Ngành gia dụng tại thị trường Việt Nam – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
Gen Z ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của ngành bán lẻ và dịch vụ tại INSEA?
Nội dung bài viết :
Gen Z là nhóm nhân khẩu học quan trọng với nền kinh tế kỹ thuật số đang định hình lại niềm tin truyền thống về giải trí trực tuyến, du lịch, mua sắm, tin tức và giáo dục. Trong bài viết này, cùng Goodgood tìm hiểu về mối quan hệ và thái độ của gen Z đối với các thương hiệu, cách công nghệ kỹ thuật số điều chỉnh để phù hợp với phong cách sống của họ và hành vi trên môi trường trực tuyến của họ đang thúc đẩy ngành công nghiệp ở Ấn Độ và Đông Nam Á (INSEA) như thế nào nhé?
Được cho là nhóm nhân khẩu học được trang bị kỹ năng kỹ thuật số nhiều nhất, Gen Z không chỉ là những người mua sắm đơn thuần mà còn là những “bậc thầy” điều hướng về công nghệ mới và phương tiện truyền thông xã hội.
Với việc sử dụng thành thạo các công cụ kỹ thuật số, những người mua sắm này đã tìm ra cách để tối đa hóa giá trị, dựa vào sự khéo léo, sáng tạo và hành vi mua sắm trực tuyến thông minh trước khi trở thành khách hàng trung thành của một thương hiệu nào đó. Thay vì chọn mua sắm trên trang web họ thường sử dụng, 74% người thuộc thế hệ Z đã mua sản phẩm trực tuyến bằng cách sử dụng kết hợp các phương tiện truyền thông xã hội, ứng dụng mua sắm, phương tiện truyền thống và kỹ thuật số để so sánh chặt chẽ các sản phẩm nhằm sử dụng hiệu quả ngân sách hơn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn suy nghĩa của gen Z về mua sắm trực tuyến, những người đang dần thích ứng với thay đổi toàn cầu bằng cách nắm bắt rõ công nghệ, cung cấp cho các nhà tiếp thị những cách thức để gặp gỡ những người tiên phong trong kỹ thuật số này theo cách riêng của họ.
Truyền cảm hứng trước, bán hàng sau
Là thế hệ có hiểu biết về xã hội, các thành viên của Gen Z được truyền cảm hứng từ các sản phẩm và trải nghiệm tập trung vào sự mới lạ và đa dạng. Nhưng họ không ngồi chờ được truyền cảm hứng, mà chủ động nghiên cứu xem hiên đang có gì và cách họ có thể dẫn đầu xu hướng. 43% Gen Z truy cập các ứng dụng mua sắm mỗi ngày, nơi họ tìm thấy cảm hứng về lewks (một thuật ngữ nghệ thuật như một chữ ký mang đậm phong cách cá nhân) khám phá những gì người khác đang mua, đang mặc và học cách tạo kiểu cho phù hợp hơn.
Tại Ấn Độ, các cô gái từ 18-21 tuổi thường truy cập qua NYKAA, nhà bán lẻ trực tuyến các sản phẩm làm đẹp, sức khỏe và thời trang, ngay cả khi họ không có ý định mua. Để nhận các mẹo và lời khuyên cũng như tìm hiểu về những sản phẩm làm đẹp nào đang thịnh hành.
Tạo ra nhiều trải nghiệm hơn trên điện thoại di động
Điện thoại di động với gen Z gần như là vật bất ly thân và mọi hoạt động họ tạo ra đều gắn liền với nó. Trước khi đến một nhà hàng, cửa hiệu hay tham gia một hoạt động nào đó, họ thường sẽ tìm kiếm những hình ảnh, thông tin để đánh giá trước. Biết những gì có trong thực đơn, khám phá những địa điểm thú vị khác ở gần đó, tìm hiểu xem có bất kỳ ưu đãi hoặc khuyến mãi nào không và cảm nhận được bầu không khí là tất cả các yếu tố được xem xét.
Ví dụ, một hành trình kỹ thuật số phổ biến mà Gen Z trước khi chọn nhà hàng sẽ bắt đầu như sau: sử dụng Instagram để tìm kiếm các #hashtag từ bạn bè, chọn lọc những hình ảnh về món ăn do người dùng tự tạo; sau đó truy cập tài khoản Instagram của nhà hàng để kiểm tra giá thực đơn hoặc các chương trình khuyến mãi có sẵn. Hoặc họ cũng có thể lấy cảm hứng từ ảnh của một người bạn được chia sẻ trên Facebook, sau đó truy cập vào một ứng dụng đồ ăn như Now để tìm kiếm các chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi hiện có.
Gen Z càng biết nhiều, họ càng có nhiều khả năng đưa ra quyết định. Đối với việc mua hàng cũng vậy, chẳng hạn, trước một chuyến đi đến trung tâm mua sắm, việc tìm hiểu thông tin là để biết trải nghiệm của sản phẩm sẽ như thế nào trước khi họ mua. Xem các kênh “đập hộp” phổ biến như Technical Guruji trên YouTube hoặc theo dõi các sàn diễn thời trang như “Shop the Runway” giúp thỏa mãn sự tò mò này và giúp Gen Z tin tưởng rằng họ đang đưa ra quyết định mua hàng đúng đắn.
Nhận thức về trách nhiệm xã hội ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của gen Z
Đối với Gen Z, nhận thức về trách nhiệm xã hội được nâng cao hơn. Ở một số thị trường, đặc biệt là Philippines, hoạt động tình nguyện vì môi trường được coi là một cách để gắn kết với những người khác và đóng góp một cách có ý nghĩa cho một sự nghiệp. Tại Thái Lan, 35% Gen Z tin rằng tính bền vững là một điều đáng để đấu tranh – một ý tưởng tiếp tục được duy trì trong nhóm nhân khẩu học này ở Đông Nam Á.
Nhận thức được tác động của các doanh nghiệp khác đối với môi trường, một số Gen Z cũng đã bắt đầu tạo ra các thương hiệu được xây dựng trên cơ sở ý thức xã hội. Ví dụ, nhà thiết kế thời trang Gen Z người Philippines, Alyssa Lagon là người sáng lập của Tela, một nhãn hiệu thời trang thân thiện với môi trường giúp biến phế liệu vải thô thành quần áo thời trang đồng thời giúp hỗ trợ các nỗ lực về bảo vệ môi trường và tạo ra nhiều cơ hội việc làm.
Gen Z lớn lên với kỹ thuật số và họ đang tạo nên những xu hướng mới
Thị trường đang thay đổi cách Gen Z khám phá các sản phẩm và dịch vụ cũng như phương thức thanh toán. Các thương hiệu nên xem xét những cách thức mới để làm cho sản phẩm của họ vừa có thể tiếp cận vừa có thể khám phá. Đối với một số ứng dụng không cung cấp chức năng mà họ mong muốn, Gen Z cũng có thể tự mình giải quyết vấn đề.
Ví dụ: một số cửa hàng trực tuyến không mô tả sản phẩm một cách chi tiết, dễ hiểu, vì vậy Gen Z đã chuyển sang tìm kiếm hình ảnh thay vì bằng tìm kiếm văn bản.
Việc cung cấp nhiều cách thanh toán cũng rất quan trọng. Thế hệ Z thường không thích sở hữu thẻ cứng, thay vào đó họ ưa thích ví điện tử và các dịch vụ “mua ngay, thanh toán sau” hơn. Ở INSEA, 12% thế hệ Z hiện đang sử dụng ví điện tử, con số này cao hơn ở các thị trường thương mại điện tử lâu đời hơn như Singapore (18%).
Trong trường hợp không có thẻ tín dụng, Gen Z ở Thái Lan sẽ tìm kiếm các phương thức thanh toán khác để mua sắm trực tuyến, chẳng hạn như Thisshop, một ứng dụng mua sắm cho phép họ thanh toán các mặt hàng đắt tiền với hình thức trả góp không lãi suất.
Gen Z là những người có tư tưởng tiến bộ được xác định bằng sự thành công, kết nối và cách họ hành xử trực tuyến có thể được coi là một chỉ báo về tiềm năng bán lẻ trong tương lai. Với công nghệ trong tầm tay, họ sẵn sàng giải quyết các nhu cầu cụ thể của mình và tiếp tục đi theo các xu hướng phù hợp với họ, điều này cũng có thể khiến các thương hiệu phải đối mặt với một số thách thức. Tuy nhiên, đối với các nhà bán lẻ trực tuyến sẵn sàng đón nhận những sắc thái này và tìm cách thu hút nhóm nhân khẩu học hiểu biết này, khả năng chỉ bị giới hạn bởi sự sẵn lòng cung cấp và phát triển dịch vụ kỹ thuật số của mình mà thôi.