Xuất nhập khẩu ở Việt Nam – Thực trạng và xu hướng

 Xuất nhập khẩu ở Việt Nam – Thực trạng và xu hướng

Xuất nhập khẩu là một hoạt động mua bán hay trao đổi hàng hóa của các chủ thể giữa các quốc gia hoặc trong cùng một quốc gia. Trong đó các chủ thể có thể là pháp nhân hoặc không phải pháp nhân và vì mục đích tạo ra lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận trong một khoảng không gian và thời gian cụ thể.

1. Hoạt động xuất nhập khẩu

Hoạt động xuất khẩu

  • Xuất kinh doanh: hoạt động bán hàng hóa giữa ít nhất là hai chủ thể giữa các quốc gia.
  • Xuất phi mậu dịch: hoạt động như quà biếu tặng, hàng mẫu, di chuyển tài sản
  • Xuất gia ng: xuất thành phẩm cho ng ty thuê gia ng mà trong đó ng ty thuê gia ng chính là đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu để sản xuất thành phẩm
  • Sản xuất xuất khẩu: xuất thành phẩm cho bất kỳ đối tác nào và không liên quan đến đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu.
  • Tạm xuất – tái nhập: xuất hàng hóa, nguyên phụ liệu trong một khoảng thời gian ấn định, sau đó sẽ nhập lại hoặc phải chuyển đổi mục đích sử dụng nếu không nhập lại
  • Xuất khẩu tại chỗ: là việc mua bán giữa doanh nghiệp chế xuất (EPE) và các doanh nghiệp nội địa trong cùng một quốc gia hoặc giữa hai doanh nghiệp trong cùng một quốc gia mà trong đó có một doanh nghiệp được chỉ định nhận hàng mà không phải là người mua trực tiếp của nhà xuất khẩu.

Hoạt động nhập khẩu

  • Nhập kinh doanh: là  hoạt động mua hàng hóa từ nước ngoài và nhập vào Việt Nam tiêu thụ nhằm mục đích sinh lời
  • Nhập phi mậu dịch: là  hoạt động biếu tặng, hàng mẫu, di chuyển tài sản
  • Tạm nhập – tái xuất: nhập hàng trong một khoảng thời gian ấn định sau đó phải tái xuất hoặc phải chuyển đổi mục đích sử dụng nếu tiêu thụ trong nước.
  • Nhập gia ng: nhập nguyên phụ liệu từ đơn vị thuê gia ng
  • Nhập sản xuất – xuất khẩu: nhập nguyên phụ liệu từ bất kỳ doanh nghiệp nước ngoài nào mà không chịu sự chi phối hay giằng buộc về các quy định liên quan đến phí nhân ng, mẫu mã….
  • Nhập khẩu tại chỗ: tương tự xuất tại chỗ, là các hoạt động giữa doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa trong nước. Hoặc giữa hai doanh nghiệp nội địa trong nước nhưng một trong hai doanh nghiệp là doanh nghiệp được chỉ định nhận hàng và không có hợp đồng trực tiếp với nhà xuất khẩu trong nước.

2. Thực trạng xuất nhập khẩu tại Việt Nam

Những năm gần đây xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng nhờ hàng loạt chính sách được thay đổi theo hướng tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tiêu biểu là Chính phủ đã yêu cầu các bộ ngành rà soát và dỡ bỏ các quy định chồng chéo, các loại giấy phép con, kiểm tra chuyên ngành…… Mục đích nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Không chỉ vậy, lãi suất của các ngân hàng cũng đã giảm khi cho vay cho những ngành , lĩnh vực ưu tiên. Số liệu đáng mừng được TCHQ ng bố ngày 12.12.2017 là kim ngạch XNK của Việt Nam cán mốc 400 tỷ đô la và dự kiến cả năm 2017 sẽ đạt 420 tỷ đô la. Nhờ đó, thứ hạng về xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng vượt bậc (theo xếp hạng của tổ chức thương mại thế giới WTO). Cụ thể, XK của Việt Nam tăng từ vị trí thứ 50 năm 2007 lên vị trí 26 năm 2016 và nhập khẩu của Việt Nam tang từ vị trí 41 năm 2007 lên vị trí 25 năm 2016

Tuy nhiên, thâm hụt thương mại với Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn có khoảng cách rất lớn. Dù vậy đã có sự dịch chuyển so với các năm trước đây. Cụ thể, nhập siêu từ Quốc gia này đã giảm tới 15.3% so với cùng kỳ năm trước và từ Hàn Quốc lại tăng mạnh tới 55.8%. Kết quả, Hàn Quốc đã vượt Trung Quốc trở thành thị trường có thâm hụt thương mại lớn nhất với Việt Nam tới mức gần 29 tỷ đô la, trong khi với Trung Quốc chỉ là 21.6 tỷ đô la. mẫu 08 thông tư 95

Gia tăng các hoạt động xuất nhập khẩu

Việc gia tăng các hoạt động xuất nhập khẩu trong những năm qua đã giúp Việt Nam trở thành nước xuất siêu với kim ngạch đạt khoảng 3 tỷ đô la. Điều này giúp cho cán cân thanh toán tổng thể của Quốc gia có thặng dư khá lớn. Nó đóng góp quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá và kiểm soát tốt lạm phát.

Như vậy, Việt Nam đã trở thành nước xuất siêu kể từ khi tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007. Điều đó giúp cho bức tranh kinh tế của Việt Nam trở nên có triển vọng hơn, đặc biệt với các nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ vậy, hoạt động xuất nhập khẩu còn thúc đẩy và giải quyết nhiều yếu tố khác như: giải quyết nhu cầu việc làm, tăng kỹ năng quản lý, gia tăng hàm lượng công nghệ…..

3. Xu hướng trong những năm tới

Việt Nam là một nước đang phát triển và chỉ vừa mới đạt tới cột mốc thu nhập trung bình, với lượng nhân công dồi dào và lực lượng lao động phong phú. Vì vậy, rất nhiều các doanh nghiệp lớn trên thế giới đang quan tâm đến việc mở rộng hoặc tăng quy mô đầu tư tại Việt Nam. Không chỉ vậy, hiện đang có một làn sóng dịch chuyển các nhà máy từ Trung Quốc sang các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Điều này có thể sẽ diễn ra mạnh hơn trong thời gian tới do Trung Quốc đang thắt chặt các điều kiện kinh doanh và chi phí cho nhân công ở đây không còn rẻ như trước. học kế toán ở đâu tốt nhất hà nội

Nguồn nhân lực

Do có một lực lượng dân số trẻ và tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam cũng hứa hẹn mang lại rất nhiều tiềm năng và cơ hội cho các hoạt động xuất nhập khẩu trong tương lai gần. Cơ cấu kinh tế đang có sự dịch chuyển từ đầu tư sang tiêu dùng cũng là một trong những lý do làm cho hoạt động xuất nhập của Viêt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng thần kỳ.

Tuy nhiên, ở mức độ nào đó thì lực lượng lao động được đào tạo chuyên ngành xuất nhập khẩu trong nền kinh tế chưa nhiều và cũng chưa đáp ứng được sự phát triển. Điều này cũng làm giảm tính cạnh tranh mang tính nội lực của Quốc gia. Mỗi năm Việt Nam thiếu khoảng 3000 nhân lực chất lượng cao trong ngành xuất nhập khẩu, trong khi đó nhân lực ở các trường thì chưa thực sự sát và theo kịp yêu cầu của thị trường.

Khi xuất nhập khẩu phát triển thì luôn kéo theo ngành Logistics phát triển, trong đó ngành Logistics đóng góp khoảng trên 21% GDP của Việt Nam. Nhưng có một con số rất đáng báo động hiện nay đó là ngành Logistics mỗi năm thiếu khoảng 7000 nhân sự và 21000 nhân sự trong vòng ba năm tới. Đặc biệt, Việt Nam đang thiếu nhân sự chất lượng cao để theo kịp với sự phát triển của ngành. Thực tê, nếu nhìn vào con số thì Việt Nam hiện nay mới chỉ có khoảng trên 3000 doanh nghiệp Logistics nhưng trong đó chỉ khoảng 1300 doanh nghiệp hoạt động tích cực . Và theo dự báo thì ngành Logistics sẽ cần khoảng 200.000 nhân sự vào năm 2030.

Mô hình liên kết đào tạo

Theo hội thảo cấp Quốc gia được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề ‘’đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về Logistics’’ do cục Xuất nhập khẩu Bộ công thương phối hợp với dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu (EU-MUTRAP). Các chuyên gia tại hội thảo cho rằng việc đào tạo theo cách hiện nay đang khiến ngành Logistics rơi vào tình trạng thiếu nhân lực cả về lượng và chất.

Hiện nay ở Việt Nam có ba hình thức đào tạo cơ bản. Đó là tại các trường – tại các hiệp hội – ngay tại chính doanh nghiệp. Thống kê cho thấy, Việt Nam hiện nay có 15 cơ sở đào tạo về chuyên ngành Logistics hoặc gần với chuyên ngành này ở cấp độ đại học/sau đại học và các cơ sở dạy nghề Logistics. Tuy vậy, lực lượng giảng viên vẫn đang thiếu và mỏng và phần lớn được chuyển sang giảng dạy từ những ngành nghề khác nên tính hiệu quả vẫn chưa cao.

Tuy nhiên, mô hình liên kết đào tạo thì lại chưa được nhân rộng. Trong đó đặc biệt là mô hình liên kết giữa Trường học (hay trung tâm đào tạo) – doanh nghiệp với việc nhà nước giữ vai trò chủ đạo sẽ là mô hình cần phải nhân rộng trong thời gian tới. Điều này sẽ giúp Việt Nam tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí đào tạo lại.

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm