Ngành gia dụng tại thị trường Việt Nam – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
Tỉ lệ gỡ app thương mại điện tử của người Việt cao nhất Đông Nam Á
Theo số liệu thống kê từ AppsFlyer và iPrice Group, khoảng gần 1 nửa số người tiêu dùng ở Đông Nam Á đã gỡ cài đặt app thương mại điện tử, trong đó tỷ lệ gỡ cài đặt của Việt Nam là cao nhất – 49%
1- Tỉ lệ người Việt gỡ App thương mại điện tử nhiều nhất Đông Nam Á
Theo phân tích phân tích hành vi người tiêu dùng của 12,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng mua sắm trên thiết bị Android trong năm 2020 AppsFlyer và iPrice Group đã thống kê được gần 1 nửa số người tiêu dùng này tại Việt Nam đã gỡ ứng dụng mua sắm, trong đó cao nhất là Việt Nam 49%
Cụ thể trong thời gian nửa đầu năm 2020, một nửa số người tiêu dùng ở các nước Đông Nam Á, gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore, đã gỡ bỏ các ứng dụng (app) mua sắm. Trong đó, tỷ lệ gỡ cài đặt ở Việt Nam là cao nhất với 49%, tiếp đến là Indonesia (47%), Malaysia (41%), Thái Lan (37%) và Singapore (36%).
Báo cáo không phân tích cụ thể nguyên nhân người dùng trong khu vực gỡ app thương mại điện tử, cũng như tại sao Việt Nam lại là quốc gia có tỷ lệ gỡ app cao nhất khu vực.
Việc cạnh tranh khốc liệt như vậy dẫn đến không ít các công ty phải bỏ tiền “chạy” (hiểu nôm na là mua user) để có được lượng cài đặt nhiều nhất.
Mà chỉ ghi nhận: người mua sắm đã ngày càng trở nên chọn lọc hơn với các nền tảng mà mình đang sử dụng, do đó điều này chỉ phản ánh việc lựa chọn các app thương mại điện tử của người tiêu dùng.
Trước các số liệu về tỷ lệ gỡ app thương mại điện tử ở các quốc gia trên và tại Việt Nam, lãnh đạo một công ty thương mại điện tử lý giải với VnEconomy ngày 3/5, là trong ngành thương mại điện tử khu vực có hai ba nước cạnh tranh rất mạnh, gồm Việt Nam, Indonesia và Singapore, đặc biệt là Việt Nam và Indonesia – hai nước vẫn còn các doanh nghiệp thương mại điện tử nội địa “đấu” với các doanh nghiệp của Trung Quốc.
Việc cạnh tranh khốc liệt như vậy dẫn đến không ít các công ty phải bỏ tiền “chạy” (hiểu nôm na là mua user) để có được lượng cài đặt nhiều nhất. Do vậy, theo vị lãnh đạo này, nhiều khi để lên được chỉ số (ví dụ như của iPrice) thì các công ty thương mại điện tử phải chấp nhận mua cả khách hàng “ảo”. Cụ thể có nhiều cách tạo download (app) như làm cho khách hàng thích, sự tiện lợi, hay cũng có cách là mua các cài đặt “rác” – tức mua cài đặt chỉ để lên chỉ số của các công cụ đo đếm. Do vậy thị trường nào càng cạnh tranh thì việc cài đặt rác sẽ càng nhiều, vị này nhìn nhận.
Trên thực tế, khi chính công ty của ông thực hiện khảo sát tại thị trường Hà Nội, Tp.HCM và các thành phố lớn, trung bình một người cài 4-5 app thương mại điện tử, các các tỉnh còn lại cài khoảng 2-3 app, và tỷ lệ này nhiều năm nay không thay đổi.
“Bởi vậy, lý do chính khiến tỷ lệ gỡ app của người Việt Nam theo số liệu trên (chưa nói đến tính chính xác, đúng sai) là do các công ty thương mại cày chỉ số theo cách không lành mạnh, chứ đó (tỷ lệ gỡ app 49%) không phải là chỉ số xấu của thị trường bởi thương mại điện tử của Việt Nam vẫn tăng trưởng nhanh và nhiều tiềm năng”, vị lãnh đạo của công ty thương mại điện tử trên phân tích.
Phong toả và các đợt khuyến mại là hai trong số những yếu tố có thể khiến người dùng cài đặt một ứng dụng mua sắm.
Ví dụ, với lệnh phong toả áp dụng ở Indonesia, Malaysia và Singapore, người dùng có xu hướng cài và thử nhiều ứng dụng mua sắm khác nhau trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm ngoái.
Khoảng thời gian này cũng ghi nhận nhiều chương trình ưu đãi mua sắm liên quan đến tháng Ramadan (tháng ăn kiêng của người Hồi giáo). Ở Việt Nam, lượng người dùng cài các ứng dụng mua sắm cũng tăng mạnh trong thời điểm tháng 1 và tháng 2 nhờ dịp Tết Nguyên đán.
Các “ông lớn” TMĐT trong khu vực cũng tích cực triển khai các chiến dịch marketing để thu hút sự chú ý của người dùng thông qua các chiến lược như trò chơi hoá (gamification), giao hàng miễn phí và giảm giá.
Hiện tại, 6/10 người dùng Đông Nam Á đang dùng ứng dụng mua sắm trực tuyến dưới dạng kênh mua sắm chính.
Dù vậy, iPrice ghi nhận tỷ lệ gỡ cài đặt tăng cao ở 5 quốc gia trong khu vực trong năm 2020, bao gồm Việt Nam (49%), Indonesia (47%), Malaysia (41%), Thái Lan (37%) và Singapore (36%).
2- Chi tiêu cho Thương Mại điện tử Đông Nam Á tăng 19%
Báo cáo của iPrice Group, SimilarWeb và AppsFlyer khi phân tích về việc chuyển đổi app, cho biết số lượt cài đặt tăng lên với 12,4 triệu lượt cài đặt. Điều này cho thấy mức tăng trung bình 2% về lượt cài đặt tự nhiên trên các app mua sắm thuộc nền tảng iOS và Android trong khu vực Đông Nam Á giai đoạn từ tháng 1- 6/2020.
Các nền tảng mua sắm của Singapore tăng nhiều nhất với 35%, tiếp theo là Philippines (21%), Việt Nam (19%), Malaysia (17%), Thái Lan (15%) và Indonesia (6%).
Lý do khiến người tiêu dùng cài đặt các app mua sắm, theo báo cáo, là việc người dùng bị hạn chế ra ngoài do giãn cách xã hội, do các chiến dịch khuyến mãi mua hàng trực tuyến như giảm giá và miễn phí vận chuyển, các tính năng tiện dụng của app.
Thậm chí một số công ty thương mại điện tử còn hợp tác với những người nổi tiếng như nhóm nhạc K-pop Blackpink, tài tử Lee Min-ho, cầu thủ Cristiano Ronaldo… cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn và thu hút người dùng.
Các nền tảng mua sắm trực tuyến tại thị trường Đông Nam Á năm 2020 đã đạt được mức tăng tích cực so với cùng kỳ năm 2019. Theo đó, mức tăng nhiều nhất là Singapore với 35%, tiếp theo là Philippines (21%), Việt Nam (19%), Malaysia (17%), Thái Lan (15%) và Indonesia (6%).
Kết quả của việc cài app tăng (2%) cùng nhu cầu truy cập nhiều hơn vào các nền tảng mua sắm trực tuyến của người dùng trong khu vực đã kéo theo sự gia tăng chi tiêu trung bình cho thương mại điện tử.
Theo nghiên cứu, người tiêu dùng ở Đông Nam Á chi trung bình tổng thể 2 USD cho mỗi đơn hàng vào năm 2020, cao hơn 19% so với năm 2019. Singapore ghi nhận mức chi tiêu trung bình 61 USD cho mỗi đơn hàng, trong khi Malaysia đạt 41 USD – cả hai đều cho thấy quy mô giỏ hàng trung bình cao nhất vào năm 2020 trong khu vực.
3- Sàn TMĐT nào có thêm nhiều lưu lượng truy cập nhất?
Vì lệnh phong toả, giãn cách xã hội và hạn chế di chuyển cũng như những lo lắng liên quan đến bệnh dịch, niềm tin của người dùng vào mảng bán lẻ thương mại điện tử được củng cố mạnh mẽ trong năm 2020.
Lưu lượng truy cập vào các sàn thương mại điện tử ở tất cả các quốc gia đều tăng so với cùng kỳ năm trước đó với xu hướng tăng mạnh mẽ nhất được ghi nhận ở Singapore (35%), theo sau là Philippines (21%), Việt Nam (19%), Malaysia (17%), Thái Lan (15%), và Indonesia (6%).
Dữ liệu cũng cho thấy lưu lượng truy cập và website của các trung tâm thương mại và siêu thị cũng tăng trung bình 52% từ quý 1/2020. Đây là dấu hiệu cho thấy hành vi người dùng đã thay đổi từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm trực tuyến.
Dù vậy, cũng có một số sàn TMĐT hoặc ngành hàng bị ảnh hưởng trong đại dịch. Ví dụ, các nền tảng cung cấp ngành hàng mỹ phẩm đón nhận mức giảm lưu lượng truy cập 35% trong khoảng thời gian từ quý 1 đến quý 4/2020. Các sàn TMĐT thiên về đồ điện tử và thời giam cũng giảm lưu lượng truy cập trung bình 14% tại 6 quốc gia nói trên.
Mặc dù nhu cầu cho mảng đồ thiết yếu tăng cao, COVID-19 nới rộng khoảng cách giữa ngành hàng này và các ngành hàng phi thiết yếu như thời gian, đồ điện tử, làm đẹp, thể thao và các thiết bị hoạt động ngoài trời.