Ngành hàng FMCG cuốn theo xu hướng online

 Ngành hàng FMCG cuốn theo xu hướng online

Cùng với sức nóng của các kênh thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến, tốc độ tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh ở Việt Nam cũng tăng chóng mặt theo trào lưu. Các doanh nghiệp Việt trong ngành hàng này cần đổi mới mô hình kinh doanh để bắt kịp xu hướng mới.

Bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc phát triển thị trường của công ty Kantar Việt Nam, đánh giá kênh thương mại điện tử (E-commerce) trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đang phát triển nhanh chóng với tốc độ hơn 100%.

“Đánh trúng” đối tượng khách hàng

Với đà tăng trưởng này, trong 5 năm tới, E-commerce ở Việt Nam có thể chiếm thị phần đáng kể trong ngành FMCG. Điều đó một phần đến từ sự đầu tư của các trang thương mại điện tử (TMĐT) và sự năng động của người bán lẻ cá nhân trong ngành hàng FMCG, cũng như xu hướng ưa chuộng sự tiện lợi.

Chia sẻ với giới doanh nghiệp (DN) ở Tp.HCM vào cuối tuần qua về xu hướng tiêu dùng mới ở Việt Nam, bà Nga cho biết từ năm 2017 đến nay, hầu hết các trang TMĐT trong Top 500 trang TMĐT hàng đầu Việt Nam đều có lượng truy cập tăng lên nhanh chóng.

Trong đó, có thể kể đến những tên tuổi dẫn đầu thị trường TMĐT trong nước như Lazada, Shopee. Tiki, Thegioididong, Sendo. Đơn cử như Thegioididong trung bình mỗi tháng có khoảng 29 triệu lượt truy cập.

Kết quả nghiên cứu của một số tập đoàn lớn trên toàn cầu cũng dự báo ngành TMĐT Việt Nam trong 5 năm tới sẽ đạt mức cao nhất trong khu vực ASEAN, với tốc độ tăng trưởng có thể lên tới 43%.

Về xu hướng mua sắm online của người tiêu dùng (NTD) Việt trước sự bùng nổ của kênh TMĐT, tỷ lệ người có mua online ở Hà Nội và Tp.HCM chiếm khoảng 59%. Trong đó, phụ nữ và giới trẻ chiếm tỷ lệ áp đảo đến 90% khi mua sắm online so với tỷ lệ khiêm tốn của người trên 50 tuổi.

“Điều này đòi hỏi trong chiến lược phát triển kênh phân phối trên thị trường mua sắm online của DN FMCG cũng nên có sự phân chia nhỏ để tập trung “đánh trúng” vào đúng nhóm đối tượng khách hàng”, bà Nga lưu ý.

Trong xu hướng mua sắm online hiện nay, đứng đầu vẫn là nhóm hàng thời trang và phụ kiện thời trang. Điều này dễ nhận thấy khi mở trang Lazada hay Shopee thì luôn tràn ngập những sản phẩm thời trang được chào bán.

Xếp thứ hai là dịch vụ vận chuyển, đi lại, như Goviet, GrabBike… Đứng thứ ba là những sản phẩm chăm sóc cá nhân, vệ sinh nhà cửa, thức ăn sẵn, đồ uống và hàng tiêu dùng. Nhóm mặt hàng FMCG được xếp vào nhóm thứ tư khi NTD mua online, trái ngược với quan niệm của nhiều người là nhóm hàng này chỉ mua ngoại tuyến (offline) từ các cửa hàng, siêu thị ở bên ngoài.

Đổi hướng kinh doanh

Hồi năm ngoái, thị trường E-commerce ở Việt Nam tăng trưởng khoảng hơn 30%, nhưng riêng thị trường FMCG (thực phẩm, thức uống, lau dọn nhà cửa, sữa tắm, dầu gội…) đạt mức tăng trưởng đến 147% về mặt giá trị. Đây được cho tốc độ tăng trưởng “trong mơ” của nhiều nhà sản xuất đối với ngành hàng FMCG.

Sự tăng trưởng này đến từ nhiều chỉ số tích cực. Thứ nhất là vì nhiều người mua online hơn. Thứ hai là khi bắt đầu làm quen với mua online, NTD sẽ mua thường xuyên hơn, với tần suất 3,6 lần/người/quý. Và mỗi lần mua online thì NTD chi rất nhiều tiền (hơn 360.000 đồng – hơn rất nhiều so với mỗi lần chi cho đi siêu thị hay ra tiệm tạp hóa) vì họ dễ bị cuốn hút bởi các hình thức khuyến mãi hấp dẫn.

Hiện nay, hoạt động E-commerce của Việt Nam chưa bằng một số quốc gia hàng đầu ở châu Á (đặc biệt là Hàn Quốc, Trung Quốc là những quốc gia có E-commerce rất phát triển). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng mua sắm online của Việt Nam đang rất cao so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đơn cử như tốc độ tăng trưởng của thị trường E-commerce cho ngành hàng FMCG trên toàn cầu là 20%, trong khi tại Việt Nam đạt hơn 100%.

Ở góc độ DN, bà Trang Lê, Giám đốc kinh doanh của một ng ty phân phối trong ngành hàng FMCG tại Tp.HCM, cho biết sau khi cân nhắc và tìm hiểu xu hướng bùng nổ mua sắm online, ng ty đã quyết định đổi mới mô hình kinh doanh cho sản phẩm của mình thay vì cách kinh doanh truyền thống như lâu nay.

Để có sự đổi mới, nguồn nhân sự kinh doanh của ng ty cũng phải đổi mới và rất trẻ. ng ty còn tập trung đầu tư vào Digital Marketing (tiếp thị số), thành lập một đội ngũ bán lẻ theo hình thức B2C (DN với NTD). Đồng thời, ng ty đẩy mạnh đầu tư vào kênh E-commerce.

“Sản phẩm mới của ng ty thời gian đầu chưa có nhiều người biết tới. Tuy nhiên, với một chiến lược đầu tư về tiếp thị số đúng đắn, khách hàng tìm đến ng ty ngày càng nhiều hơn. Hồ sơ thông tin về khách hàng lúc đầu rất khiêm tốn, nhưng sau 2 – 3 tháng đẩy mạnh tiếp thị số đã tăng lên rất nhiều”, bà Trang Lê chia sẻ.

Còn theo ông Linh Phan, chuyên gia về quản lý khách hàng bằng ng nghệ, trong thời kỳ chuyển đổi số, mua sắm online, các DN Việt trong ngành hàng FMCG cần phải chuyển đổi, đặt xu hướng của khách hàng vào trọng tâm chiến lược kinh doanh của mình. DN cần phải kết nối các khâu, từ marketing quảng bá thương hiệu cho đến bán hàng, hậu mãi.

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm