Xu hướng xuất khẩu trái cây Việt Nam vào thị trường quốc tế

 Xu hướng xuất khẩu trái cây Việt Nam vào thị trường quốc tế

Những năm gần đây, các doanh nghiệp kinh doanh trái cây Việt Nam luôn nỗ lực tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn tại thị trường quốc tế. Tiến tới, đưa sản phẩm trái cây mang thương hiệu Việt đến với người tiêu dùng nước ngoài thông qua các hình thức quảng bá hội chợ và hợp tác xuất khẩu chính ngạch.

Tính đến cuối tháng 5/2022, kim ngạch xuất khẩu trái cây, rau củ của Việt Nam mới chỉ đạt 1,4 tỉ đô, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của dịch covid-19 dẫn đến thị phần tiêu dùng tại thị trường tỉ dân giảm sâu. Tuy nhiên, với nhiều chính sách hợp tác hỗ trợ giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển là Việt Nam thì thị trường trái cây Việt Nam cũng có sự chuyển dịch tích cực. Thay vì xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc thì hiện nay, trái cây Việt Nam đang dần tiến vào các thị trường có giá trị cao như Châu Âu và Mỹ. Đặc biệt  dự đoán 6 tháng cuối năm 2022 sẽ có những thay đổi thị phần rất lớn. Đây là nội dung được đưa ra trong cuộc thảo luận tại Diễn đàn “Tăng cường các giải pháp bền vững sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trái cây chủ lực phía Nam” ngày 8/6 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì.

Số liệu một số loại trái cây trong năm 2021

Phân tích thị trường – Nhiều cơ hội cho trái cây Việt Nam

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong 6 tháng cuối năm 2022, trái cây Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp tục xuất sang thị trường tỉ dân khi tình hình dịch Covid-19 tại Trung Quốc được kiểm soát và chính sách “Zero Covid” được gỡ bỏ.  Vì ở thời điểm hiện tại, chính chính sách “zero covid” này đã ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam cũng như của nhiều nước khác trong khu vực.

Nhiều cơ hội cho trái cây Việt Nam

Trong số các mặt hàng trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc đều có xu hướng giảm thì chỉ riêng có mặt hàng chuối là vẫn giữ ổn định, thậm chí có giai đoạn tăng trưởng cao. Tính riêng trong tháng 5/2022, Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc 742.000 tấn chuối, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 43% tỉ lệ trái cây xuất khẩu. Trong khi đó, Philippines chỉ đạt 28%.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến chi phí đầu vào cao, chi phí thuê đất và nhân công tăng khiến các nông trại từ bỏ hoặc thu hẹp diện tích đất trồng chuối tại Trung Quốc, từ đó gia tăng nhập khẩu từ các nước lân cận để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh Panama, buộc người nông dân trồng chuối tại Trung Quốc phải sử dụng các loại thuốc kháng bệnh khiến cho chất lượng chuối kém đi rất nhiều. Điều này càng chứng tỏ, trong thời gian tới, Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường tiềm năng cho trái chuối Việt Nam.

Với đặc điểm dân số đứng đầu thế giới, Trung Quốc vẫn luôn được đánh giá là thị trường quan trọng không chỉ của Việt Nam mà còn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Cùng với sự phát triển của đời sống – kinh tế – xã hội, nhu cầu nhập khẩu và sử dụng các loại hàng hóa, sản phẩm chất lượng cao ngày càng tăng, bắt buộc các quốc gia muốn xuất khẩu được vào thị trường này thì cần phải cải thiện chất lượng. Đảm bảo được đúng quy trình từ trồng trọt, thu hái đều phải tuân theo tiêu chuẩn nhất định.

Không chỉ có chuối, mà hiện tại Trung Quốc cũng đã đồng ý nhập khẩu chanh leo từ Việt Nam. Theo lộ trình những tháng tiếp theo, khả năng cao sầu riêng cũng sẽ được xuất khẩu sang thị trường tỉ đô theo đường chính ngạch sau khi hai bên hoàn thiện các nghị định, quy định về xuất khẩu, cam kết chất lượng theo quy định…

Nếu như nói, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của các nền kinh tế thì các mặt hàng trái cây chất lượng cao ngày càng được ưa chuộng. Đặc biệt, tại các thị trường lớn khác như Châu Âu, Australia và Mỹ. Theo Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, có 6 loại trái cây bao gồm: Thanh Long, XOài, Vải, nhãn, chôm chôm và vú sữa của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Đồng thời, trái Bưởi cũng đang trong quá trình đàm phán để xuất khẩu sang hai nước lớn.

Hiện tại, Việt Nam cũng đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 3 loại quả có giá trị cao là Thanh Long, xoài và vải. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nông cũng đang tiếp tục đàm phán với Bộ nông nghiệp của Nhật Bản để đưa trái Nhãn đến với người tiêu dùng Nhật. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng cũng như đáp ứng tiêu chí về xuất khẩu trái cây tươi, Việt Nam sẽ phải đưa quả Nhãn vào hệ thống xử lý công nghệ cao và cần có thời gian để kiểm định.

Nâng cao chất lượng trái cây – Tiền đề để mở cửa các thị trường lớn

Sau đại dịch, các chỉ số về  thị trường xuất khẩu tại Việt Nam nói chung và trái cây Việt Nam nói riêng đang ngày càng cao. Và để ổn định tốc độ tăng trưởng cũng như có những bứt phá mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai, đòi hỏi phải không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm, tạo ra những giá trị cao cho trái cây Việt bằng cách ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào toàn bộ quá trình từ khâu lựa chọn giống đến việc cải thiện thổ nhưỡng, khí hậu. Đặc biệt, chú trọng đến yếu tố an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Có như vậy mới đảm bảo được sự bền vững và mang lại giá trị kinh tế cao.

Nâng cao chất lượng trái cây – Tiền đề để mở cửa các thị trường lớn

Đối với người tiêu dùng tại các thị trường khác nhau thì xu hướng lựa chọn sản phẩm, trong đó có trái cây nhập khẩu cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều có chung một mục tiêu là lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thuần tự nhiên, xu hướng hữu cơ hay organic cũng ngày càng phổ biến.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tại Việt Nam, theo nhận định của ông Lương Phước Vinh – Giám đốc khu vực Đông Nam Á của tập đoàn Tentamus thì Việt Nam đang tuân thủ rất tốt quy trình sản xuất tại vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, về quy mô tại nhiều khu vực vẫn còn rời rạc và chưa đồng bộ. Hệ thống thông tin định hướng còn thiếu và yếu. Do vậy, dẫn đến bị phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, châu Âu vốn là một thị trường mang lại giá trị cao nếu Việt Nam biết cách khai thác và đáp ứng được các tiêu chuẩn. Và để làm được điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt cần phải phát huy hết lợi thế của mình và có được sự hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp châu Âu.

Xu hướng xuất khẩu trái cây sang Châu Âu

Xuất phát từ thực tiễn nhiều năm qua của thị trường xuất khẩu trái cây Việt Nam, nhiều chuyên gia định hướng cần phải xây dựng một “ngôi nhà chung” cho trái cây Việt Nam khi tham gia giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ quốc tế, thay vì “mạnh ai nấy làm” như nhiều doanh nghiệp Việt hiện nay. Đồng thời, các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cần phải được lựa chọn trước khi có mặt tại thị trường quốc tế. Đảm bảo tính chuyên nghiệp, thể hiện được hình ảnh đại diện những đơn vị tiêu biểu nhất của Việt Nam nhằm nâng tầm giá trị của nông sản Việt trên trường quốc tế.

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm