Triển vọng kinh tế Việt Nam 2023: Có sự khởi sắc nhưng cũng đầy thách thức

 Triển vọng kinh tế Việt Nam 2023: Có sự khởi sắc nhưng cũng đầy thách thức

Năm 2022 trôi qua đầy khó khăn sau thời gian dài đối mặt với đại dịch Covid – 19. Đây là một năm có nhiều biến động đối với cả người lao động lẫn các doanh nghiệp cũng như chủ đầu tư. Vậy bước qua giai đoạn khó khăn nhất sau đại dịch, liệu tình hình kinh tế trong năm 2023 có khởi sắc trở lại? Trong bài viết này Goodgood sẽ phân tích một số triển vọng và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2023

Thị trường lao động khởi sắc trở lại

Trong 2 năm đại dịch Covid – 19, không ít người lao động phải chịu cảnh thất nghiệp, mất việc làm hay phải chuyển đổi sang hình thức làm việc từ xa, hiện tượng di cư lao động tại các thành phố lớn đã gây ra sự bất ổn trên thị trường lao động. Tuy nhiên, trong quý IV/2022, tình hình này đã được cải thiện đáng kể, số người thất nghiệp đã giảm dần và người dân di cư đến các thành phố lớn để làm việc cũng ngày càng đông đảo hơn. 

Theo Navigos Search, nhu cầu tuyển dụng lao động một số ngành sẽ tăng trong thời gian tới, nhất là các nhóm ngành nghề như kinh doanh thương mại; hàng tiêu dùng, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng,… Điều này cho thấy sự khởi sắc ở thị trường lao động Việt Nam sắp tới trong năm 2023. 

Nhưng trước tình hình lạm phát tiếp tục tăng, đè nặng lên các nền kinh tế toàn cầu trong năm 2022, khiến môi trường tài chính yếu hơn. Dự đoán xu hướng sa thải nhân viên trong 2023 vẫn sẽ tiếp tục, đặc biệt là ở các tập đoàn lớn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lực lượng người lao động cũng như phát triển kinh tế Việt Nam.

Áp lực lạm phát vẫn hiện hữu

Lạm phát trung bình của Việt Nam vào khoảng 3.02% trong năm 2022, thấp hơn so với mục tiêu 4.0% của Chính phủ và so với mức lạm phát được dự báo các quốc gia khác. Tuy nhiên, nhìn vào hình ảnh có thể thấy rằng lạm phát của Việt Nam trong quý 4 đã tăng lên gần 4.81% thậm chí sẽ cao hơn trong quý 1/2023. 

Chỉ số lạm phát của Việt Nam trong năm 2022
Chỉ số lạm phát của Việt Nam trong năm 2022

 

Mặc dù lạm phát tại Việt Nam trong năm 2022 đang tăng dần nhưng với tốc độ chậm hơn so với hầu hết các quốc gia khác, phần nào nhờ vào nguồn cung lương thực thực phẩm dồi dào trong nước và lượng dầu nhập khẩu ít. Điều này giúp nền kinh tế Việt Nam không bị tác động lớn từ những biến động của thế giới. 

 Trong ngắn hạn, lạm phát của Việt Nam gia tăng chủ yếu do các yếu tố chi phí đẩy, trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao đẩy giá cả thực phẩm tăng lên theo. Tuy nhiên lạm phát do cầu kéo vẫn duy trì ở mức thấp. Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ có thể đạt 5-7% nếu môi trường ổn định thuận lợi hơn.

Tỷ giá USD/VND tăng chậm lại vào cuối năm 2022

Đồng USD mạnh hơn đồng nội tệ gây áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Tỷ giá USD/VND đỉnh điểm là vào tháng 11/2022 đã lên đến gần 25.000 VNĐ. Tuy nhiên lợi thế dòng vốn FDI mạnh hơn, thặng dư thương mại cải thiện, thặng dư cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối cao đã giúp Việt Nam ổn định tỷ giá và đang có xu hướng giảm về mức an toàn. 

Những thách thức mà một số ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam sẽ phải đối mặt trong năm 2023

Ngành thuỷ sản và thực phẩm

Đối với ngành thuỷ sản, bài toán chi phí leo cao vẫn tiếp diễn trong nửa cuối năm 2022 lan sang 2023. Xuất khẩu đối mặt với thách thức khi các đối thủ gia tăng sức cạnh tranh. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản sẽ có phần chững lại so với nửa cuối năm 2022.

Đối với ngành thực phẩm, nguồn cung thịt heo có thể tiếp tục thiếu hụt. Do vậy, giá thịt heo trong năm 2023 có thể tăng nhẹ do nguồn cung nhỏ hơn cầu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu thịt heo có thể sẽ có xu hướng tích cực. 

Ngành thuỷ sản và thực phẩm có thể đối mặt với nhiều thách thức
Ngành thuỷ sản và thực phẩm có thể đối mặt với nhiều thách thức

Ngành gạo

Dự đoán trong năm tới sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ngành gạo nước ta: biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn mặn, dịch bệnh… Ngoài ra, yêu cầu của thị trường về các tiêu chuẩn an toàn, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe, hiện nhiều nước có xu hướng tự cung tự cấp thay vì nhập khẩu gạo từ nước ngoài.

Hiện nay, một số nước đã áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất lúa gạo để nâng cao năng suất, điều này dẫn đến thị trường lúa gạo bị cạnh tranh rất gay gắt. Không chỉ đối với thế giới mà hạt gạo Việt Nam cũng đang phải chịu sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà (nhất là các thành phố lớn) với gạo của Thái Lan.

Thị trường gạo cạnh tranh ngày càng gay gắt
Thị trường gạo cạnh tranh ngày càng gay gắt

Mặc dù là ngành trọng điểm nhưng thị trường gạo tại Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại nhiều bất cập. Giá gạo nhiều bất cập, sản xuất lúa còn thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, giá thành cao và giá trị gia tăng thấp, cơ giới hoá còn chậm… Ngoài ra, việc áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất để tăng năng suất cũng chưa thực sự phổ biến.

Ngành Logistics

Dự báo tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ Logistics của Việt Nam đạt 15 – 20% trong năm 2023 và kéo dài đến 2025. Tuy nhiên, tham vọng trở thành “Hub” vận chuyển hàng không cần giải quyết cần giải quyết các vấn đề về hạ tầng như quá tải sân bay, thiếu bãi đỗ cất – hạ cánh máy bay. Việt Nam cần đầu tư bài bản và thực hiện những chính sách thu hút các hãng chuyên vận chuyển hàng, tàu bay chở hàng chuyên dụng.

Ngoài ra, đường bộ và đường sắt cũng có tiềm năng kết nối quốc tế. Tuy nhiên, hiện trạng còn khá sơ khai. Toàn bộ ga đường sắt đều là tài sản công nên việc nâng cấp, cải tạo chỉ được thực hiện bằng vốn ngân sách nhà nước.

Nguồn nhân lực là hạn chế quan trọng nhất mà Việt Nam cần phải giải quyết trong thời gian tới đối với ngành Logistics. Theo khảo sát của viện nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh. hơn 53% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về Logistics, 30% đào tạo lại.

Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn trong lĩnh vực Logistics
Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn trong lĩnh vực Logistics

Như vậy có thể thấy, tình hình kinh tế Việt Nam năm 2023 có triển vọng tích cực nhưng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Một số bất cập vẫn còn tồn tại và cần được khắc phục. Hy vọng trong năm tới, tình hình kinh tế sẽ được cải thiện rõ rệt hơn.

Mọi vấn đề cần hỗ trợ về phân tích báo cáo hay khảo sát thị trường trong mọi lĩnh vực vui lòng liên hệ Goodgood để được hỗ trợ. Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích với bạn đọc. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Website: https://goodgood.vn/
  • Hotline: 0973 405 082
  • Email: contact@actgroup.com.vn
  • Địa chỉ: Số 27, Ngõ 16 Hoàng Cầu, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội 

 

 

 

 

 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm