhất để giúp doanh nghiệp vực dậy trong giai đoạn khó khăn này.

Gamification Marketing là quá trình kết hợp cơ chế trò chơi vào các ứng dụng thực tiễn trong Marketing để gia tăng sự tương tác và gắn kết người dùng. Bằng cách sử dụng các cơ chế trò chơi như điểm số, huy hiệu, bảng xếp hạng và phần thưởng, Gamification làm cho hoạt động tương tác với thương hiệu và mua sắm trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. game kích thích tính thử thách và cạnh tranh, tạo ra một trải nghiệm thú vị cho khách hàng, từ đó thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh. Vì thế mà có không ít các tập đoàn lớn như Starbucks, Nike, Coca-Cola, Dominos, Shopee, Tiki… cũng ứng dụng Gamification vào hoạt động Marketing.

Gamification được xem là giải pháp tối ưu nhất để giúp doanh nghiệp vực dậy trong giai đoạn khó khăn này
Gamification được xem là giải pháp tối ưu nhất để giúp doanh nghiệp vực dậy trong giai đoạn khó khăn này

Năm 2023 chứng kiến ​​Gamification bước lên một tầm cao mới về khả năng tiếp cận và tính tương tác với người dùng khi được tích hợp các công nghệ như Thực tế tăng cường (AR), Thực tế ảo (VR) và Thực tế hỗn hợp (MR), giúp trò chơi trở nên sống động và thu hút người chơi hơn. Đặc biệt, nhiều công ty cũng chú trọng vào việc cá nhân hóa trò chơi giúp tạo ra cảm xúc tích cực giữa khách hàng và thương hiệu. Các tính năng tích hợp mạng xã hội có sẵn cho phép các chiến dịch triển khai được lan tỏa nhanh chóng và giảm đến 50% chi phí cho mỗi lượt tương tác của người dùng.

Song, có không ít doanh nghiệp cho rằng, việc xây dựng game hoàn chỉnh cho khách hàng chỉ dành cho những ông lớn trong ngành vì họ không có team lập trình, khó có thể thiết kế game chuyên nghiệp, không biết nên lựa chọn hình thức game nào phù hợp với mô hình kinh doanh của công ty và chưa có công cụ để kiểm soát dữ liệu khách hàng cũng như đo lường hiệu quả chiến dịch. Thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thực hiện được các chiến dịch game với chi phí tối ưu hơn bằng hệ thống game có sẵn được đề xuất trên The Master Channel.

Năm 2023 chứng kiến ​​Gamification bước lên một tầm cao mới về khả năng tiếp cận và tính tương tác với người dùng
Năm 2023 chứng kiến ​​Gamification bước lên một tầm cao mới về khả năng tiếp cận và tính tương tác với người dùng

Quảng cáo trên siêu ứng dụng (Super app)

Super App hay còn gọi là siêu ứng dụng chứa vô vàn ứng dụng con (Mini App) cung cấp đa dạng các tính năng và dịch vụ, từ gọi xe, đặt đồ ăn, đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay, vé xem phim cho đến việc trò chuyện, giải trí, mua sắm, thanh toán trực tuyến,… Để dễ hình dung, bạn có thể nghĩ đến các siêu ứng dụng phổ biến tại Việt Nam như Momo, Grab hoặc Shopee,…

Thay vì phải sử dụng nhiều ứng dụng riêng lẻ, người dùng có thể tiếp cận nhiều dịch vụ tiện ích thông qua một nền tảng tập trung duy nhất là Super App. Việc hội tụ “mọi thứ trong một” không chỉ giúp đơn giản hóa trải nghiệm người dùng mà còn tiết kiệm không gian lưu trữ trên điện thoại và thời gian chuyển đổi giữa các ứng dụng, mang lại sự tiện lợi và nhanh chóng cho người dùng.

Super app giúp đơn giản hóa trải nghiệm người dùng 
Super app giúp đơn giản hóa trải nghiệm người dùng

Nếu chỉ là câu chuyện tập hợp các tính năng của doanh nghiệp trên Super App cho người dùng của họ thì có lẽ Super App vẫn chưa đạt đến sự linh động cao nhất. Lấy ví dụ về Grab, ứng dụng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam với chức năng đặt xe ban đầu đã phát triển thêm các chức năng đặt đồ ăn, cổng thanh toán, tài chính. Dù đã có hàng loạt chức năng nhưng ứng dụng Grab vẫn chỉ xoay quanh câu chuyện giữa công ty Grab và khách hàng của họ. Hay để giải thích dễ hiểu hơn thì một doanh nghiệp khác như Nutifood không thể tương tác với khách hàng của Nutifood thông qua Grab.

Nhưng với các Super App ở cấp độ như WeChat ở Trung Quốc hay ứng dụng nhắn tin Zalo ở Việt Nam thì việc này hoàn toàn khả thi. Những nền tảng này giúp tất cả doanh nghiệp có thể xây dựng kênh tương tác và truyền thông của chính mình ngay trên đó. Không chỉ xây kênh tương tác với OA (Official Account) hay Mini App, doanh nghiệp có thể tiếp cận lượng người dùng khổng lồ trên nền tảng này, chẳng hạn với 74 triệu người dùng thường xuyên của Zalo và 35 triệu người dùng thế hệ Gen Z của MoMo.

Super app được nhận định là “tương lai đã được nhìn thấy” của các doanh nghiệp Việt Nam
Super app được nhận định là “tương lai đã được nhìn thấy” của các doanh nghiệp Việt Nam

Super App là công nghệ đã và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới trong thời gian vừa qua và được nhận định là “tương lai đã được nhìn thấy” của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong năm vừa qua, đã có nhiều doanh nghiệp lựa chọn Super App làm kênh tương tác chủ đạo (hay còn gọi là The Master Channel) với khách hàng như Coca-Cola, Mead Johnson, Highlands,…

Sự phát triển trong việc tiếp cận người dùng thông qua các ứng dụng nhắn tin

Kết nối với khách hàng qua các nền tảng nhắn tin không chỉ là một xu hướng mà nó còn là một điều tất yếu với các doanh nghiệp trong thời đại hiện nay. Theo báo cáo chuyên sâu về nền tảng nhắn tin và mạng xã hội được thực hiện bởi trường Đại học RMIT và Adtima (2023) cho thấy, Việt Nam hiện có 77.93 triệu người sử dụng Internet, xếp thứ 39 trên toàn cầu. Trong đó, 74% người dùng Internet luôn kết nối thông qua các ứng dụng nhắn tin thường xuyên và Zalo là nền tảng phổ biến nhất với người dùng Việt, tiếp theo là Facebook Messenger (73%), Viber (33%) và Skype (32%) lần lượt xếp thứ ba và thứ tư, trong khi các ứng dụng nhắn tin khác có tỷ lệ sử dụng thấp ở Việt Nam chẳng hạn như WhatsApp (26%) và Line (23%).

Kết nối với khách hàng qua các nền tảng nhắn tin là điều tất yếu với các doanh nghiệp trong thời đại hiện nay
Kết nối với khách hàng qua các nền tảng nhắn tin là điều tất yếu với các doanh nghiệp trong thời đại hiện nay

Càng ngày càng có nhiều người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp chuyển sang sử dụng tin nhắn để thực hiện các hoạt động thương mại. Nghiên cứu từ Boston Consulting Group (BCG) và Meta cũng cho thấy cứ 3 người tiêu dùng Việt Nam thì sẽ có ít nhất 1 người nhắn tin cho doanh nghiệp ít nhất 1 lần/tuần. Ngoài ra, Việt Nam cũng nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ sử dụng kinh doanh hội thoại cao nhất, khi có tới 73% người tham gia khảo sát sử dụng tính năng này để tương tác với các doanh nghiệp.

Những số liệu trên cho thấy, xu hướng tiếp cận người dùng và truyền thông qua các ứng dụng nhắn tin vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong năm 2024. 

Xem thêm: Tốc độ phát triển đáng gờm của Tiktok: Cập nhật số liệu siêu HOT năm 2023

Trên đây là tổng hợp những xu hướng Mobile Marketing nổi bật trong năm 2023 vừa qua. Để cập nhật thêm nhiều thông tin về thị trường đa lĩnh vực, vui lòng liên hệ Goodgood để được tư vấn và hỗ trợ! 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm