Ngành gia dụng tại thị trường Việt Nam – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
Báo cáo ngành công nghệ thông tin 2021: Điểm sáng mùa dịch
Nội dung bài viết :
Đại dịch Covid-19 đã khiến hầu hết các lĩnh vực kinh doanh bị tác động tiêu cực, việc sản xuất bị đình trệ, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, giá cước vận tải tăng cao,…Nhưng trong bối cảnh khó khăn đó, ngành công nghệ thông tin và viễn thông vẫn phát triển mạnh như một điểm sáng của nền kinh tế trong đại dịch. Các doanh nghiệp trong ngành đã nhạy bén nắm bắt cơ hội để vươn lên phát triển bền vững trong tương lai. Dưới đây là báo cáo ngành công nghệ thông tin 2021 cho bạn đọc tham khảo.
Ngành công nghệ thông tin tăng trưởng mạnh trong dài hạn
Theo đánh giá của các chuyên gia hàng đầu về kinh tế, xu hướng chuyển đổi sổ đã một phần giúp ngành công nghệ thông tin có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ dài hạn. Theo Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, doanh thu ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông Việt Nam năm 2020 đạt 120 tỷ USD. Trong đó, công nghiệp phần cứng đạt hơn 107 tỷ USD, công nghiệp phần mềm đạt hơn 5 tỷ USD và công nghiệp nội dung đạt trên 900 triệu USD,…
Theo số liệu báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong năm 2021, doanh thu ngành thông tin và truyền thông đạt 3.462.170 tỷ Việt Nam Đồng, hoàn thành 100% kế hoạch đề ra và tăng trưởng 9% so với năm 2020.
Ngành công nghệ thông tin 2021 có sự tăng trưởng bứt phá so với năm 2020
Trong năm 2021, Việt Nam có hơn 64 nghìn doanh nghiệp công nghệ số, tăng thêm 5.600 doanh nghiệp so với năm 2020. Số lượng sản phẩm, dịch vụ ICT mang thương hiệu Việt Nam là 1.000 sản phẩm.
Thêm vào đó, các chỉ số xếp hạng trong nhiều lĩnh vực thuộc ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông đều được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Chi tiết hơn, theo báo cáo của Chỉ số tích hợp phát triển bưu chính năm 2021 do UPU (Liên minh Bưu chính thế giới) công bố, Việt Nam xếp thứ 47 trên 172 quốc gia, tăng 2 bậc so với năm 2020. Trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng, Việt Nam đã có một sự phát triển mạnh mẽ trong bảng xếp hạng quốc tế – GCI. Năm 2020 Việt Nam ở vị trí thứ 50 nhưng đến năm 2021 Việt Nam đã vươn lên ở vị trí thứ 25.
Doanh thu toàn ngành Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2016 – 2021
Trong năm 2021, đại dịch Covid-19 đã và đang thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về công nghệ trong toàn nền kinh tế. Theo dự báo, có tới 6 lĩnh vực sẽ thay đổi nhiều sau Covid-19 bao gồm: Giáo dục trực tuyến, làm việc trực tuyến, y tế từ xa, mua sắm trực tuyến, các phương tiện lái tự động, tổ chức sự kiện, hội nghị triển lãm ảo trên không gian mạng và ngành công nghiệp.
Báo cáo ngành công nghệ thông tin 2021 các doanh nghiệp bứt phá trong ngành
Trên thực tế, những cơ hội và triển vọng của ngành Công nghệ thông tin và viễn thông đã được hiện thực hóa trong các kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Một vài số liệu nổi bật về ngành công nghiệp ICT
Đối với doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu như FPT, trong 7 tháng đầu năm 2021, doanh thu đạt hơn 19.000 tỷ Việt Nam Đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.428 tỷ đồng, lần lượt tăng 19% và 19,8% so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng này đó là nhu cầu gia tăng mảng công nghệ và cải thiện biên lợi nhuận ở mảng viễn thông. Năm 2021, FPT đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 5.261 tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau 7 tháng đầu năm doanh nghiệp này đã hoàn thành hơn 65% kế hoạch của năm.
Đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC, 6 tháng đầu năm 2021 doanh thu cũng tăng mạnh 23% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu đạt 1.301 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 62,4 tỷ Việt Nam Đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước.
Một vài thành công nổi bật của lĩnh vực bưu chính viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trong lĩnh vực viễn thông, nửa đầu năm 2021, tổng doanh thu trong lĩnh vực này đạt gần 66.000 tỷ đồng, tăng 5,29% so với cùng kỳ năm 2020. Đơn cử như Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel, 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu đạt 128.600 tỷ Việt Nam Đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 19.900 tỷ đồng, lần lượt tăng 6.8% và 3.1% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông (Elcom) đạt lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2021 là 18,7 tỷ Việt Nam Đồng. Tăng 31% nhờ các dự án và hợp đồng vừa và nhỏ, các hợp đồng giá trị gia tăng mang lại hiệu quả kinh doanh tích cực với biên lợi nhuận gộp cao.
Xu hướng phát triển ngành công nghệ thông tin giai đoạn 2022-2025
Theo kế hoạch, năm 2022 bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tham mưu xây dựng Luật Công nghệ số nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp công nghệ số.
Ngoài ra, việc xây dựng và bảo vệ không gian tăng trưởng và phát triển kinh tế số dựa trên các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, sáng tạo, cung cấp, các ứng dụng sản phẩm, dịch vụ của ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Định hướng đến năm 2025, ngành công nghệ thông tin và điện tử viễn thông với tầm nhìn và sứ mệnh mới là dịch chuyển từ gia công, lắp ráp sang Made in Vietnam. Là sản phẩm làm tại Việt Nam, là chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ, trong đó tỷ trọng Made in Vietnam vào năm 2025 đạt trên 45%.
Định hướng phát triển của Bộ Thông tin và Truyền thông đó là phát triển thêm 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam gồm: doanh nghiệp triển khai giải pháp công nghệ số, Doanh nghiệp phát triển sản phẩm công nghệ số, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số và doanh nghiệp phát triển công nghệ cốt lõi.
Năm 2025, cả nước phấn đấu đạt 100.000 doanh nghiệp, hình thành ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số đóng vai trò dẫn dắt và có năng lực cạnh tranh với quốc tế và doanh thu đạt trên 1 tỷ USD. Cả nước sẽ có ít nhất 10 địa phương đạt doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin trên 1 tỷ USD. Hình thành từ 10 đến 12 khu công nghệ thông tin tập trung và thành viên chuỗi khu công viên phần mềm Quang Trung.