Ngành gia dụng tại thị trường Việt Nam – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
Cập nhật báo cáo thị trường bán lẻ Việt Nam trong năm 2020
Nội dung bài viết :
Thị trường bán lẻ tại Việt Nam năm 2020 được đánh giá đang có nhiều sự thay đổi và tăng trưởng khá mạnh mẽ. Tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt cũng là một trong những cơ hội giúp các doanh nghiệp liên tục chuyển mình để bứt phá.
Thị trường ngành bán lẻ giai đoạn 2019 – 2020 có những điểm nổi bật nào?
2019 – 2020 là giai đoạn chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Thế giới di động. Số lượng các thương hiệu con là Thế giới di động, Điện máy xanh, Bách hóa xanh,… liên tục nở rộ. Trong số đó, Bách Hóa Xanh ghi điểm lớn nhờ số lượng cửa hàng tăng lên đáng kể (512 cửa hàng (năm 2019) lên 1214 cửa hàng (năm 2020))
Trong năm 2019, tại thị trường Việt Nam ghi nhận sự xuất hiện của một số tên tuổi mới như GG25 và Uniqlo. Đây đều là những thương hiệu đã có “máu mặt” trên thị trường nước ngoài và hứa hẹn sẽ đem đến nhiều thay đổi cho thị trường bán lẻ Việt Nam trong năm 2020.
Vingroup và Món Huế – 2 cái tên có nhiều thay đổi trong việc tái cấu trúc và rút lui khỏi thị trường. Cụ thể, Vingroup tiến hành chuyển giao VinEco và VinCommerce cho Masan. Ngay sau đó, Masan đã cho đóng 100-300 cửa hàng Vinmart +, đồng thời mở khoảng 30 siêu thị Vinmart mới. Vinpro cũng bị cho đóng cửa vĩnh viễn.
Món Huế – chuỗi nhà hàng đình đám một thời đã bị “out” khỏi thị trường và kéo theo sự biến mất của 99 houses of Phở, Phở Ông Hùng.
Cửa hàng thương mại điện theo xu hướng hiện đại lên ngôi
Theo báo cáo ngành bán lẻ 2020 ghi nhận, số lượng cửa hàng thương mại có sự thay đổi, điều này phần nào phản ánh xu hướng của thị trường bán lẻ năm 2020.
Dưới đây là một số số liệu thống kê theo ngành trong năm 2020:
Thống kê số lượng siêu thị tại Việt Nam
Thống kê số lượng siêu thị mini/Cửa hàng tiện lợi
Thống kê số lượng trung tâm thương mại
Thống kê các cửa hàng nhỏ (mini store)
Thống kê số lượng Drug Store
Thống kê chuỗi số lượng điện máy
Thống kê chuỗi cửa hàng thời trang
Thống kế chuỗi cửa hàng cafe
Thống kê chuỗi cửa hàng trà sữa
Thống kê chuỗi nhà hàng ăn uống tại Việt Nam
Thống kê số lượng phòng gym
Thống kê số lượng rạp chiếu phim
Dự đoán tăng trưởng thị trường bán lẻ Việt Nam trong năm 2021
Động lực tăng trưởng ngành bán lẻ trong năm 2021 khá khả quan, cụ thể:
- Tăng trưởng GDP Việt Nam đứng thứ 2 khu vực: Theo dự báo của IMF, nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển nhanh thứ hai trong ASEAN (GDP trung bình rơi vào khoảng 6.5% – cao hơn mức trung bình toàn cầu là 6% và có thể phục hồi lên đến 7.2% vào năm 2021).
- Chi tiêu của các hộ gia đình phục hồi sau Covid sẽ được kiểm soát tốt: Fitch Solutions, tốc độ tăng trưởng chi tiêu hộ gia đình của Việt Nam vào năm 2021 được dự báo là 7% so với cùng kỳ năm trước.
- Ngành bán lẻ có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng
- FMCG được dự báo là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng cho doanh số bán lẻ năm 2021
Động lực tăng trưởng ngành bán lẻ năm 2021
Bất cứ ngành nào cũng có khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong thời điểm đại dịch Covid như hiện nay. Hy vọng bài viết đã giúp tổng kết một số số liệu trong báo cáo ngành bán lẻ 2020 cũng như dự đoán xu hướng của ngành bán lẻ trong một vài năm tới.