Việt Nam qua những con số 2020

 Việt Nam qua những con số 2020

Thập kỷ thứ 3 của thế kỷ 21, giống như những thập kỷ trước, khởi đầu bằng những màn pháo hoa rực rỡ và kỳ vọng của toàn thế giới về một thời kỳ hòa bình, ổn định và kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, dịch Covid – 19 bất ngờ ập tới ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của nền kinh tế toàn cầu. Thế nhưng trong bức tranh toàn cầu, Việt Nam vẫn nổi lên là một điểm sáng trong việc phòng chống đại dịch, cũng như duy trì được nhịp độ xã hội và mức tăng trưởng kinh tế dương.

Đồng thời, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch, có thể nói Covid-19 vẫn đóng vai trò là một cú hích mạnh mẽ và cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Số hóa, đổi mới sáng tạo, hay bất kỳ sự thay đổi nào đều mang trong mình những ý nghĩa tích cực, và là động lực phát triển trong thời kỳ bình thường mới của doanh nghiệp

Duới đây là những con số ấn tượng 2020

KINH TẾ VĨ MÔ

Giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành, Việt Nam là một trong số ít những nền kinh tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương. Với những gì đã đạt được trong năm 2020, năm 2021 hứa hẹn là một năm với nhiều thành tựu của nền kinh tế Việt Nam, với tổng doanh thu thị trường bán lẻ được dự kiến đạt 230 tỷ USD.

  • Quy mô thị trường bán lẻ đạt 230 tỷ USD
  • Quy mô thị trường bán lẻ online đạt 11,8 tỷ USD

DOANH NGHIỆP

Covid 19 ảnh hưởng tiêu cực đến giới doanh nghiệp, tuy nhiên cũng là cú hích thúc đẩy 1 số xu hướng mới trong quản trị doanh nghiệp

  • Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong 10 tháng đầu năm 2020 giảm 3% so với năm trước. Lượng giảm được ghi nhận cao nhất vào thời kỳ cao điểm thực hiện các biện pháp cách ly xã hội phòng chống đại dịch. 
  • Doanh nghiệp vừa & nhỏ đã tiếp cận được các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Các doanh nghiệp mong chờ nhất các chính sách miễn/giảm, hoãn thuế và ít quan tâm hơn đến việc tiếp cận tín dụng mới và trợ cấp trả lương. 
  • Covid-19 được coi là đòn bẩy cho việc số hóa của các doanh nghiệp ở Việt Nam khi 48% các tổ chức đã tăng cường sử dụng các nền tảng số để ứng phó với đại dịch

NGƯỜI TIÊU DÙNG

1- Covid – 19 là đòn bẩy cho sự bùng nổ của nhiều xu hướng tiêu dùng đang có trên thị trường

Online Shopping: Người tiêu dùng không mua sắm offline nhiều như trước, có 50-70% đáp viên trả lời rằng họ mua hàng ít hơn tại các cửa hàng, siêu thị. Thay vào đó, khoảng 25% mua trực tuyến nhiều hơn. Về các ứng dụng thương mại điện tử, Shopee vẫn giữ vững ngôi vương khi dẫn đầu các nền tảng về lượt tải xuống trong thời gian cách ly. Mua sắm trực tuyến phát triển kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ giao hàng cũng như tài chính số.

Emtertainment: Lượng tìm kiếm video trên các nền tảng trực tuyến tăng gấp đôi trong năm 2020, các hoạt động tiêu thụ nội dung số được thực hiện nhiều hơn do tác động của cách ly xã hội.

“Work from home”: trở thành từ khóa quen thuộc với nhiều người dùng Internet trong thời kỳ cách ly, với gần 700.000 lượt thảo luận về chủ để này trên Facebook.

2- Thay đổi kênh mua sắm

Nhờ Covid-19, hành vi người tiêu dùng chuyển đổi mạnh mẽ sang online.

  • 84% người được hỏi nói rằng họ bắt đầu sử dụng các ứng dụng trên smartphone trong thời kỳ đại dịch, và 30% nói rằng họ bắt đầu đặt hàng online cho những mặt hàng thông thường sẽ mua trực tiếp.
  • 69% đáp viên nói rằng trong thời kỳ đại dịch, họ mua hàng ở siêu thị ít hơn trước. Trong khi đó, 25% đáp viên nói rằng họ mua ở kênh này nhiều hơn trước.

Năm 2020 không chỉ chứng kiến sự thay đổi trong thói quen mua sắm các mặt hàng FMCG, mà còn chứng kiến sự thay đổi trong thói quen ăn uống bên ngoài của người Việt Nam. Hơn 80% người được hỏi nói rằng sẽ ăn uống bên ngoài ít hơn, đổi lại có đến 26% nói rằng họ sẽ đặt hàng đồ ăn trên mạng. Thực tế cho thấy việc ăn uống bên ngoài đã trở lại gần như bình thường sau đại dịch, tuy nhiên không thể phủ nhận Covid-19 là một cú hích giúp cho lĩnh vực giao đồ ăn tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. 

Đa số người tiêu dùng sử dụng duy nhất 1 ứng dụng mua sắm trực tuyến 

  • Những ứng dụng trực tuyến phổ biến: Lazada, Tiki, Sendo, Tốt, …trong đó Shopee xếp thứ nhất về số lượt tải về trong 2020 trên cả IOS và Android
  • Đặt đồ ăn qua mạng phát triển mạnh hơn trong năm 2020: Theo đánh giá Q & Me 99% người được hỏi nói rằng họ đặt đồ ăn qua mạng, 1% nói tằng mua trực tiếp và Takeaway

– Grabfood vẫn là ứng dụng nhiều nhất để đặt đồ ăn qua mạng (chiếm 55%), ngoài ra có Now, Go food, Beamin, Lo Ship, …Beamin là một cái tên đáng chú ý, bởi mới xuất hiện tại Việt Nam, nhưng ứng dụng này đã đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng các ứng dụng đồ ăn quen thuộc với người Việt và được dự đoán có thể “thăng hạng”. 

– Đã số khách hàng đều cảm thấy hài lòng với app đặt đồ ăn. Tuy nhiên, khách hàng có xu hướng đánh giá cao hơn về chất lượng đồ ăn qua App riêng của nhà hàng. 

TÀI CHÍNH SỐ ĐƯỢC TẠO ĐÀ PHÁT TRIỂN NHỜ XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH SANG ONLINE

Doanh thu lĩnh vực công nghệ tài chính trong năm 2020 tăng 30% (Tăng trưởng số lượt tải về các ứng dụng liên quan đến tài chính (bao gồm cả các ứng dụng Fintech và Mobile banking)

Sự phát triển về số lượng người được tiếp cận internet, cùng sự bùng nổ của thị trường TMĐT đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho lĩnh vực tài chính số. Thị trường này được ước tính đạt doanh thu 7,8 tỷ USD trong năm 2020 và sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong tương lai.

Các phân khúc sản phẩm trong thị trường Finteck

Thanh toán Cá Nhân Doanh nghiệp
Thanh toán trên di động Tiết kiệm theo nhóm P2P Lending cho DN
Các nền tảng hỗ trợ thanh toán Crown-investing  Xếp hạng tín dụng cá nhân
Tư vấn tài chính cá nhân Insurtech 

Mức độ phổ biến của top 4 ứng dụng thanh toán trên di động tại Hà Nội và Tp HCM 

GIÁ TRỊ GIAO DỊCH TRÊN CÁC ỨNG DỤNG THANH TOÁN

Hoạt động chuyển tiền vẫn có giá trị giao dịch trung bình cao nhất, ở mức 477.500 VND. Các giao dịch liên quan đến thanh toán online (trừ nạp tiền điện thoại) có giá trị giao dịch trung bình thấp nhất, ở mức 322.500 VND

TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN THÓI QUEN GIẢI TRÍ

Mặc dù Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống, các hoạt động liên quan đến giải trí được cho là bị ảnh hưởng lớn nhất. Cụ thể, 36% người được hỏi nói rằng hoạt động du lịch của họ bị ảnh hưởng từ đáng kể cho đến rất lớn. 36% đáp viên nói rằng hoạt động giải trí thường ngày của họ bị ảnh hưởng đáng kể.

Việc bị hạn chế các hoạt động giải trí ngoài trời vô hình chung đã giúp thúc đẩy các hoạt động giải trí trực tuyến và các hoạt động giải trí trong nhà.

 

 

Các hoạt động trong nhà phổ biến

HÀNH VI TÌM KIẾM CỦA NGƯỜI VIỆT NĂM 2020

Theo số liệu thống kế từ Google 2020: Tỷ lệ tăng trưởng số lượt tìm kiếm phim / video trên Youtube và Netflix trong quý 1/2020 tăng 100% so với thời kỳ trước đó.

FPT Play dẫn đầu ở thị trường Việt Nam, theo sau là Netflix 23% và VTVCab ON 21% ( Nguồn Q&Me)

42 % người Việt dùng 2h mỗi ngày để xem phim/video từ các dịch vụ Streaming . Trong đó Phim truyền hình dài tập là nội dung được ưa thích nhất với 60% đáp viên lựa chọn phương án này, tiếp đến là âm nhạc, trò chơi truyền hình, thể thao, hài kịch, …  (Nguồn: Q&Me ft Kadence, 2020)

Các ứng dụng giải trí khác

Với người dùng Iphone, bên cạnh việc xem phim / video từ các dịch vụ Video Streaming, “Save The Girl!” và “Brain
Out” cũng là 2 game được tải về nhiều nhất* trong thời gian giãn cách xã hội

Người dùng Android dường như có gu giải trí đa dạng hơn. Danh mục game tải về nhiều nhất* trong thời gian này ngoài “Brain Out” còn có những cái tên khác như “Perfect Cream”, “Blend It 3D”, “CashZine”, “Join Clash” hay “Garena Free Fire”.

LÀM VIỆC TẠI NHÀ

  • 82% đáp viên được hỏi nói rằng,  họ thường xuyên làm việc ở, nhà trong năm 2020. Đây cũng là chủ đề nóng trên Facebook trong thời gian giãn cách xã hội

 

  • Phản ứng chung của người Việt khi làm việc tại nhà là: hứng thú và cảm thấy sẵn sàng. Tuy nhiên, cũng có những lo lắng như: làm việc tại nhà mất tập trung, tăng cân, công việc quá tải, cô đơn, giảm lương, ….
  • Đồ ăn cũng như không gian làm việc là 2 yếu tố quan trọng khiến cho người dùng facebook cảm thấy đỡ lo lắng khi làm việc ở nhà

ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

Không chỉ làm việc tại nhà, năm 2020 còn là năm chứng kiến sự phát triển của xu hướng đào tạo trực tuyến

Đa số các giáo viên cho biết, họ không gặp khó khăn gì trong quá trình đào tạo trực tuyến, tuy nhiên khối lượng công việc nhiều hơn so với đào tạo theo phương pháp truyền thống. Hơn thế, theo góc nhìn của nhiều giáo viên với việc đào tạo từ xa lo lắng về hiệu quả bằng đào tạo truyền thống và Học sinh tương tác một cách chủ động với tiết học

DOANH NGHIỆP

Tác động của Covid-19 và hỗ trợ của Chính phủ

Chính sách hỗ trợ của Chính Phủ được kỳ vọng nhất

  • Trong 10 tháng đầu năm 2020, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới giảm 3% so với năm 2019
  • Đến Quý 3/2020, tỷ lệ thất nghiệp tăng 2,48% so với cùng kỳ năm trước
  • Nhiều doanh nghiệp không nhận được hỗ trợ của doanh nghiệp do không đủ điều kiện, không biết đến các chính sách hỗ trợ hoặc do quy trình đăng ký phức tạp

Xu hướng chuyển đổi số

  • Chuyển đổi số tại doanh nghiệp Việt Nam được tăng tốc nhờ giãn cách xã hội
  • Doanh nghiệp đang tăng cường sử dụng các nền tảng kỹ thuật số và đầu tư vào các giải pháp công nghệ: 48% Doanh nghiệp đã sử dụng các nền tảng kỹ thuật số , 28% Doanh nghiệp tăng cường bán hàng trực tuyến, Doanh nghiệp đầu tư giải pháp công nghệ mới

DỰ BÁO NĂM 2021

  • Kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục đà tăng trưởng
  • Thương mại điện tử sẽ tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ: Với hành vi tiêu dùng trực tuyến ngày càng đa dạng, quy mô thị trường bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam có mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 23% trong giai đoạn 2014 – 2020.

Tiềm năng tăng trưởng 2021: 25% Tổng doanh thu đến từ thị trường bán lẻ trực tuyến đã chạm mốc 11,8 tỷ USD trong năm 2020, chiếm xấp xỉ 6% tổng doanh thu bán lẻ Việt Nam. Với kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 vừa được chính phủ phê duyệt, doanh thu thị trường TMĐT trong nước dự kiến có thể đạt mức tăng trưởng 25% trong năm 2021, đưa tổng doanh thu thị trường lên xấp xỉ 15 tỷ USD

  • Sự phát triển của tài chính số. Dự báo tăng trưởng:

Tổng giá trị giao dịch qua thanh toán di động trong năm 2021 đạt 15 tỉ  USD

Số lượng người dùng thanh toán di động tới năm 2025 đạt 70,9 Triệu USD

  • Tăng trưởng của các thành tố khác trong nền kinh tế Việt Nam:

Dân số trẻ: Tới 2025, quy mô dân số thuộc thế hệ Gen Z (sinh ra trong giai đoạn 1998 – 2010) sẽ đạt 15 triệu người

Bùng nổ kết nối internet và smartphone: Thời lượng truy cập internet trung bình khoảng 6h30’ mỗi
ngày
• Thời lượng sử dụng MXH trung bình khoảng 2h22’ mỗi ngày
• Thời lượng nghe nhạc trực tuyến khoảng 1h1’ mỗi ngày
• Thời gian chơi điện tử khoảng 1h mỗi ngày

Dự báo tăng trưởng 2021: Video Games: 257 Triệu USD, Video on demand: 192 triệu USD, Ebook / Tin tức: 39 Triệu USD, Âm nhạc : 19 triệu USD

Trên đây là những con số cụ thể sẽ được tổng hợp trong báo cáo dưới đây được tổng hợp từ Streambit’s Handbook 2020, hi vọng các bạn sẽ có một bức tranh cụ thể và rõ ràng hơn về năm 2020 đã qua, từ đó có những định hướng đúng đắn và tích cực cho năm 2021

Những thông tin trong tài liệu này chỉ nhằm cung cấp những thông tin chung về các vấn đề đang được quan tâm. Việc phân tích, suy luận và áp dụng có thể khác nhau rất lớn trong những tình huống cụ thể liên quan. Do tính chất thay đổi thường xuyên của thị trường và những rủi ro tiềm ẩn qua hình thức truyền thông bằng điện tử nên những thông tin sử dụng trong báo cáo này có thể bị trì hoãn, bỏ sót hoặc thiếu chính xác. 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm