Tổng quan thị trường và xu hướng phát triển ngành khách sạn cao cấp

 Tổng quan thị trường và xu hướng phát triển ngành khách sạn cao cấp

Trải qua nhiều biến động khó lường do ảnh hưởng của dịch bệnh, dần thích ứng với những thay đổi trong điều kiện mới, thị trường ngành khách sạn 2022 được đánh giá sẽ có những tín hiệu khả quan để chuyển mình. Điều này cũng đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải thiết lập một tinh thần chủ động và sự bền bỉ về dài hạn. 

Cùng goodgood.vn  nhìn lại tổng quan thị trường ngành khách sạn du lịch 2020 – 2021 và update những xu hướng phát triển ngành khách sạn năm 2022 để tìm ra được những phương án thay đổi cho doanh nghiệp mình nhé

Tổng quan thị trường ngành khách sạn trong 2020 – 2021

Thị trường ngành khách sạn cao cấp khu vực Hà Nội

Theo số liệu từ báo cáo thị trường khách sạn của CBRE, trong năm 2020 Hà nội đón nhận thêm 2 khách sạn mới trong phân khúc cao cấp là Dolce Golden Lake và Novotel Thái Hà, nâng tổng số khách sạn cao cấp lên 37 khách sạn với 8360 phòng. Tính đến Q3/2021 con số này là 8.407 phòng với 38 dự án. Trong năm 2022, dự kiến thị trường khách sạn sẽ chỉ chào đón thêm 01 dự án mới là Khách sạn Grand Mercure Hà Nội.

Dự kiến trong 2 năm tới sẽ có thêm 8 dự án khách sạn bắt đầu khởi công với 1942 phòng trong phân khúc này, nâng con số tổng cộng lên 10302 phòng trong đó có 2 dự án lớn là Westin Hanoi và Fours Season Hotel Hanoi

Ở thời điểm 2020 nhiều khách sạn tại Hà Nội phải tạm đóng cửa do các lệnh giãn cách xã hội. Giá thuê phòng bình quân ở Hà Nội ghi nhận ở mức 101,3 USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ. Công suất phòng đạt 32,5% giả, 46,0 dpt so với năm 2019 . 

RevPAR cả năm 2020 giảm  62,0 so với 2019 ghi nhận mức thấp kỷ lục 36,7 USD. Thị trường có sự cải thiện tương đối trong Q4/2020 khi tình tình dịch dần đi vào kiểm soát cụ thể, công suất phòng tăng 7,1 đpt so với quý 3/ 2020 

Đến Q3/2021 nhiều khách sạn thực hiện giãn cách xã hội nên công suất phòng bình quân chỉ đạt 26%, tiếp tục giảm so với cùng kỳ 2020 và giảm gần 55 điểm % so với quý 3/2019, giai đoạn trước khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra. Giá phòng bình quân giảm gần 4% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 16,4% so với quý 3/2019, đạt 94,4 USD/phòng/đêm.

Doanh thu trên số phòng (RevPAR) cũng giảm 14% so với cùng kỳ 2020 và giảm mạnh 72,9 % so với cùng kỳ 2019, chỉ đạt gần 25 USD/phòng/đêm. Khách nội địa và khách quốc tế từ khu vực Đông Bắc Á được kỳ vọng sẽ là yếu tố dẫn dắt giai đoạn đầu của quá trình phục hồi sau khi đại dịch được kiểm soát.

Tuy nhiên, việc kiểm soát tốt dịch bệnh cùng với việc đẩy mạnh tiêm chủng vaccine sẽ góp phần giúp các dự án như Westin Hà Nội, Four Seasons Hà Nội và Hilton Hà Nội Westlake nhanh chóng phục hồi việc xây dựng và dự kiến đi vào hoạt động năm 2023.

Dự báo ngắn hạn nguồn cầu chính vẫn được kỳ vọng vào lượng khách chuyên gia, hoặc khách doanh nhân từ các địa phương khác đến Hà Nội làm việc sau giãn cách. Bên cạnh đó lượng khách du lịch nội địa cũng sẽ bắt đầu tăng trở lại trong trạng thái bình thường mới.  

 Thị trường ngành khách sạn cao cấp vực Tp Hồ Chí Minh 

Quý 3/2021 tại TP.HCM cho thấy thị trường khách sạn 4 – 5 sao có tổng cộng 11.182 phòng với 51 dự án.  Phân khúc khách sạn cao cấp 4-5 sao ở Tp HCM sắp sửa đón 15 dự án trong giai đoạn 2021-2023 nâng công suất phòng lên tổng cộng 13945 phòng năm 2023. Con số này có phần chỉnh hơn so với Hà Nội, 

Nguồn: BP. Nghiên cứu CBRE, quý 3/2021

Là thành phố năng động bậc nhất Việt Nam, khách Quốc tế là nguồn thu chính của phân khúc khách sạn 4 – 5 sao, chiếm 80 – 90 % tổng thị phần nhu cầu ở TP HCM. Năm 2020 thành phố chỉ đón 1,3 triệu lượt khách quốc tế (chủ yếu trong quý 1), giảm mạnh 84,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong 9 tháng đầu năm 2021, lượng khách nội địa đến TP.HCM tiếp tục giảm 31% so với cùng kỳ năm 2020, với 7,8 triệu lượt khách được ghi nhận, trong khi đó khách du lịch quốc tế hầu như không có

Giá thuê phòng bình quân năm 2020 tại Tp HCM đạt 91,1% so với 2019 và công suất phòng chỉ ở mức 25% , giảm 43,9 đpt so với cùng kỳ. Do dịch tại TP HCM được kiểm soát khá tốt thời điểm Q2/2020 , nhu cầu du lịch nhìn chung phục hồi khá chậm. Giá thuê phòng không có nhiều cải thiện trong nửa cuối năm và công suất phòng chỉ tăng nhẹ. RevPAR cả năm 2020 đạt 23,9 USD giảm 70, 9 % so với cùng kỳ năm trước

Một số khách sạn không thể đạt được điểm hòa vốn và thậm chí đã phải đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định 

Sang năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục kéo dài với diễn biến khó lường, các khách sạn đã chủ động chuyển đổi mô hình kinh doanh để nhanh chóng thích nghi như đăng ký làm cơ sở cách ly có trả phí, hoặc cung cấp dịch vụ lưu trú dài hạn.

Nhờ vậy, công suất phòng bình quân quý 3/2021 được cải thiện đáng kể, đạt 35% và tăng 17 điểm % so với cùng kỳ 2020.

Doanh thu trên số phòng (RevPAR) trong quý này cũng ghi nhận mức tăng gần 42% so với quý 3/2020, đạt 21,3 USD/phòng/đêm.

Thị trường khách sạn 4 – 5 sao đã có sự thay đổi tương đối tích cực hơn so với giai đoạn dịch mới bùng phát hồi 2020, nhưng nhìn chung vẫn duy trì ở mức khá thấp so với thời điểm trước dịch.

Dự báo về khả năng hồi phục của ngành khách sạn tại Việt Nam trong năm 2022

Theo Savills Việt Nam: “Triển vọng sau đại dịch của ngành khách sạn vẫn đầy hứa hẹn, với sự tham gia của các thương hiệu vận hành quốc tế nổi tiếng. Đến cuối năm 2023, TP.HCM sẽ có thêm 2.500 phòng khách sạn, 70% đến từ các thương hiệu tên tuổi như Fusion, Hilton và InterContinental. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, du lịch toàn cầu có thể phục hồi hoàn toàn vào năm 2024, trong đó miễn dịch cộng đồng là yếu tố then chốt. Việt Nam nỗ lực đạt miễn dịch cộng đồng với 70% dân số được tiêm chủng vào cuối năm 2021. Việc phục hồi hoàn toàn của ngành du lịch, theo nhiều chuyên gia và tổ chức, chỉ có thể xảy ra khi toàn thế giới đạt được miễn dịch cộng đồng, dự kiến nhanh nhất là vào năm 2023 khi ít nhất 70% dân số được tiêm chủng đầy đủ”.

Có thể thấy Việt Nam đang từng bước nới lỏng các quy định, hạn chế được thiết lập do đại dịch, hướng tới việc “chung sống an toàn với Covid-19” và nhanh chóng trở lại trạng thái “bình thường mới”. Cùng với đó, Chính phủ Việt Nam cũng không ngừng nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế hoạt động và phát triển trở lại bằng những chủ trương đúng đắn, biện pháp phục hồi hiệu quả, đề xuất gia tăng những gói hỗ trợ, kích cầu cho các doanh nghiệp để có thể mang lại những tín hiệu tích cực trong năm 2022, đặc biệt là đối với ngành du lịch trong nước.

Tại Phú Quốc, việc áp dụng hộ chiếu vắc-xin đã được tỉnh Kiên Giang cho triển khai đầu tiên tại Việt Nam từ tháng 11/2021, với nỗ lực tiên phong tái khởi động ngành du lịch tại Việt Nam sau đại dịch. Tính đến tháng 12/2021, lượng khách nội địa đến Phú Quốc có sức bật đáng kể, tỉnh Kiên Giang cũng đồng thời chuẩn bị nhiều chính sách để sẵn sàng cho các kịch bản đón khách an toàn cả trong nước và quốc tế trong năm 2022.

Tại Hội An (Quảng Nam), các hoạt động tham quan, du lịch, phố đi bộ và xe không động cơ, phố đêm, hoạt động hướng dẫn tham quan tại khu phố cổ Hội An, làng gốm Thanh Hà… đã được trở lại từ ngày 15/11/2021. Để kích cầu du lịch, Hội An cũng quyết định giảm 50% giá vé tham quan khu phố cổ và các làng nghề truyền thống đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa – văn nghệ, sự kiện, lễ hội hấp dẫn phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân và du khách.

Riêng tỉnh Quảng Ninh sẽ giảm 50% phí tham quan cho du khách để kích cầu du lịch (bao gồm các điểm tham quan như Vịnh Hạ Long, Khu di tích và Rừng quốc gia Yên tử, Bảo tàng Quảng Ninh) bắt đầu áp dụng từ tháng 1/2022 đến 30/6/2022. Tỉnh cũng sẽ tiếp tục có nhiều chính sách để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì và phục hồi các hoạt động sản xuất kinh doanh để thích ứng với trạng thái bình thường mới, kích cầu cho thị trường khách sạn và du lịch tái khởi động.

Thị trường khách sạn tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ phục hồi và có những chuyển biến tích cực hơn trong năm 2022, khi kế hoạch mở lại đường bay thương mại quốc tế đón khách du lịch nước ngoài sẽ được triển khai vào 1/1/2022. Có thể nói, bức tranh thị trường khách sạn Việt Nam năm 2022 sẽ khởi sắc trở lại./.

Những xu hướng phát triển ngành khách sạn trong 1-2 năm tới

(Theo các dữ liệu và phân tích từ GlobalData)

Vấn đề vệ sinh luôn đặt lên hàng đầu

Ngành khách sạn đã nhanh chóng thực hiện các quy trình an toàn và vệ sinh chuyên sâu trong đại dịch. Năm 2021, các cơ sở lưu trú trên toàn thế giới có thể tiếp tục xây dựng và cải thiện các chương trình vệ sinh, nhằm hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh, thu hút khách đặt phòng.

Khách thuê phòng dài ngày hơn

Nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng đã giới thiệu các chương trình, gói lưu trú kéo dài hơn. Nhà phân tích du lịch và lữ hành Ralph Hollister của GlobalData cho biết du khách có thể ít đi du lịch hơn nhưng họ sẽ lưu trú lâu hơn. Sự phức tạp của dịch bệnh sẽ khiến nhiều người dốc toàn lực để đầu tư một chuyến đi lớn, thay vì mạo hiểm với những chuyến đi nhỏ lẻ, có thể bị hủy bỏ.

Phòng khách sạn tạo điều kiện thuận lợi cho người làm từ xa

Khi du lịch dài ngày hơn, du khách cũng không muốn công việc bị ảnh hưởng. Đó là lý do họ sẽ vừa nghỉ dưỡng, vừa làm việc từ xa. Do đó, một căn phòng khách hàng cần là nơi vừa có thể làm việc thoải mái, vừa tận hưởng những giây phút thư giãn riêng tư. Wi-Fi trong phòng nhanh cũng là một điểm cộng, và đôi khi có thể là yếu tố quyết định đối với nhiều du khách muốn du lịch công vụ 

Tăng cường áp dụng công nghệ

Khách sạn giống như sân bay, nhà hàng… đều là những nơi có nhiều người qua lại. Do đó, nâng cao và áp dụng triệt để công nghệ, hạn chế tiếp xúc là mục tiêu chính của ngành du lịch của năm nay. Thay vì thanh toán trực tiếp, du khách có thể trả tiền phòng qua các ứng dụng di động, mã QR… để giảm nguy cơ lây nhiễm virus.

Phục vụ ẩm thực không tiếp xúc

Giảm tiếp xúc bằng công nghệ có nghĩa là hạn chế tiếp xúc giữa người với người trong cả dịch vụ ăn uống. Những giải pháp khách sạn đưa ra là tùy chọn cho khách mua đồ ăn mang đi tại sảnh, nhân viên đặt bữa ăn ở cửa phòng khách hoặc đặt món qua điện thoại bằng mã QR.

Chính sách hoàn, hủy linh hoạt

Những khách sạn có chính sách hoàn tiền đặt phòng 100% khi khách hủy vào phút chót, cùng với các chính sách giảm thiểu rủi ro khác sẽ được đa số lựa chọn.

 Khách hàng yêu thích những nơi riêng tư

Khách du lịch sẽ tìm kiếm không gian riêng tư nhiều hơn trong năm nay. Do đó, dịch vụ thuê phòng ngắn hạn thông qua các ứng dụng như Airbnb, Vrbo… cũng như các kỳ nghỉ tại một biệt thự riêng biệt sẽ được nhiều du khách hướng tới. Lý do là những nơi này mang tới không gian riêng tư nhiều hơn khách sạn, nhà nghỉ. Đây cũng là năm mà các cơ sở lưu trú, hàng quán ở những nơi hẻo lánh, xa xôi có cơ hội tiếp đón nhiều khách hàng hơn, bởi tại đây họ ít phải lo lắng về các lệnh hạn chế đi lại,

Không gian ngoài trời được ưu ái hơn

Du khách sẽ cảm thấy an toàn hơn khi dành thời gian ở ngoài trời so với không gian kín ở nơi công cộng. Do đó, các khách sạn sẽ tìm cách kết hợp nhiều hơn nữa không gian ngoài trời vào các trải nghiệm như tập yoga, cà phê, ăn uống, spa…

Các cơ sở kinh doanh ở các điểm đến hẻo lánh trong nước, nơi du khách có thể bớt lo lắng về các hạn chế của địa phương và những cuộc gặp gỡ thân thiết với người lạ cũng sẽ tiếp tục phổ biến. Ảnh: iStock

Phát triển du lịch bền vững

Các khu nghỉ dưỡng đã trở nên thân thiện với môi trường hơn sau thời gian dài vắng khách. Xu hướng đó có thể tiếp tục trong năm nay khi nhiều khách du lịch tìm cách hạn chế tác động của họ đến môi trường và văn hóa địa phương. Tiết kiệm nước, giảm thiểu chất thải, cũng như tìm nguồn cung ứng thực phẩm địa phương trong các quán bar, nhà hàng… vẫn là chiến lược của nhiều khách sạn muốn tạo sự khác biệt trong tương lai.

Khách du lịch chi tiêu nhiều hơn

Nhiều người sẽ phải đối mặt với ngân sách du lịch hạn chế, vì vậy các cơ sở lưu trú cần thu hút những khách hàng ở tầng lớp trung lưu. Họ là những người sẽ tìm kiếm mức giá thuê phòng thấp, nhưng cũng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn nếu chất lượng dịch vụ xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.

(Nguồn: tổng hợp)

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm