10 sản phẩm thất bại thê thảm nhất của Google

 10 sản phẩm thất bại thê thảm nhất của Google

Google là một trong những thương hiệu thành công nhất thế giới nhưng ít ai để ý rằng công ty này cũng thất bại không ít lần. Vậy những thất bại được coi là ‘thảm hại’ nhất của Google là gì?

1, Google+

Là mạng xã hội được Google giới thiệu vào tháng 6/2011. Nó ra mắt mang theo kỳ vọng có thể đạt được lượng người dùng ngang bằng với Facebook và Myspace. Tuy nhiên, thành công chưa bao giờ đến với Google+. Nguyên nhân chính khiến nó thất bại là do sở hữu quá nhiều tính năng kém hấp dẫn và mục đích không rõ ràng. Google đã đóng cửa dịch vụ này vào tháng 4/2019.

2, Google Tango

Google Tango hay còn gọi là Project Tango là một nền tảng thực tế tăng cường, cho phép người dùng trải nghiệm thông tin ảo trong thế giới thực. Ví dụ: qua ứng dụng này bạn có thể thấy một con Pikachu đứng trên vỉa hè hoặc một con pterodactyl ngồi trên mái nhà khi chơi Pokemon Go!. Sau khi không được đón nhận, Project Tango đã được Google tích hợp vào ARCore – một công cụ phát triển phần mềm để mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

3, Google Talk

Google Talk là dịch vụ nhắn tin tức thì được phát hành lần đầu vào năm 2005. Nó cung cấp khả năng giao tiếp cả bằng văn bản và giọng nói, khả dụng trên một loạt các điện thoại khác nhau, gồm cả Blackberry, Android và Microsoft.

Tuy nhiên, Google Talk không bắt kịp sự thay đổi của thời đại và không được cập nhật các tính năng mới. Google thông báo dừng Google Talk vào năm 2012 và thay thế nó bằng Google Hangouts.

3, Google Nexus

Google Nexus là điện thoại thông minh được phát hành vào tháng 1/2010. Việc quảng bá cho sản phẩm được diễn ra rất mạnh mẽ và mọi người trên thế giới cũng khá hào hứng với chiếc điện thoại của Google.

Tuy nhiên, có vẻ như Google đã cường điệu quá mức về sản phẩm này và nó liên tục bị người dùng phàn nàn về các tính năng không xứng đáng với mức giá phải trả khi mua. Dù vậy, Google vẫn cố chấp ra thêm một số phiên bản Nexus khác trước khi không phát triển nó và ngừng sản xuất vào năm 2016.

4, Google Glass

Google Glass được coi là một sản phẩm bị thổi phồng quá mức của Google, ra mắt vào tháng 4/2012. Thiết bị này ban đầu cũng được đón nhận bởi đây là chiếc kính điều khiển bằng giọng nói và chuyển động, được thiết kế để cung cấp trải nghiệm thực tế cho người dùng

Tuy nhiên, sau đó người dùng cho rằng các tính năng của Google Glass hoạt động không mượt mà. Google thì cho rằng về cơ bản sản phẩm sẽ tự bán được mà không cần tiếp thị. Cuối cùng, doanh số của Google Glass rất kém và chúng ta không thấy sản phẩm kính công nghệ cao nào của Google xuất hiện trên thị trường nữa.

5, Google Barge

Google Barge thực sự là một bí ẩn. Nó là tập hợp 4 sà lan nổi được chế tạo từ năm 2010 đến năm 2012, đặt quanh vịnh San Francisco và Portland. Tuy nhiên, thực sự công chúng không biết chúng để làm gì và Google cũng không công bố mục đích của Google Barge.

Chính điều đó khiến những đồn thổi về Google Barge ngày một nhiều. Có tin đồn cho rằng chúng là nơi để tổ chức các bữa tiệc hoặc phòng trưng bày VIP cho công nghệ mới của Google. Trên thực tế, những chiếc sà lan này đã được bán để làm phế liệu.

6, Google Allo

Google Allo là ứng dụng nhắn tin tức thì được phát hành vào tháng 9/2016. Google hy vọng rằng nó sẽ thành công như WhatsApp và Facebook Messenger nhưng cuối cùng điều đó không xảy ra.

Allo có một số sai sót dẫn đến việc thất bại. Đầu tiên, ứng dụng này không thể đăng nhập trên nhiều thiết bị và thiếu hỗ trợ SMS. Google Allo ngừng hoạt động vào năm 2019.

7, Google Latitude

Google Latitude có tính năng tương tự như Find My Friends của iPhone bởi bạn có thể xem vị trí của bạn bè và người thân yêu ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể thực hiện nếu người kia cũng chia sẻ vị trí của họ. Đến tháng 8/2013, Google đã dừng Latitude và tích hợp tính năng bản đồ, chia sẻ vị trí vào Google+. Nhưng cuối cùng thì Google+ cũng thất bại.

8, Google Daydream

Khi các công ty lớn bắt đầu đổ tiền vào thực tế ảo (VR), Google đã quyết định ra mắt tai nghe VR mang tên Google Daydream. Tuy nhiên, nó sử dụng điện thoại thông minh để hiển thị nội dung và điều này là không bền vững. Daydream đã bị ngừng sản xuất vào năm 2019.

9, Google Fiber

Google Fiber là dịch vụ internet cáp quang, được ra mắt vào tháng 2/2010. Dịch vụ này cung cấp internet tốc độ cao, chi phí thấp, sử dụng kỹ thuật được gọi là ‘nanotrenching’. Nguyên nhân thất bại của nó đến từ việc chi phí lắp đặt cao, quá trình thi công ban đầu bị đình trệ. Google Fiber bị ngừng hoạt động từ năm 2016.

(Theo VnReview, Makeuseof)

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm