[KHẢO SÁT] Người tiêu dùng năm 2021 tiêu dùng với tâm lý như thế nào?

 [KHẢO SÁT] Người tiêu dùng năm 2021 tiêu dùng với tâm lý như thế nào?

Trong mỗi giai đoạn khác nhau, dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan, sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng của con người liên tục thay đổi. Để hiểu rõ hơn về Insight của khách hàng đối với các hoạt động marketing, Iterable đã tiến hành thực hiện cuộc khảo sát tâm lý người tiêu dùng năm 2021. Khảo sát này với sự tham gia của 1500 người mua sắm tại Hoa Kỳ và Anh.

Thông qua cuộc khảo sát này, chúng ta sẽ nắm được những xu hướng khi mua sắm sản phẩm của phần lớn khách hàng. Từ đó tạo nền tảng để xây dựng các chương trình truyền thông – bán hàng chất lượng, tạo chuyển đổi về mặt doanh số nhanh chóng nhất! Cùng Goodgood tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Bật mí 6 insight khách hàng rút ra trong khảo sát tâm lý người tiêu dùng

Dưới đây là tổng hợp 6 insight khách hàng được rút ra trong khảo sát tâm lý của người tiêu dùng

1. Người tiêu dùng cởi mở hơn trong việc chia sẻ trải nghiệm thương hiệu của họ với những người khác

“Truyền thông bằng miệng” vẫn đem đến hiệu quả và lan tỏa mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Người tiêu dùng sẽ ngay lập tức thể hiện cảm xúc hài lòng/không hài lòng với thương hiệu thông qua tín hiệu giới thiệu (67%) hoặc cảnh báo (51%) cho bạn bè và gia đình khi trải nghiệm sản phẩm.

Trong một thế giới được thống trị bởi social media, có đến 29% người tham gia khảo sát cho biết họ sử dụng các kênh mạng xã hội để chia sẻ sự hài lòng về thương hiệu, 21% cũng làm như vậy để chia sẻ sự không hài lòng của họ. Tuy nhiên, những phát hiện này chỉ ra rằng niềm tin vào một thương hiệu vẫn bị chi phối rất nhiều bởi các tương tác 1-1 và những người trong vòng kết nối thân thiết của họ.

Số liệu được thống kê thông qua câu hỏi “Những hành động mà bạn thực hiện sau khi có trải nghiệm tích cực hoặc tiêu cực với thương hiệu?” như sau:

quan trọng về tâm lý người tiêu dùng năm 2021
quan trọng về tâm lý người tiêu dùng năm 2021

2. Sale-driven thúc đẩy hành động của người tiêu dùng

Để thu hút được người mua hàng đăng kí và để lại thông tin, bạn cần phải tạo và gửi cho họ những “deal bán hàng” cực hấp dẫn. Các chiến dịch thúc đẩy bán hàng cần phải chạm đến được 3 điểm: MUA HÀNG – ĐĂNG KÝ NỘI DUNG – PHƯƠNG TIỆN SOCIAL MEDIA.

Những insight này như một lời “nhắc nhở” các marketer không nên suy nghĩ quá nhiều về những nỗ lực tương tác với khách hàng. Mặc dù điều này không có nghĩa là các yếu tố khác không ảnh hưởng đến mối quan hệ với thương hiệu, tuy nhiên marketer vẫn nên ưu tiên quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ trước tiên.

Ngoài ra, khảo sát cũng chỉ ra rằng, 16% người tiêu dùng không theo dõi các thương hiệu trên các kênh mạng xã hội. Và bất chấp xu hướng marketing ồ ạt trên các kênh mạnh xã hội, nhưng khách hàng có vẻ quan tâm đến các thông tin được gửi qua email MKT hơn.

3. Các thương hiệu tự khẳng định giá trị của mình 

Có đến 87% người tiêu dùng nhận định rằng, họ dễ tiếp cận thông điệp của thương hiệu nhờ những thông tin giá trị của công ty đó. Niềm tin và giá trị của thương hiệu có thể quyết định đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Khảo sát ghi nhận những kết quả như sau: Những người được hỏi cho rằng biết được niềm tin và giá trị của thương hiệu khiến họ cảm thấy tin tưởng thương hiệu hơn (62%), biết rõ hơn về bộ nhận diện thương hiệu (44%) và có niềm tin hơn về ý nghĩa của thương hiệu (34%).

Điều này được thể hiện rõ nhất trong các thông điệp marketing liên quan đến các vấn đề chính trị và xã hội. Gần 3/4 số người được hỏi (71%) cho biết họ cảm thấy tích cực đối với một thương hiệu sau khi nhận được thông điệp marketing xã hội hoặc chính trị từ thương hiệu đó.

Theo kết quả cuộc khảo sát lòng tin thương hiệu gần đây của Iterable dành cho marketer, 83% cho biết công ty của họ nên giữ thái độ trung lập về mặt chính trị. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng đón nhận các thông điệp xã hội và chính trị của người tiêu dùng cho thấy rằng các ưu tiên của marketer đang bị lệch so với những gì mà đối tượng mục tiêu của họ đang tìm kiếm.

4. Các thương hiệu cần chú ý đến sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI) trong các thông điệp marketing

Tiêu chuẩn về model cũng dần được thay đổi
Tiêu chuẩn về model cũng dần được thay đổi

Những người tham gia cuộc khảo sát cho biết, các thông điệp marketing cần thiết nhất là hình ảnh đa dạngngôn ngữ hòa nhập (không mang tính kỳ thị, phân biệt) và thiết lập các mức giá/kế hoạch thanh toán khác nhau để phù hợp với các nhóm kinh tế xã hội khác nhau.

75% người tham gia khảo sát đồng ý rằng họ có nhiều khả năng mua hàng của một thương hiệu hơn khi những người trông giống họ xuất hiện trong quảng cáo của thương hiệu đó.

Những câu trả lời này cho thấy rằng việc gia tăng các cuộc trò chuyện xung quanh DEI đã tạo ra tác động đáng kể đến các ưu tiên của người tiêu dùng đối với hoạt động marketing thương hiệu. Và các thương hiệu nên xem xét cách họ có thể bao hàm hơn trong thông điệp của mình.

Kết quả phản hồi về câu hỏi: “Yếu tố nào sau đây là cần thiết đối với một thông điệp marketing?”

  • Hình ảnh đa dạng (51%)
  • Ngôn ngữ hòa nhập (44%)
  • Đặt ra các mức giá/kế hoạch thanh toán khác nhau để phù hợp với các nhóm kinh tế xã hội khác nhau (40%)
  • Nâng cao quyền và vai trò của phụ nữ(30%)
  • Cung cấp các thông điệp marketing dễ tiếp cận (22%)
  • Kết hợp các chủ đề xã hội/chính trị trong thông điệp (20%)

5. Sự an toàn vẫn được đặt lên hàng đầu đối với người tiêu dùng

Khi được hỏi về việc đại dịch đã ảnh hưởng đến cách họ tiếp nhận thông điệp marketing của thương hiệu như thế nào, hầu hết người tiêu dùng (38%) cho biết hiện họ ưu tiên kế hoạch an toàn cho khách hàng của thương hiệu, 31% thích nội dung được “bản địa hóa” và 30% quan tâm đến các lựa chọn mua hàng thay thế của một thương hiệu, như mua trực tuyến, nhận tại cửa hàng (BOPIS) và dịch vụ curbside pick-up.

6. Dữ liệu tốt đi kèm với trách nhiệm lớn

Phân nửa người tiêu dùng (khoảng 58%) cho biết họ cảm thấy bị thu hút khi nhận được quảng cáo trực tuyensn

Phần lớn người tiêu dùng (58%) cho biết họ cảm thấy tích cực khi nhận được một quảng cáo trực tuyến được cá nhân hóa và 23% cảm thấy bình thường (không tích cực cũng không tiêu cực) về vấn đề này. Ngoài ra, 19% cho biết họ cảm thấy tiêu cực khi nhận các quảng cáo cá nhân hóa, và chỉ 8% nói rằng họ cảm thấy rất tiêu cực.

Tìm hiểu thêm:

Quyền riêng tư về dữ liệu là điều tối quan trọng khi nói đến sự tin cậy của thương hiệu. Nhưng rõ ràng người tiêu dùng muốn có trải nghiệm được cá nhân hóa và không chống lại việc thông tin của họ đang được sử dụng cho việc nhắm mục tiêu trong marketing. Các thương hiệu phải tận dụng cơ hội này để kết nối với người tiêu dùng nhưng phải hành động có trách nhiệm với dữ liệu cá nhân mà họ chia sẻ.

Hy vọng những insight này có thể giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt trong việc thúc đẩy kết nối con người trong các mối quan hệ khách hàng của mìnhChúc bạn thành công!

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm