Báo cáo nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản

 Báo cáo nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản

I/ Đặc điểm du khách Nhật 

Tổng quan

Năm 2018, dân số Nhật Bản là 126.2 triệu người. Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới, đứng sau Mỹ và Trung Quốc. GDP của Nhật là 4.87 nghìn tỷ USD, bình quân GDP đầu người là 42.800 USD trong năm 2017. Nền kinh tế Nhật đang trải qua thời kỳ tăng trưởng từ năm 2012, với tỉ lệ thất nghiệp thấp và tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao.

Dân số Nhật Bản tập trung ở các vùng ven biển. Hầu hết dân số sống ở thành thị, chủ yếu là Tokyo (37.5 triệu người), Osaka (19.3 triệu người), và Nagoya (9.5 triệu người). Phần đông khách du lịch Nhật (chiếm 52%) đến từ 5 tỉnh sau:

  • Tokyo (chiếm 21%), tương đương 1.411.00 người
  • Tỉnh Kanagawa (chiếm 11%) tương đương 728.000 người
  • Tỉnh Osaka (chiếm 8%) tương đương 519.000 người
  • Tỉnh Chiba (chiếm 7%) tương đương 446.000 người
  • Tỉnh Aichi (chiếm 5%) tương đương 441.000 người

Người Nhật đi du lịch trong nước là chủ yếu, với chỉ 14% trong tổng số các chuyến đi là du lịch nước ngoài trong năm 2017. Số lượng các chuyến du lịch nước ngoài đã giảm 9% trong các năm từ 2012 đến 2015, nhưng đã tăng đều trở lại từ năm 2016

Rất nhiều công ty lữ hành tập trung phục vụ phân khúc lớn tuổi của thị trường Nhật, vì họ có nhiều thời gian và tiền bạc để du lịch hơn. Tuy khách du lịch lớn tuổi vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường du lịch nước ngoài, phân khúc này không có sự phát triển trong những năm gần đây. Thế hệ trẻ (trong nhóm 20 – 30 tuổi), đặc biệt là phụ nữ, nằm trong phân khúc nhỏ hơn, nhưng lại đang tăng trưởng rất nhanh

Sau đây là bảng phân tích dân số theo độ tuổi

  • 0-14 tuổi: 12.2%
  • 15-24 tuổi: 9.7%
  • 25-44 tuổi: 23.6%
  • 45-64 tuổi: 26.4%
  • Trên 65 tuổi: 28.2%

Với thị trường Nhật Bản, hầu hết các chuyến du lịch nước ngoài đều đến các nước trong khu vực Châu Á. Tuy nhiên, nước Mỹ lại là điểm đến phổ biến nhất đối với người Nhật, với 22% khách du lịch Nhật chọn Mỹ là nơi du lịch. Điểm thú vị là 45% du khách Nhật đến Mỹ chọn Hawaii là điểm nghỉ dưỡng. 5 điểm đến quốc tế phổ biến nhất với du khách Nhật là

  • Mỹ: 3,500,000 lượt
  • Hàn Quốc: 2,949,000 lượt
  • Trung Quốc: 2,591,000 lượt
  • Đài Loan: 1,969,000 lượt
  • Thái Lan: 1,656,000 lượt

Các xu hướng và hoạt động marketing tại thị trường Nhật Bản

Khi thực hiện hoạt động marketing điểm đến cho du khách Nhật, cần chú ý rằng nội dung dành cho thị trường này nên được phát triển một cách cụ thể chứ không chỉ dịch ra từ các tài liệu có sẵn. Du khách Nhật rất coi trọng việc những công ty lữ hành và du lịch tìm hiểu về văn hoá của người Nhật, và cam kết chất lượng xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra.

Khách du lịch Nhật sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau để lên kế hoạch du lịch. Internet, các trang web tìm kiếm, website công ty lữ hành, và tạp chí du lịch là những nguồn thông tin có ảnh hưởng lớn nhất đến người Nhật khi họ lên kế hoạch và đặt chuyến đi. Thế hệ trẻ thường sử dụng smartphone trong tất cả các bước của chuyến du lịch, trong khi thế hệ lớn tuổi hơn thường dùng máy tính xách tay hoặc để bàn khi tìm kiếm cảm hứng, thông tin và đặt chuyến đi, nhưng lại chuyển sang dùng smartphone trong suốt chuyến đi

7 trên 10 người sử dụng internet ở Nhật có thói quen dùng mạng xã hội thường xuyên Các trang mạng xã hội phổ biến nhất bao gồm:

  • LINE: 71 triệu người dùng
  • Twitter: 45 triệu người dùng
  • Facebook: 26.5 triệu người dùng
  • Instagram: 20 triệu người dùng

Các trang mạng xã hội có ảnh hưởng khác nhau tuỳ vào từng lứa tuổi. Giới trẻ thường dựa vào mạng xã hội khi quyết định đi du lịch, trong khi nhóm tuổi trên 35 không có thói quen này. Theo báo cáo của Expedia, các lứa tuổi khác nhau cũng sử dụng những mạng xã hội khác nhau khi lên kế hoạch. Nhóm tuổi 18-23 và 24-35 sử dụng LINE (34%, 21%), Instagram (33%; 24%), and Facebook (22%; 26%). Mặc dù mạng xã hội thường được sử dụng với mục đích tìm kiếm cảm hứng cho chuyến đi, những du khách độc lập trực tiếp đặt chuyến đi qua mạng xã hội nhiều hơn trong những năm gần đây.

Du lịch độc lập là xu hướng đang phát triển nhanh ở Nhật, khi ngày càng ít người chọn du lịch theo tour. Hơn một nửa các chuyến du lịch nước ngoài là du lịch tự túc, vì người Nhật muốn có lịch trình linh hoạt và đi theo nhóm nhỏ hơn. Khách du lịch theo xu hướng này thường xuyên sử dụng mạng xã hội để tìm cảm hứng chuyến đi.

Cơ quan phát triển du lịch tại những điểm đến phổ biến nhất đối với người Nhật đều đã có website nội dung tiếng Nhật. Những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với du lịch Việt Nam trong khu vực cũng cung cấp nội dung dành riêng cho người Nhật trên website chính thức của mình. Hơn thế nữa, nội dung trên những website này còn được thiết kế theo đúng nhu cầu và thị hiếu của thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, Việt Nam, Cambodia, Myanmar và Lào hiện chưa thực hiện được việc này.

Nhu cầu và ưu tiên du lịch 

Các chuyên gia đồng ý rằng an toàn và an ninh là yêu cầu chính đối với du khách Nhật. Người Nhật đặc biệt lo lắng về thảm hoạ tự nhiên, bệnh tật và khủng bố. Đây là có thể là cơ hội cho Việt Nam trở thành điểm đến thay thế cho Indonesia vì Việt Nam không có nhiều thảm hoạ tự nhiên. Để đảm bảo có được trải nghiệm an toàn và vui vẻ trong suốt chuyến đi, du khách Nhật luôn làm theo những nội dung rất chi tiết (kèm hình ảnh và hướng dẫn cụ thể) từ các tạp chí, sách hướng dẫn và website du lịch

Du khách Nhật đi du lịch để nghỉ ngơi, giảm stress và tạm thời rời xa cuộc sống thường ngày. Khi đi du lịch, họ muốn tìm hiểu những điều mới, nhưng trong phạm vi an toàn. Các công ty lữ hành Nhật vì vậy thường thiết kế những tour du lịch nước ngoài có chất lượng cao và có hướng dẫn viên nói tiếng Nhật để giúp khách hàng bớt lo lắng trong chuyến đi. Vì người Nhật chỉ đi nghỉ ngắn ngày, họ có động lực chọn những điểm đến mới lạ, nơi họ có thể khám phá nhiều trải nghiệm và điểm du lịch khác nhau Họ thích có cơ hội trải nghiệm cả những thành thị sôi động và phong cảnh thiên nhiên đẹp trong chuyến đi

Khi đi du lịch độc lập, du khách Nhật nghe theo lời khuyên của các chuyên gia khi chọn chỗ ở và chỗ ăn uống. Một khảo sát thực hiện năm 2018 của Expedia cho biết khách du lịch Nhật thường book các khách sạn thuộc tập đoàn lớn, hơn là những lựa chọn khác như resort, homestay và tàu du lịch biển

Khách du lịch Nhật hay lo lắng rằng họ sẽ không ăn được đồ ăn địa phương khi đi du lịch. Trong thông tin quảng bá du lịch, cần nhấn mạnh rằng ẩm thực địa phương có sự đồng điệu với ẩm thực Nhật Bản. Những món ăn tốt cho sức khoẻ, tươi ngon và đại diện cho văn hoá độc đáo của các điểm đến được người Nhật rất yêu thích. Những đặc sản được gói ghém đẹp và để được lâu sẽ được người Nhật mua nhiều để làm quà (theo văn hoá ‘omiyage’) cho bạn bè và người thân.

Thời gian và kế hoạch du lịch

Du khách Nhật luôn tìm kiếm sự thuận tiện. Họ chọn các chuyến đi ngắn ngày, những điểm đến có thời gian bay ngắn và nhiều chuyến bay thẳng. Công nhân viên chức tại Nhật có từ 10 đến 20 ngày nghỉ có phép mỗi năm Tuy vậy, họ không hay dùng hết ngày phép, mà kết hợp nghỉ cùng ngày lễ hoặc cuối tuần khi đi du lịch nước ngoài. Ở Nhật, trung bình một chuyến du lịch nước ngoài sẽ kéo dài từ 4 đến 7 ngày

 

Số liệu các chuyến du lịch nước ngoài theo tháng cho thấy tháng 8 và tháng 3 là thời điểm hầu hết người Nhật đi du lịch. Tháng 4 đến tháng 7 là thời gian thấp điểm nhất. Các chuyến du lịch nước ngoài đã tăng nhẹ từ năm 2016 đến 2018, nhưng xu hướng về thời gian du lịch vẫn giữ nguyên

Những kỳ nghỉ lễ lớn tại Nhật cũng trùng vào tháng cao điểm du lịch, nhưng hầu hết người Nhật chỉ đi du lịch trong nước trong những ngày này. Tuần Lễ Vàng (Golden Week) (cuối tháng 4/đầu tháng 5) và kỳ nghỉ mùa đông là hai thời điểm phổ biến để du lịch trong nước. Tháng 4, 5 và 12 là những tháng thấp điểm cho du lịch nước ngoài. Lễ Obon (ngày 15 tháng 8 hàng năm) trùng với mùa cao điểm du lịch nước ngoài. Số liệu cũng cho thấy người Nhật đi du lịch nước ngoài nhiều hơn khi học sinh nghỉ hè và nghỉ xuân Những kỳ nghỉ này có thể là yếu tố thúc đẩy nhiều người Nhật trẻ tuổi đi du lịch.

II/ Du khách Nhật Bản tại Việt Nam

Thống kê hiện tại

Việt Nam đón 15.497.791 khách du lịch quốc tế trong năm 2018. Nhật Bản là thị trường khách du lịch lớn thứ 3 tại Việt Nam, sau Trung Quốc và Hàn Quốc, chiếm 5.3% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Du khách Nhật tiêu trung bình 132.6 USD mỗi ngày, cao hơn du khách Hàn Quốc (115.2 USD) và Trung Quốc (92.2 USD). Việt Nam là đứng thứ 11 trong các điểm đến phổ biến nhất đối với du khách Nhật. Từ năm 2016 đến năm 2018, lượng du khách Nhật đến với Việt Nam đã tăng 11.6%, từ 740.592 lên 826.674 người. Người Nhật thường ở Việt Nam từ 3 đến 5 ngày khi du lịch.

Thời gian cao điểm của du khách Nhật đến Việt Nam cũng tương tự với thời gian cao điểm người Nhật đi du lịch nước ngoài Số lượng khách đông nhất vào tháng 8, tháng 9 và tháng 3, thấp nhất vào tháng 6, tháng 7 và tháng 10. Nhìn chung, số lượng du khách Nhật đến Việt Nam khá đồng đều quanh năm, vì Việt Nam nằm gần Nhật Bản và du khách có thể sắp xếp du lịch ngắn ngày.

Các chuyên gia về du lịch Nhật Bản tại Việt Nam nhận định rằng khách du lịch Nhật đến Việt Nam thường là phụ nữ, độ tuổi từ 40 đến 70 tuổi. Hầu hết du khách đều đến từ Tokyo, và một số nhóm nhỏ hơn đến từ Osaka và Nagoya. Du khách Nhật (cả nam và nữ) lớn tuổi, có tiền và thời gian dành cho du lịch, là phân khúc quan trọng nhất đối với du lịch Việt Nam. Người Nhật chủ yếu du lịch theo nhóm nhỏ. Phụ nữ trẻ tuổi là nhóm khách có ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường du lịch Nhật.

Du khách Nhật tiêu trung bình từ 50.000 đến 200.000 Yên Nhật khi du lịch tại Việt Nam (460 đến 1.850 USD). Chi phí này đã bao gồm vé máy bay, phương tiện đi lại, chỗ ở, ăn uống và các chi phí đi tour. Điều này cho thấy khách du lịch Nhật đến Việt Nam khá đa dạng, có cả khách cao cấp và khách thường.

Lý do du lịch Việt Nam

Việt Nam có những thành phố nằm gần nhau, các bãi biển, và địa điểm di sản văn hoá đều phù hợp với phong cách, sở thích và thời gian du lịch của người Nhật. Đây có thể là lí do vì sao 3% người dân Nhật khi được hỏi nói rằng họ có cân nhắc đến Việt Nam trong chuyến đi sắp tới. Du khách Nhật luôn ưu tiên các điểm đến đáp ứng nhu cầu của họ, có thể đến du lịch trong thời gian ngắn, với các chuyến bay thẳng có thời gian ngắn hoặc trung bình.

Số lượng chuyến bay giữa hai quốc gia đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, với 5 hãng hàng không phục vụ các chuyến bay thẳng giữa hai nước. Các chuyến bay nối sân bay ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đến Tokyo, Osaka, Nagoya và Fukuoka. Thời gian chuyến bay dao động từ 5 đến 6 tiếng. Vietnam Airlines là hãng hàng không phục vụ nhiều chuyến bay nhất, với 116 chuyến bay thẳng từ Nhật đến Việt Nam mỗi tuần. Người Nhật có thể ở Việt Nam trong vòng 15 ngày mà không cần visa. Đây cũng là thời gian hợp lý cho những chuyến du lịch nước ngoài của người Nhật

Vì du khách Nhật chỉ đi du lịch ngắn ngày, dù là du lịch nước ngoài, người Nhật không đến nhiều nước trong cùng 1 chuyến đi, mà thường thăm các nước Đông Nam Á trong nhiều chuyến đi khác nhau. Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là điểm đến phổ biến nhất với du khách Nhật, nhưng họ cũng thích du lịch Việt Nam, Singapore, Malaysia và Philippines

Rào cản du lịch Việt Nam

Chất lượng dịch vụ thấp, an toàn sức khoẻ, rào cản ngôn ngữ, và visa là những vấn đề chính người Nhật thường gặp phải khi du lịch Việt Nam. Những công ty lữ hành thường xuyên đón du khách Nhật đến Việt Nam đã kêu gọi Việt Nam nâng cấp cơ sở hạ tầng, nới lỏng chính sách thị thực, điều chỉnh giá tour và nâng cao chất lượng điểm đến để thu hút thêm khách du lịch từ Nhật.

Du khách Nhật có yêu cầu cao và mong đợi chỗ ở và dịch vụ ăn uống khi đi du lịch phải theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Các dịch vụ ở Việt Nam khó có thể đạt chuẩn vì không giao tiếp được với khách du lịch không nói tiếng Anh. Rất ít nhân viên lữ hành và khách sạn có thể nói tiếng Nhật. Vấn đề này đặc biệt quan trọng vì người Nhật luôn muốn tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng khi du lịch.

Các vấn đề và an toàn và sức khoẻ ở Việt Nam cũng gây lo ngại. Giao thông ở những thành phố lớn của Việt Nam khá nguy hiểm cho người đi bộ. Hệ thống giao thông công cộng ở Việt Nam còn yếu, gây khó khăn đặc biệt là cho khách du lịch tự túc. Người Nhật hay lo lắng chất lượng không khí kém sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ. Cách chuẩn bị thức ăn và tiêu chuẩn phòng khách sạn cũng là vấn đề nếu không đạt tiêu chuẩn của Nhật.

Du khách Nhật có thể ở Việt Nam trong vòng 15 ngày mà không cần thị thực. Tuy nhiên, nếu họ rời khỏi Việt Nam và quay lại trong vòng 30 ngày, họ sẽ vẫn cần có thị thực để vào Việt Nam. Điều này khiến việc lên kế hoạch du lịch một vài nước trong cùng 1 chuyến đi trở nên khó khăn. Nếu quy định về thị thực khi quay lại trong vòng 30 ngày được dỡ bỏ, khách du lịch sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đến và quay lại Việt Nam trong tour Hà Nội – Siem Reap – TP. Hồ Chí Minh

Các điểm đến và hoạt động phổ biến nhất

Các công ty lữ hành lớn của Nhật Bản đều cung cấp các gói du lịch đến Việt Nam. Trang web của những công ty lữ hành này đều ưu tiên hiển thị nội dung chi tiết, giới thiệu các khách sạn, chuyến bay và thông tin địa phương về Việt Nam để khiến khách hàng cảm thấy hấp dẫn hơn. Dù sử dụng hình ảnh bắt mắt, những website tiếng Nhật vẫn dùng nhiều chữ và đăng nhiều thông tin hơn website tiếng Anh.

Các tour đến TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội đều được quảng bá thường xuyên tại Nhật. Một số điểm đến đáng chú ý khác bao gồm Nha Trang, Phú Quốc, Huế, Ninh Bình và Sa Pa. Gói du lịch Việt Nam thông thường kết hợp những điểm đến khác nhau trong cùng một chuyến đi kéo dài từ 2 đến 6 ngày. Các tour du lịch được thiết kế cho khách du lịch lần đầu tới Việt Nam. Các tour bao gồm những điểm đến nổi bật nhất tại Việt Nam qua những chuyến đi nửa hoặc cả ngày từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Những hành trình phổ biến bao gồm:

  • Hà Nội và vịnh Hạ Long
  • Hà Nội và Angkor Wat, Cambodia
  • Hà Nội và làng gốm Bát Tràng
  • Đà Nẵng, Hội An và Mỹ Sơn
  • Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
  • Hồ Chí Minh và hầm Củ Chi.

Các hoạt động phổ biến là ngắm cảnh, khám phá văn hoá, thử các món ăn địa phương, và tắm biển. Người Nhật rất quan tâm đến văn hoá và di sản, vì vậy họ thích đi thăm các địa điểm di sản văn hoá thế giới, làng nghề thủ công và may mặc. Du khách Nhật cũng hay xem biểu diễn múa rối nước, đi xích lô và thuê áo dài để chụp ảnh.

Thưởng thức ẩm thực Việt Nam là hoạt động rất được yêu thích. Người Nhật thích được thử các món ăn địa phương khi du lịch, và họ thấy đồ ăn Việt Nam rất ngon. Phở là món ăn phổ biến ở Nhật Bản. Những món ăn ở Việt Nam cũng khá rẻ, điều này khiến khách du lịch Nhật chọn Việt Nam. Một số tour có kèm theo coupon tại các nhà hàng nổi tiếng để khách hàng có thể thử những menu được thiết kế đặc biệt cho người Nhật

Du khách Nhật thích bờ biển Việt Nam, vì phong cảnh tự nhiên đẹp và không khí thư  giãn. Các bãi biển nhiệt đới của Việt Nam đều có chuyến bay thẳng từ Nhật. Người Nhật thích ở những khách sạn và resort chất lượng cao, có cung cấp dịch vụ bãi biển riêng, bể bơi, lớp học yoga hoặc tai chi buổi sáng. Hầu hết du khách Nhật không thích các hoạt động thể thao bãi biển hoặc du lịch mạo hiểm vì lo lắng về an toàn. Một số tour Việt Nam bao gồm dịch vụ spa hoặc chơi golf, là những hoạt động thú vị cho một số phân khúc khách hàng nhất định. Spa không được coi là điểm nhấn của chuyến đi, vì các dịch vụ không có nhiều khác biệt và người Nhật không biết đến spa theo phong cách Việt.

Du khách Nhật thường mua sắm trong khi đi du lịch, nhưng Việt Nam không được coi là điểm đến để mua sắm với số lượng lớn. Khi du khách Nhật mua sắm tại Việt Nam, họ mua những món quà lưu niệm nhỏ để lưu giữ kỷ niệm cho chuyến đi, chắc hạn những quà tặng thủ công như đồ gốm, lụa, sơn mài, cà phê, sô cô la, đồ ăn vặt và trà (đặc biệt là trà sen hoặc các hương vị trà không có ở Nhật). Những sản phẩm lưu niệm này được họ mua tặng cho bạn bè và người thân ở nhà.

Những nỗ lực của các nước ASEAN để thu hút du khách Nhật Bản

Việt Nam có nhiều đối thủ cạnh tranh trong khu vực cho thị trường Nhật Bản. Cơ quan phát triển du lịch của một số nước, ví dụ như Thái Lan, rất năng động trong các chiến dịch quảng bá du lịch để tăng số lượng khách Nhật Bản đến đây. Cơ quan du lịch Thái Lan đã mở văn phòng ở Tokyo, Osaka và Fukuoka để hỗ trợ hoạt động quảng bá du lịch ở thị trường này. Những văn phòng này xây dựng quan hệ công chúng, truyền bá thông tin và tổ chức chuyến đi tìm hiểu cho báo giới và đối tác Nhật Bản. Thái Lan cũng cử đoàn tham dự lễ hội tuyết tại Sapporo để tăng nhận diện du lịch Thái Lan tại các tỉnh khác nhau ở Nhật Vào năm 2018, Thái Lan là điểm đến phổ biến thứ 2 tại thị trường Nhật

Cơ quan xúc tiến du lịch Singapore đã kết hợp cùng JTB, một trong những công ty lữ hành lớn nhất Nhật Bản, để phát triển những gói du lịch dành riêng cho du khách Nhật. Cơ quan xúc tiến du lịch Singapore còn phối hợp với JTB trong các hoạt động marketing, sales và quan hệ công chúng. Singapore còn mời đại diện từ 20 nhà hàng Nhật Bản đến tham dự Lễ hội Ẩm thực Singapore. Các hộp bento có hương vị ẩm thực Singapore cũng được bày bán rộng rãi tại những chuỗi siêu thị lớn tại Nhật để tăng nhận diện cho đất nước Singapore. Lượng khách du lịch đến Singapore cũng tương đương Việt Nam trong năm 2018.

Việt Nam cũng đã có những bước đi nhất định để tăng số lượng khách du lịch Nhật qua các chiến dịch quảng bá tăng nhận diện về đất nước. Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tổ chức các hoạt động quảng bá tại Nhật, bao gồm lễ hội Việt Nam tại Tokyo và Yokohama, tham gia hội chợ JATA, và tổ chức hội chợ tại một số thành phố lớn Nhật. Những hoạt động trên cho thấy Việt Nam cũng sẵn sàng phát triển thêm các hoạt động quảng bá du lịch đến với du khách Nhật Bản.

Xem thêm : Báo cáo xu hướng du lịch việt nam năm 2021

III/ Các kết luận chính 

Du khách Nhật thường dựa vào những thông tin và hình ảnh hướng dẫn rất cụ thể khi quyết định đi du lịch

Du khách Nhật luôn muốn có thông tin rất cụ thể về điểm đến. Họ tìm kiếm thông tin qua các kênh online và tạp chí du lịch. Để đảm bảo khách du lịch Nhật cảm thấy thoái mái và quan tâm, nội dung hướng dẫn du lịch bằng tiếng Nhật nên bao gồm thông tin về sân bay, phương tiện đi lại, chỗ ở và ăn uống.

Du khách Nhật thích đi nghỉ tại các điểm đến nổi tiếng trong thời gian ngắn

Các điểm đến ưa thích của du khách Nhật tại Việt Nam là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, và Đà nẵng. Thông tin chi tiết về các điểm đến này và các địa điểm lân cận có thể đi trong ngày là rất hữu ích với khách du lịch tự túc.

Giới thiệu về những điểm đến mới có thể khuyến khích du khách Nhật quay lại Việt Nam

Việt Nam phù hợp với nhu cầu và ưu tiên du lịch của người Nhật. Từ Nhật có rất nhiều chuyến bay thẳng đến Việt Nam. Điều này là điều kiện lý tưởng để du khách Nhật trở  lại thăm Việt Nam để khám phá các địa điểm mới ở cả 3 miền. Để khuyến khích du khách quay lại, những thông tin chi tiết về điểm đến mới ví dụ như Nha Trang và Phú Quốc nên được phát triển riêng cho thị trường Nhật.

Việt Nam cần thêm nhiều hướng dẫn viên và nhân viên du lịch biết nói tiếng Nhật

Các hướng dẫn viên du lịch cũng như nhân viên tại các nhà hàng, khách sạn tại Việt Nam cần biết nói tiếng Nhật. Trường đại học và đào tạo du lịch ở Việt Nam nên khuyến khích sinh viên học tiếng Nhật. Ngoài ra, các điểm đến phổ biến cần trang bị thêm biển hiệu hướng dẫn và nội dung chi tiết bằng tiếng Nhật để giúp khách du lịch Nhật cảm thấy thoải mái hơn khi đến Việt Nam.

Du khách Nhật lo lắng về sức khoẻ và an toàn tại Việt Nam

Một số khách du lịch Nhật bày tỏ lo ngại về vấn đề an ninh tại Việt Nam. Những lo lắng này có thể được giải quyết nếu những nhà hàng và khách sạn tiêu chuẩn cao cung cấp thêm thông tin chi tiết, đặc biệt nhấn mạnh tỉ lệ tội phạm thấp, cho du khách Nhật.

Nền ẩm thực đa dạng của Việt Nam là thế mạnh cho du lịch

Du khách Nhật cần thêm thông tin giới thiệu về các nhà hàng chất lượng cao ở Việt Nam, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Người Nhật cũng có truyền thống mua và tặng quà lưu niệm khi đi du lịch, nên Việt Nam có thể quảng bá thêm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và đặc sản địa phương cho du khách Nhật.

Bắt buộc thị thực trong vòng 30 ngày khi quay lại Việt Nam là một rào cản cho du khách Nhật

Một số công ty lữ hành đề nghị nới lỏng chính sách thị thực cho du khách Nhật khi quay lại Việt Nam trong vòng 30 ngày, vì điều này cản trở các tour du lịch qua nhiều nước trong thời gian ngắn. Du lịch Việt Nam có thể phát triển mạnh hơn nếu chính sách này được nới lỏng, vì khách du lịch Nhật có thể quay lại và tiêu nhiều tiền hơn ở Việt Nam.

Nhận thức về Việt Nam có thể tăng qua các chiến dịch quảng bá du lịch

Để tăng tính cạnh tranh với các nước trong khu vực, Việt Nam có thể tăng thêm số lượng và hình thức quảng bá du lịch Việt Nam tại Nhật. Bên cạnh hội chợ, Việt Nam có thể tham gia những lễ hội của khu vực và giới thiệu ẩm thực Việt Nam đến với những khách du lịch tiềm năng tại Nhật Bản.

 IV/ Tài liệu tham khảo

Australia Consumer Demand Project (2017). Consumer Profile Japan.

Bangkok Post (Feb 2018). TAT Aims to Lure More Japanese Visitors. Retrieved from: https://www.bangkokpost.com/business/tourism-and-transport/1408758/tat-aims-to-lure-more-japanese-visitors

CIA World Factbook (2019). Japan. Retrieved from: https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/ja.html

Destination Canada (2017). Global Tourism Watch: 2017 Japan Public Summary Report.

Expedia Group Media Solutions (2017). Asia Pacific Travel Trends: Travel Habits, Behaviours, and Influencers of Chinese, Japanese, and Australian Traveller.

Expedia Group Media Solutions (2018). Japanese Multi-Generational Travel Trends: Travel Habits and Behaviors of Generation Z, Millennials, Generation X, and Baby Boomer.

Expedia Group Media Solutions (2018). Multi-National Travel Trends: A Global Look at the Motivations and Behaviors of Travelers.

GDP (Current US$). World Bank Group. https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD

General Statistics Office of Vietnam (2017). Average expenditure per day of foreign tourists to Vietnam, Japan.

Humble Bunny (2018). Japan’s Top Social Media Networks for 2018. Retrieved from: https://www.humblebunny.com/japans-top-social-media-networks-2018/

International Trade Administration (2015). 2015 Top Markets Report: Travel and Tourism: Japan. Retrieved from: https://www.trade.gov/topmarkets/pdf/Travel_and_Tourism_Top_Markets_Report.pdf

JTB Tourism Research & Consulting (2019). Japanese Outbound Tourism Statistics.

JTB Tourism Research & Consulting (2019). Tourism Statistics Special Edition: Key points about the travel and tourism market in 2019. Retrieved from: https://www.tourism.jp/en/tourism-database/insights/2019/03/tourism-statistics-special-2019/

Marketing-Interactive (Jan 2016). STB Partners Japan Tourism Board to Boost Tourism. Retrieved from: https://www.marketing-interactive.com/stb-partners-japan-boost-tourism/

National Travel and Tourism Office (2018). Fast Facts: United States Travel and Tourism Industry. Retrieved from: https://travel.trade.gov/outreachpages/download_data_table/Fast_Facts_2018.pdf

Singapore Tourism Board (2013). Japan STB Market Insights.

The Straights Times (Jan 2018). STB Fashions some Alluring Tie-ups for Japan Market. Retrieved from:  https://www.straitstimes.com/asia/east-asia/stb-fashions-some-alluring-tie-ups-for-japan-market

Statistics of Japan (2018). Population Estimates by Age (Five-Year Groups) and Sex – December 1, 2018(Final estimates). Retrieved from: https://www.stat.go.jp/english/data/jinsui/tsuki/index.html

Tourism Advisory Board (2019). Survey of Tour Operators and Travel Agents.

Tourism Malaysia (Sept 2014). Malaysia Lures Japanese Tourists with Nasi Lemak. Retrieved from: https://www.tourism.gov.my/media/view/malaysia-lures-japanese-tourists-with-nasi-lemak

Viet Nam News (Sept 2018). Vietnam taps Japanese tourism market. Retrieved from: https://vietnamnews.vn/life-style/465390/viet-nam-taps-japanese-tourist-market.html#8iTAuo556k8WHeey.97

Vietnam National Administration of Tourism (2018). Report on Japanese Tourists in Vietnam.

Vietnam National Administration of Tourism (2019). International Visitors to Vietnam in December and 12 Months of 2018.

Vietnam National Administration of Tourism (2019). Tourism Statistics: International Visitors.

Vietnam+ (Aug 2018). Hanoi hopes to attract Japanese tourists. Retrieved from:  https://en.vietnamplus.vn/hanoi-hopes-to-attract-japanese-tourists/137065.vnp

VisitBritain (2018). Market and Trade Profile: Japan

Theo Rethure

Xem thêm Báo cáo nghiên cứu thị trường khách du lịch Mỹ

 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm