Báo cáo mới nhất về ngành thời trang, dệt may Việt Nam

 Báo cáo mới nhất về ngành thời trang, dệt may Việt Nam

Ngành Thời Trang và Công Nghiệp dệt may tại Việt Nam là một trong những ngành có tỉ lệ cạnh tranh cao do cơ hội, nhưng bạn đã bao giờ đọc những thông kê của ngành để lựa chọn cho sự phát triển của tương lai chưa?

Thị trường thời trang trong nước

Việt Nam cũng nằm trong top 10 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2012 – 2017, với 12,7% mỗi năm, theo báo cáo mới của hãng nghiên cứu Wealth-X. Tốc độ này chỉ đứng sau Bangladesh (17,3%) và Trung Quốc (13,4%).

Hấp dẫn là vậy nên rất nhiều “cá mập” nước ngoài hào hứng đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, thêm một thương hiệu mới vào Việt Nam, người tiêu dùng có thêm lựa chọn nhưng rõ ràng thị trường thời trang trong nước cũng sẽ chật chội rất nhiều nên nếu không có sự chuẩn bị, các thương hiệu Việt sẽ rất khó để cạnh tranh. Thực tế, đã nhiều tên tuổi lớn mất dần thị phần, thậm chí từ bỏ thị trường.

“Chào hàng” sau Zara 1 năm, H&M cũng ra mắt cửa hàng đầu tiên. Đến nay, H&M hiện có 4 cửa hàng tại Việt Nam và sắp khai trương thêm 2 cửa hàng ở cả Hà Nội và TP HCM. Theo báo tài chính 6 tháng (giai đoạn 1/12/2017 – 31/5/2018) của H&M, thị trường Việt Nam đem về cho hãng thời trang Thụy Điển doanh thu 127 triệu SEK, tương đương hơn 325 tỷ đồng. Như vậy, mỗi ngày, người Việt chi khoảng 1,8 tỷ đồng để mua quần áo thương hiệu này.

Theo ông Fredrik Famm – Giám đốc điều hành H&M khu vực Đông Nam Á nhận định: “2017 là một năm thật tuyệt vời với H&M tại Việt Nam. Là một thị trường trẻ trung và phát triển không ngừng, Việt Nam đã mang đến những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng chung của chúng tôi tại khu vực Đông Nam Á”.

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã khiến cho nhiều doanh nghiệp châu Á, trong đó có Nhật là khách hàng chính của ngành may gia công phải thu nhỏ mô hình kinh doanh hoặc phá sản. Giá nhân công leo thang, việc thiếu kinh nghiệm trên thương trường quốc tế khiến những doanh nghiệp gia công như An Phước không còn hợp đồng xuất khẩu.

Trong bối cảnh đó, bà chủ Nguyễn Thị Điền của An Phước đã quyết định quay về thị trường nội địa, đang là sân chơi của các ông lớn như Tổng Liên đoàn Dệt May Việt Nam, Việt Tiến, May 10… với việc chọn thị trường ngách là phân khúc có thu nhập cao.

Bà Điền chọn giải pháp mua nhượng quyền thương hiệu Pierre Cardin bán trong khu vực 3 nước Đông Dương, từ đó mở rộng thêm việc phát triển thương hiệu riêng An Phước cho phù hợp với túi tiền của phân khúc khách hàng trong nước. Từ một cửa hàng ban đầu tại TP.HCM, An Phước đã có hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc, với tốc độ tăng trưởng bình quân 30% tính đến năm 2012.

Trong khi đó, Việt Tiến đầu tư mạnh cho việc quảng bá thương hiệu từ năm 2016, với việc mở rộng dải thương hiệu từ cao cấp đến bình dân, mở rộng kênh phân phối và các cửa hàng quy mô lớn, với chi phí cho những khoản này tăng đến 30%. Cùng với việc mở Việt Tiến House, Công ty cũng hợp tác với thương hiệu giày Skechers của Mỹ, mở đường cho việc kết hợp với những thương hiệu quốc tế khác trong tương lai.

Thị trường Ngành dệt may

báo cáo cập nhật ngành dệt may do Công ty chứng khoán SSI vừa công bố, ước tính kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành sẽ đạt từ 41,5 tỷ USD đến 42 tỷ USD trong năm 2020, tăng 6,4 – 7,7% so với năm 2019.

Cũng theo SSI, trong năm 2020, Tập đoàn dệt may Việt Nam và các chi nhánh đặt mục tiêu doanh thu 50,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5%, lợi nhuận trước thuế đạt 1,55 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2019. Hiện tại, nhiều công ty vẫn đang đàm phán cho các đơn hàng đến quý 2/2020.

Về những tác động đến hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may trong năm 2020, SSI cho rằng, tăng trưởng xuất khẩu có thể được đẩy nhanh khi các đơn hàng chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam tiếp tục diễn ra, đặc biệt là ở các thị trường mới được hưởng lợi từ CPTPP như Canada và Australia.

Tuy vậy, SSI dự báo, trong năm nay, hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may cũng sẽ phải đối mặt với không ít rủi ro. Trong đó, mức lương tối thiểu tiếp tục tăng khoảng từ 5,1% đến 5,7% trong năm 2020, với tốc độ tương tự như mức tăng năm 2019. Khi nhiều nhà máy có vốn đầu tư FDI dịch chuyển và thành lập tại Việt Nam, khả năng cạnh tranh về lương sẽ trở nên khốc liệt hơn giữa các công ty trong nước và các công ty có vốn đầu tư FDI, đẩy lạm phát tiền lương cao hơn và ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty.

Tuy vậy, hiện nay những tên tuổi lớn của ngành thời trang trong nước như Việt Tiến, Nhà Bè, May10… đều ở thế hai chân giữa gia công xuất khẩu và phát triển thương hiệu riêng cho thị trường nội địa. Phần lớn có tỉ lệ xuất khẩu cao, từ 80-90% đến các thị trường chính là Mỹ, Nhật, EU và Canada. Sự cộng hưởng của các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết, cùng với chiến lược chuyển từ gia công đơn thuần có biên lợi nhuận thấp (OEM) sang đầu tư cả khâu thiết kế có biên lợi nhuận cao hơn (ODM) đã giúp cải thiện doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu này.

Nhìn lại kế hoạch kinh doanh năm 2018 của các doanh nghiệp may mặc niêm yết đều nhận thấy điểm chung là kế hoạch doanh thu tăng nhưng lợi nhuận không đổi. Ngoài nguyên nhân đầu tư thêm, chi phí tăng là lý do chính, trong đó có chi phí quản lý, nhân công và chi phí duy trì các cửa hàng.

Trong thời gian tới, tình hình cũng không dễ thở đối với những doanh nghiệp quyết định quay lại thị trường nội địa, một sân chơi đầy thử thách. Ước tính thị trường quần áo thời trang ở Việt Nam trị giá 3,5 tỉ USD trong năm 2018 và sẽ tăng lên 4,7 tỉ USD vào năm 2021, nhưng toàn ngành dệt may Việt Nam hiện chỉ đáp ứng từ 25-30% thị trường nội địa.

Thị trường thời trang thế giới

Người tiêu dùng ở các nước phát triển đang sở hữu quá nhiều áo quần đến nỗi giờ đây khi mua thêm một món đồ mới, họ không còn cảm thấy vui thú nhiều nữa. Đó là dấu hiệu cho thấy thị trường thời trang đã chạm đỉnh và đang suy thoái.

Người tiêu dùng đã mua áo quần với số lượng lớn chưa từng thấy trong 20 năm qua khi các hãng thời trang như H&M, Zara và các nhà bán lẻ thời trang giá rẻ bao gồm Primark và Walmart giảm giá bán giữa lúc hoạt động sản xuất hàng may mặc chuyển dịch sang châu Á, nơi có lực lượng nhân công giá rẻ khổng lồ.

Theo dữ liệu từ hãng tư vấn và nghiên cứu thị trường Kantar, hiện nay trung bình mỗi người tiêu dùng Mỹ đang mua 65 món trang phục mỗi năm, tăng so với con số 40-50 vào thập niên 1990 nhưng thấp hơn so với con số 70 vào năm 2005. Tương tự, người tiêu dùng Anh đang mua 50 món trang phục mỗi năm, thấp hơn so với con số 52 cách đây ba năm.

Giá áo quần ở Mỹ giảm 0,8% mỗi năm từ năm năm 2001, trong khi đó, giá áo quần ở Anh giảm 13 năm liên tục cho đến năm 2010. Doanh số áo quần ở Anh đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1998 và doanh số áo quần ở Mỹ tăng gần 50% kể từ năm 2001. Song hiện nay, doanh số áo quần ở các nước phát triển đang tăng trưởng trì trệ hoặc đang suy giảm.

Báo cáo của ngân hàng Morgan Stanley công bố hôm 11-10 cho rằng khi doanh số quần áo bắt đầu bão hòa hoặc bắt đầu suy giảm và giá bán trung bình tiếp tục suy giảm thì giá trị doanh thu áo quần cũng sẽ giảm.

“Vậy nên, theo lập luận của chúng tôi, các thị trường thời trang ở nhiều nước phát triển có lẽ bắt đầu tiến vào đợt suy giảm mang tính cấu trúc dài hạn”, các nhà phân tích của Morgan Stanley viết.

Sự nhận thức đang tăng lên của người tiêu dùng về tác động tiêu cực của ngành công nghiệp dệt may đối với môi trường chỉ là một trong những nguyên nhân khiến doanh số áo quần bắt đầu suy giảm.

Xu hướng giảm sẽ kéo dài

Theo báo cáo, cách duy nhất để thị trường thời trang ở các nước phát triển có thể tăng trưởng là áo quần phải đắt đỏ hơn nhưng viễn cảnh này khó có thể xảy ra.

Báo cáo nhận định xu hướng áo quần giảm giá sẽ còn kéo dài khi hoạt động sản xuất hàng may mặc tiếp tục chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nước có nhân công giá rẻ trong khu vực, chẳng hạn như Việt Nam và Bangladesh.

Báo cáo cho rằng sự trỗi dậy của tự động hóa trong ngành công nghiệp may mặc, tức các robot có khả năng thực hiện các tác vụ trong sản xuất áo thun bao gồm cắt, may và kiểm tra chất lượng sản phẩm, cũng có thể kéo giá cả hàng may mặc tiếp tục giảm xuống.

Trong 3-4 năm vừa qua, các nhà bán lẻ thời trang mới bắt đầu nhận thấy các điều kiện kinh doanh đang trở nên quá khó khăn. Báo cáo nhận định cổ phiếu của các hãng bán lẻ thời trang hàng đầu như H&M, Inditex, Gap, Macy’s, Kohl’s, American Eagle và Abercrombie & Fitch đang được định giá quá mức.

“Trong nhiều năm qua, người tiêu dùng đã tận dụng các mức giá rẻ để mua hàng thời trang với số lượng lớn. Nhưng các kỳ vọng người tiêu dùng sẽ mua áo quần với số lượng lớn hơn nhờ giá giảm thấp ở mức chưa từng thấy là điều không bao giờ có thể duy trì trong dài hạn”, báo cáo kết luận.

Xem thêm: 10 xu hướng định hình ngành công nghiệp thời trang năm 2021

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm