Ngành gia dụng tại thị trường Việt Nam – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
Báo cáo tổng quan ngành F&B trên sàn TMĐT Việt Nam
Nội dung bài viết :
Báo cáo tổng quan ngành F&B trên sàn TMĐT Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có sự tăng trưởng vượt bậc trong khu vực Châu Á về chi tiêu cho thực phẩm. Nhằm mang đến cho bạn các nhìn tổng quan về thị trường ngành F&B trên các sàn TMĐT, chúng tôi sẽ tổng hợp và phân tích số liệu trên cả 3 sàn Shopee, Lazada và Tiki dựa trên “Báo cáo tổng quan ngành F&B” do Metric thực hiện.
Xem thêm: Báo cáo về thị trường cà phê 2022
Tổng quan chung về thị trường
Chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hằng tháng của người tiêu dùng Việt (chiếm khoảng 35% tổng chi tiêu). Ngành hàng Thực phẩm – Đồ uống đứng thứ 9 về doanh thu và đứng thứ 7 về sản lượng bán trong 6 tháng gần nhất trên cả 4 sàn TMĐT tiêu biểu tại Việt Nam.
Trong những năm vừa qua, COVID 19 đã khiến người dùng tích cực hơn trong việc mua sắm online và nhu cầu này vẫn không có dấu hiệu giảm nhiệt hậu COVID. Theo báo cáo của Deloitte, sau đại dịch COVID 19, hơn 50% người mua giảm tần suất đến chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa, siêu thị và 25% trong số họ tăng cường mua sắm trực tuyến.
Lý do việc mua sắm online trở thành một xu hướng trong thời đại mới chính là do người tiêu dùng nhận được nhiều sự ưu đãi về giá khi họ được hưởng các chương trình giảm giá sâu, quà tặng có giá trị hoặc được trải nghiệm hình thức mua sắm kết hợp giải trí hấp dẫn.
Theo thống kê, 80% doanh thu và số sản phẩm đã bán trong tổng 3 sàn TMĐT phổ biến nhất hiện nay (Shopee, Lazada, Tiki) thuộc về Shopee.
Chi tiết tăng trưởng doanh thu ngành F&B trên 3 sàn TMĐT phổ biến hiện nay
Xét về tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành F&B trên Shopee, Lazada và Tiki trong 10 tháng vừa qua thì Shopee chính là sàn TMĐT chiếm doanh thu nhiều nhất, cao hơn 2 sàn còn lại khoảng 3 lần. Trong đó, số sản phẩm đã bán ra của Shopee đạt cao nhất với khoảng 5.5 triệu sản phẩm, bình quân cao gấp 5 lần Lazada và Tiki.
Nhóm hàng “đồ uống” trên cả sàn Shopee và Tiki đều có doanh thu và số sản phẩm bán ra khá cao. Ngoài ra, những sản phẩm “đồ ăn vặt” được ưa chuộng trên sàn Shopee khi doanh thu đạt hơn 626,9 tỷ đồng và bán được hơn 15,37 triệu sản phẩm.
F&B được coi là ngành hàng mang đến đa dạng sự lựa chọn cho người tiêu dùng với các phân khúc giá khác nhau, từ 10.000đ – 500.000đ. So với Tiki thì mức cạnh tranh ngành F&B của Shopee gấp 10.6 lần và Lazada gấp 8.57 lần.
Nhìn chung, F&B là ngành hàng có mức độ cạnh tranh khá lớn, rào cản gia nhập ngành thấp khi có đến 158.761 nhà bán hàng trên Shopee.
Phân tích cửa hàng nổi bật: Nestle Official trên Shopee và Lazada
Nestle Official là một trong những cửa hàng nổi bật, có lượng sản phẩm bán ra lớn và doanh thu ổn trên cả 2 sàn Shopee và Lazada.
Theo kết quả báo cáo, doanh thu và số sản phẩm đã bán của hãng trên 2 sàn TMĐT này không có sự chênh lệch quá lớn. Trong khi tại Shopee, Nestle có lượng sản phẩm bán ra lớn nhất vào giai đoạn từ tháng 10/2021 – tháng 12/2021, thì số sản phẩm bán chạy của hãng này tại sàn Lazada lại nằm rải rác ở tháng 10/2021 và tháng 3/2022. Nhìn chung, doanh thu của Nestle đang có xu hướng phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch và dịp nghỉ tết.
Khi so sánh mức giá của Nestle Official trên hai sàn TMĐT Shopee và Lazada tháng 7/2021 – tháng 5/2022 thì ta có thể thấy rằng 100.000đ – 200.000đ là mức giá thu hút nhất trong các phân khúc giá của hãng trên cả 2 sàn. Trong đó:
- 50.000đ – 200.000đ là mức giá có số lượng bán ra nhiều nhất tại Lazada.
- 100.000đ – 500.000đ là mức giá có số lượng bán ra nhiều nhất tại Shopee.
70% tổng số lượng bán ra của Nestle tại Lazada thuộc về sản phẩm cà phê. Trong khi đó tại Shopee, thị phần các loại sản phẩm của hãng tương đối đồng đều. Các sản phẩm nổi bật trải dài qua nhiều danh mục sản phẩm như cà phê, sữa Milo, trà chanh,…
Phân tích sản phẩm nổi bật: Ngũ cốc trên Shopee, Lazada và Tiki
Ngũ cốc là sản phẩm có lượng bán ra lớn trên cả 3 sàn Shopee, Lazada và Tiki, trong đó số lượng đã bán và doanh thu trên Shopee vẫn đứng đầu. Tuy nhiên, giá trị trung bình/sản phẩm của Tiki lại áp đảo 2 sàn TMĐT còn lại với 178.000đ/sản phẩm (Shopee: 103.000đ/sản phẩm, Lazada: 105.000đ/sản phẩm).
Trong khoảng thời gian tháng 9/2021 – tháng 12/2021, ngũ cốc có lượng bán ra đáng kể trên cả 3 sàn Shopee, Lazada và Tiki, trong đó:
- Shopee là sàn TMĐT có xu hướng tăng dần về số lượng sản phẩm bán ra, tốc độ tăng trưởng tích cực hơn 2 sàn còn lại khi tăng 76% từ tháng 8/2021 – tháng 4/2022.
- Tiki có tốc độ tăng trưởng không ổn định và có dấu hiệu sụt giảm khi sang quý 2/2022.
- Lazada có tốc độ tăng trưởng đều, không có nhiều sự biến động và đạt đỉnh vào tháng 12/2021.
Đối với sản phẩm ngũ cốc, phân khúc giá được ưa chuộng nhất chính là từ 10.000đ – 50.000đ với 33% theo số liệu từ Shopee. Trong khi đó Lazada và Tiki lại là những sàn TMĐT có lượng sản phẩm bán ra lớn nhất tại mức giá 100.000đ – 200.000đ.
Trên đây chính là một số điểm chính trong Báo cáo tổng quan ngành F&B trên sàn TMĐT Việt Nam mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Bạn đọc cần các thông tin về số liệu đa dạng ngành nghề có thể tham khảo
Xem thêm: Báo cáo thị trường cà phê tháng 1/2023
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Website: https://goodgood.vn/
- Hotline: 0973 405 082
- Email: contact@actgroup.com.vn
- Địa chỉ: Số 27, Ngõ 16 Hoàng Cầu, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội