Ngành gia dụng tại thị trường Việt Nam – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
8 chiến lược marketing hiệu quả cho ngành F&B là gì?
Nội dung bài viết :
Bất kỳ lĩnh vực nào để có thể phát triển đều cần phải có chiến lược Marketing cụ thể. Ngành F&B cũng không ngoại lệ. Vậy chiến lược Marketing F&B là gì? Cùng tham khảo ngay 8 chiến lược marketing hiệu quả cho ngành F&B nhé.
1. Định vị thương hiệu cho nhà hàng của bạn
Cửa hàng hay nhà hàng của bạn cung cấp những món ăn/thức uống gì? Nó là tiệm bánh hay quán rượu? Bạn đã tạo nên nhận diện thương hiệu cho khách hàng trong và ngoài khu vực bạn kinh doanh chưa? Giữa hàng nghìn thương hiệu F&B khác, làm thế nào để khách hàng nhớ tới bạn và chọn bạn? Đây là những câu hỏi cũng như bài toán mà các doanh nghiệp F&B cần phải giải quyết để có được một vị trí nhất định trên thị trường đầy cạnh tranh này. Đó cũng chính là bài toán về việc định vị thương hiệu sau khi các bạn đã nắn rõ về ngành F&B là gì trong thị trường hiện nay.
Định vị thương hiệu liên quan đến việc xác định mục tiêu kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ sẽ cung cấp ra thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu nhằm tạo ra một chiến lược kinh doanh cụ thể và dễ dàng viral marketing trong tương lai.
2. Chọn bao bì cho sản phẩm của bạn
Có câu ngạn ngữ của người phương Tây: “A book is judged by its cover” có nghĩa là một cuốn sách hay được đánh giá bởi bìa của nó” cũng giống như việc một sản phẩm tốt và chất lượng cũng có thể được đánh giá thông qua bao bì của nó. Việc chú trọng xây dựng hình ảnh bao bì sản phẩm cũng là một trong những khâu quan trọng trong chiến lược Marketing sản phẩm. Bao bì bao gồm chữ, hình ảnh chủ đạo, logo thương hiệu,..Tất cả các yếu tố này phải được kết hợp hài hòa tạo nên đặc trưng cho sản phẩm và thương hiệu, gây ấn tượng cho người tiêu dùng và giúp họ dễ dàng ghi nhớ hình ảnh của sản phẩm.
Logo thương hiệu hay bao bì sản phẩm cũng giúp cho việc xây dựng menu, danh thiếp, tài liệu quảng cáo, Social Media hay Google Ads trở nên ấn tượng và hiệu quả hơn.
3. Làm nổi bật USP của bạn
USP (Unique Selling Point) có thể dịch nghĩa ra là đặc điểm bán hàng độc nhất. USP được coi là cách để doanh nghiệp nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ khác, bằng cách tạo ra giá trị độc nhất của doanh nghiệp – những thứ mà các doanh nghiệp khác không có được. Vậy USP trong kinh doanh lĩnh vực F&B đòi hỏi việc món ăn/đồ uống của bạn phải nổi bật hơn hẳn đối thủ về hương vị, về chất lượng nguyên liệu, về độ an toàn và đảm bảo dinh dưỡng, về thẩm mỹ, trang trí món ăn…Ví dụ, thương hiệu Baskin & Robbins nổi bật vì họ nỗ lực tìm ra những hương vị mới mỗi tháng để khách hàng luôn nhận được sự mới mẻ và nhiều khả năng quay lại cửa hàng.
4. Viết Blog
Bạn cần xây dựng một website riêng cho nhà hàng, khách sạn, cửa hàng ăn uống, quán cafe,…của mình và thực hiện SEO để khách hàng trực tuyến có thể tìm thấy bạn trên các nền tảng trực tuyến đặc biệt là Google. Việc tạo ra những nội dung hay, hữu ích cho khách hàng sẽ phục vụ cho việc SEO cũng như tích hợp marketing trên các nền tảng Social Media như Facebook, Instagram,.. Blog là một kênh truyền thông hữu ích để bạn có thể quảng bá thương hiệu một cách dễ dàng. Bạn cũng có thể hợp tác với các blogger thực phẩm, đồ uống chuyên nghiệp hay các KOLs trong ngành để tiếp cận được nhiều đối tượng hơn.
5. Email Marketing
Thực hiện chiến lược Email Marketing bằng cách gửi mail hàng tuần/hàng tháng tới những khách hàng tiềm năng và các khách hàng cũ của bạn để giới thiệu với họ sản phẩm mới, sự kiện thú vị, chương trình giảm giá đặc biệt nhằm giữ chân khách hàng.
Nếu đã hiểu được bản chất của ngành F&B là gì thì các bạn có thể sử dụng Social Media trong hoạt động marketing. Các phương tiện Social Media có sức ảnh hưởng lớn trong Marketing ngành F&B bởi số lượng người dùng khổng lồ và thói quen tiêu dùng qua mạng. Trong đó, Instagram là đang là công cụ marketing ngành thực phẩm và đồ uống vô cùng quyền lực bởi ưu thế về hình ảnh, số lượng người dùng, công cụ instagram story…Thực hiện các chiến dịch Viral marketing, Influencer Marketing trên Social Media giúp thương hiệu dễ dàng phủ sóng đối tượng khách hàng mục tiêu và tăng doanh số “vùn vụt”.
7. Tổ chức sự kiện tại nhà hàng
Bạn có thể tổ chức các lễ hội ẩm thực và các sự kiện theo mùa như Valentine, Giáng sinh tại nhà hàng và cung cấp những chương trình khuyến mãi nhằm thu hút du khách cũng như các cặp đôi đến nhà hàng. Sự kiện cần kết hợp quảng cáo trực tuyến, phát tờ rơi, chạy quảng cáo trên social media, banner ads,..để truyền bá thông tin tới người dùng để tổ chức sự kiện thành công, hiệu quả.
8. Đối tác và liên kết với các thương hiệu khác
Thương hiệu Pepsi và Coca Cola có thể bán được nhiều sản phẩm hơn nhờ liên kết với các cửa hàng thức ăn nhanh như Domino’s, KFC, Pop-eye,..Việc liên kết thương hiệu còn giúp cho khách hàng tự tin hơn khi thử sản phẩm của bạn, giúp tăng nhận diện thương hiệu và doanh số cho nhà hàng.
Tóm lại
Như vậy trên đây là những chia sẻ về ngành F&B là gì? cũng như những chiến lược marketing hiệu quả cho ngành F&B, sự phát triển của ngành F&B Việt Nam. Có thể nói ngành F&B là một ngành hứu hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ nhất trong năm 2020 và đem lại nhiều doanh thu cho các doanh nghiệp. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích đối với bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết “F&B là gì? 8 chiến lược marketing giúp thương hiệu ngành F&B bứt phá” của Marketing AI chúng tôi. Còn rất nhiều bài viết hấp dẫn khác dành cho các bạn tham khảo.
Hà Nguyễn – MarketingAI
Theo designhill.com