Ngành gia dụng tại thị trường Việt Nam – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
Nestlé và chiến lược marketing trên hành trình trở thành “ông lớn” ngành FMCG
Nhắc đến thị trường FMCG, Nestle đã trở thành cái tên quá đỗi quen thuộc với người tiêu dùng và cả các chủ thể kinh doanh. Vậy điều gì đã khiến “ông lớn” này luôn giữ vững được phong độ của mình trong suốt nhiều năm? Cùng Goodgood.vn tìm hiều về chiến lược marketing của Nestle từ đó rút ra những bài học trong việc kinh doanh.
Xem thêm: Cập nhật 5 xu hướng thương mại trực tiếp trong năm 2023
Tạo ra một “hệ sinh thái” sản phẩm đa dạng
Nestlé chủ yếu cung cấp các sản phẩm hằng ngày như đồ uống và thực phẩm gia đình để đáp ứng nhu cầu nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Ngay từ đầu, Nestlé đã xác định rõ chiến lược marketing với mong muốn “Mang từng sản phẩm đến với từng gia đình” và phủ kín toàn thị trường với khoảng 8.000 thương hiệu sản phẩm là những hàng tiêu dùng nhanh. Ta có:
– Bánh kẹo: Kitkat, Munch, Éclairs, Polo và Milky Bar,..
– Đồ uống: Nescafe là một trong những thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới mà ai cũng biết.
– Thực phẩm: Maggi có là cái tên mà rất nhiều người tiêu dùng quen thuộc.
– Thực phẩm cho trẻ nhỏ: Gerber, Cerelac Bột ăn dặm, Cerelac Bánh dinh dưỡng,..
– Thức uống: Milo, Nestea, bột ngũ cốc Nestlé Nesvita,..
– Nước uống đóng chai: La Vie – Nhãn hàng dẫn đầu trong ngành hàng nước khoáng đóng chai tại Việt Nam,..
Marketing kết hợp với hoạt động xã hội và môi trường
‘Đúng với tầm nhìn là “good food, good life”, Nestlé đã tích cực tham gia vào nhiều hoạt động xã hội và môi trường nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng. Tất cả các hoạt động này đều nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững và giữ vững niềm tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu Nestlé.
– Giảm thiểu rác thải nhựa: Nestlé đã cam kết giảm thiểu sử dụng rác thải nhựa trong sản xuất và đóng gói sản phẩm, như kẹo Quality Street và KitKat được chuyển sang bao bì có thể tái chế được, Milo với ống hút được làm từ giấy thân thiện với môi trường.
– Sản phẩm có trách nhiệm xã hội: như sản phẩm sữa NAN đặc biệt dành cho trẻ em gặp vấn đề về tiêu hóa và sản phẩm Nescafé Plan, hỗ trợ người nông dân sản xuất cà phê bền vững.
– Tăng cường năng lực cộng đồng: Một số chương trình ý nghĩa như: Chương trình “Ăn tết xanh – Đón lộc lành”, cam kết lâu dài trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, chương trình Nestle needs YOUth!, giúp đỡ thanh niên tìm kiếm việc làm và trang bị kỹ năng cần thiết cho công việc…
– Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo: Nestle đã cam kết sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như sử dụng điện mặt trời tại các nhà máy sản xuất trên toàn cầu.
Chiến lược định giá sản phẩm
Định giá sản phẩm là quá trình xác định giá trị của sản phẩm trong mắt khách hàng. Nestlé đã áp dụng nhiều chiến lược định giá khác nhau cho từng sản phẩm của mình. Một số sản phẩm như KitKat hay Nescafe được định giá tương đối thấp để thu hút được nhiều khách hàng và tăng doanh số bán hàng, trong khi đó, một số sản phẩm như sữa Nestle Infant Formula được định giá cao hơn để thể hiện chất lượng và giá trị của sản phẩm.
Thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Việc liên tục cải tiến, đổi mới và phát triển các sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết để một mô hình kinh doanh phát triển bền vững. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn phục vụ xu hướng tiêu dùng. Nestlé đã nắm bắt được mấu chốt của vấn đề này và tập trung không ngừng phát triển các sản phẩm mới mang tính đột phá cao.
Nestlé cũng đã thành công trong việc triển khai chiến lược “bản địa hóa” với các sản phẩm mang đặc trưng riêng, để đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng và thị trường tại các quốc gia khác nhau. Ví dụ ở Mexico có cà phê có hương quế, Philippine có cà phê hương kem socola…
Truyền thông luôn gắn liền với “từng” sản phẩm thương hiệu
Nestlé đã chọn chiến lược quảng cáo từng sản phẩm để giúp khách hàng dễ dàng nhớ đến các sản phẩm của họ. Từng sản phẩm lẻ đều được quảng cáo mạnh mẽ và chỉn chu. Nestle đã sử dụng tất cả các phương tiện quảng cáo như TV, báo in, quảng cáo trực tuyến,… để đưa sản phẩm đến với nhiều người tiêu dùng.
Ví dụ về thương hiệu Kitkat với thông điệp tiếp thị rõ ràng là “Have a Break”. Tại Ấn Độ, Maggi được coi là sản phẩm “thần thánh” khi lượng sử dụng mì gói của người dân với sản phẩm này chiếm hơn 50% thị phần. Ở Việt Nam, Nescafé cũng đã chiếm một lượng thị phần không nhỏ mặc dù Việt Nam đang là một đất nước rất mạnh về cafe.
Chiến lược phân phối
Nestlé đã đầu tư vào việc tăng cường kênh phân phối và mở rộng mạng lưới bán hàng của mình để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Cụ thể, các sản phẩm của Nestlé số lượng lớn xuất xưởng và được gửi tới C&F. Nó là một loại nhà kho nơi các sản phẩm này được lưu giữ. Từ đó, các sản phẩm sẽ được gửi đến các nhà phân phối và sau đó đến các nhà bán lẻ. Và người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm thông qua các nhà bán lẻ.
Nestle đã tập trung vào việc phát triển các kênh phân phối như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, đại lý, và các hệ thống phân phối độc quyền. Họ cũng đẩy mạnh việc bán hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong việc mua sắm trực tuyến.
Như vậy có thể thấy, với những chiến lược marketing độc đáo, Nestle đã trở thành thương hiệu không thể thay thế trong thị trường FMCG. Từ những ý tưởng này, các doanh nghiệp có thể học hỏi, phát huy để áp dụng vào chiến lược kinh doanh của mình.
Xem thêm: 5 xu hướng về Gen Z mà thương hiệu cần chú ý
Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về thị trường đa lĩnh vực, vui lòng liên hệ Goodgood.vn để được tư vấn và hỗ trợ.
———————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: https://goodgood.vn/
Hotline: 0973 405 082
Email: contact@actgroup.com.vn
Địa chỉ: Số 27, Ngõ 16 Hoàng Cầu, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội