Top 4 xu hướng mới sẽ định hướng ngành bán lẻ trong tương lai

 Top 4 xu hướng mới sẽ định hướng ngành bán lẻ trong tương lai

Top 4 xu hướng mới sẽ định hướng ngành bán lẻ trong tương lai

Theo một công bố mới đây từ trường quản trị MIT, dưới đây là 4 xu hướng mới sẽ định hình tương lai của ngành bán lẻ toàn cầu. Tương lai của ngành bán lẻ sẽ được định hình bởi nền kinh tế trải nghiệm (experience economy), nền kinh tế hệ sinh thái (ecosystems economy), web3 và Metaverse.

Thương mại điện tử được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai

Thương mại điện tử bùng nổ về mức độ phổ biến và khối lượng bán hàng trong đại dịch COVID-19. Tốc độ tăng trưởng đó đã chậm lại, nhưng thói quen mua sắm thương mại điện tử vẫn còn rất nhiều.

Công nghệ đã giúp việc bán hàng trực tuyến trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết và thương mại xã hội đang gia tăng. Kết quả là hiện nay ước tính có khoảng 12 đến 24 triệu cửa hàng thương mại điện tử trên toàn cầu. Và 58,4% người dùng internet mua hàng trực tuyến mỗi tuần.

Ngành thương mại điện tử toàn cầu được kỳ vọng sẽ tăng lên 8,1 nghìn tỷ USD vào năm 2026
Ngành thương mại điện tử toàn cầu được kỳ vọng sẽ tăng lên 8,1 nghìn tỷ USD vào năm 2026

Do đó, các nhà phân tích kỳ vọng ngành thương mại điện tử toàn cầu sẽ tăng lên 8,1 nghìn tỷ USD vào năm 2026. Con số này tăng từ 5,7 nghìn tỷ đô la vào năm 2022.

Thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển cả về mức độ phổ biến và phức tạp trong những năm tới. Trên thực tế, eMarketer dự đoán rằng đến năm 2023, các trang web thương mại điện tử sẽ chiếm 22,3% tổng doanh số bán lẻ.

Các nhà bán lẻ sẽ ôm chặt nền kinh tế trải nghiệm (Experience Economy)

Từ các lớp học yoga miễn phí đến những trường cung cấp các lớp học nấu ăn, các doanh nghiệp đang sử dụng trải nghiệm trực tiếp (in-person experiences) để kết nối với khách hàng của họ, ngay cả khi đó không phải là để bán hàng.

Ông Yaffe, CEO của Any Road, một doanh nghiệp chuyên về quản trị trải nghiệm (experience management) cho biết:

“Hầu hết mọi doanh nghiệp đang phát triển mạnh đều là nhờ vào sức mạnh của những trải nghiệm của họ với khách hàng. Chúng ta đang chuyển đổi từ một “nền kinh tế vạn vật” (things economy) thành một “nền kinh tế trải nghiệm” (Experience Economy).

“Tôi tin rằng tương lai của tất cả cuộc sống của chúng ta, và trong lĩnh vực bán lẻ, tất cả đều là dựa trên trải nghiệm.

Tôi nghĩ ngành bán lẻ truyền thống sẽ dần bị thu hẹp hay thậm chí là biến mất, và các nhà bán lẻ có thể tồn tại được trong vòng 10 năm tới đều sẽ là những doanh nghiệp tận dụng tốt yếu tố trải nghiệm để kết nối và bán hàng.”

“Trải nghiệm là phương tiện giúp đưa mọi người dùng đến các cửa hàng, vào hệ sinh thái của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra một cộng đồng thương hiệu mạnh.”

“Chúng cũng giúp thương hiệu xây dựng mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng – nếu ai đó sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp mỗi ngày, nhưng nếu họ không mua trực tiếp từ doanh nghiệp hay có bất cứ trải nghiệm trực tiếp nào, thương hiệu về cơ bản là sẽ không có bất kỳ thông tin nào về khách hàng đó.”

Nền kinh tế trải nghiệm trở thành một trong những xu hướng hàng đầu
Nền kinh tế trải nghiệm trở thành một trong những xu hướng hàng đầu

Ví dụ, AB InBev, công ty sở hữu thương hiệu Bia Budweiser cùng nhiều thương hiệu lớn khác đã tạo ra các vườn bia (Beer Gardens) ở một số thành phố của Mỹ và cũng đưa nhiều trải nghiệm thông qua các sự kiện như Lễ hội Bia, Lễ hội Âm nhạc và hơn thế nữa.

Ông Yaffe cho biết: “Các doanh nghiệp chi tiêu khoảng 700 triệu USD mỗi năm tại Mỹ cho các trải nghiệm, với mục tiêu chính là có được dữ liệu của bên thứ nhất (First Party Data) và xây dựng các mối quan hệ với khách hàng.

Gã khổng lồ ngành hàng F&B Nestlé, doanh nghiệp đang sở hữu thương hiệu thức ăn cho thú cưng Purina, vì muốn có dữ liệu về tất cả những người bắt đầu mua chó con trong đại dịch, họ bắt đầu với một nền tảng trải nghiệm (experiential marketplace), nơi mọi người có thể tìm người huấn luyện chó con và tham gia các lớp học miễn phí qua Zoom.

Sự gia tăng của các nền tảng hệ sinh thái (ecosystem platforms) cũng là yếu tố định hình tương lai của ngành bán lẻ

Các mô hình bán hàng truyền thống đã dần bị thay đổi bởi các mô hình nền tảng trong những năm gần đây.

Theo Ông Tom McFadyen, CEO của McFadyen Digita (một digital commerce agency), tất cả các nền tảng thương mại điện tử lớn như Alibaba hay Amazon đều là những nền tảng trung gian hỗ trợ tương tác giữa người bán và người dùng.

Những nền tảng hay mô hình này có chuỗi cung ứng linh hoạt hơn, hàng hoá đa dạng hơn, dễ mở rộng quy mô hơn và hoạt động có lãi hơn các doanh nghiệp theo mô hình khác.

Trong khi một số công ty, như Amazon, bắt đầu với mô hình nền tảng (platform business model), các công ty lâu đời cũng đang xây dựng hệ sinh thái.

Ecosystem platforms cũng là yếu tố định hình tương lai của ngành bán lẻ
Ecosystem platforms cũng là yếu tố định hình tương lai của ngành bán lẻ

Ví dụ: gã khổng lồ ngành bán lẻ, Walmart, đã xây dựng Walmart Marketplace để kết nối với những người bán của bên thứ ba (third-party sellers) và hiện đang mở rộng sang các dịch vụ khác.

L’Oréal, một công ty mỹ phẩm hơn 100 năm tuổi, gần đây cũng đã ra mắt nền tảng mua bán B2B của riêng mình với tên gọi là Salon Centric.

Salon Centric bán các sản phẩm làm đẹp, tóc và đồ nội thất cho các tiệm, spa và phòng tập thể dục, và hơn thế nữa.

Sự trỗi dậy của hàng hóa kỹ thuật số và sự thay đổi mô hình Web3

Không chỉ có các công ty công nghệ như Meta, Apple hay Microsoft mới quan tâm đến Web3 hay các xu hướng công nghệ mới nổi.

Giờ đây, các công ty bán lẻ cũng đang tìm cách ứng dụng web3 và Metaverse vào mô hình kinh doanh của họ.

Việc Nike hay Walmart và nhiều thương hiệu khác hiện đều đã gia nhập vào Metaverse là những minh chứng hữu hình nhất cho điều này.

L’Oréal gần đây cũng đã nộp đơn đăng ký 17 nhãn hiệu (Trademark) mới trong danh mục NFT (mã thông báo không thể thay thế) và Metaverse.

Hay các công ty mỹ phẩm đang bán hàng hóa kỹ thuật số trên Zepeto, một ứng dụng nơi mọi người có thể tạo hình đại diện (Avatar) để tham quan các thế giới 3D khác nhau, đối tượng chủ yếu của các nền tảng là Gen Z.

“Khi làn sóng Web3 bùng nổ, chúng ta sẽ có một sự thay đổi lớn giống như những năm 90 khi Amazon mới xuất hiện.”

Hàng hoá kỹ thuật số và mô hình web3 sẽ được quan tâm đặc biệt
Hàng hoá kỹ thuật số và mô hình web3 sẽ được quan tâm đặc biệt

Thiết kế lại các cửa hàng bán lẻ là xu hướng cuối cùng giúp định hình tương lai của ngành bán lẻ

Nền kinh tế trải nghiệm không có nghĩa là các cửa hàng vật lý (Physical Store) sẽ biến mất – nhưng chúng sẽ cần phải thay đổi.

Một số thương hiệu vốn chỉ kinh doanh trực tuyến hiện đang mở các cửa hàng vật lý, chẳng hạn như Alibaba mở trung tâm thương mại ở Trung Quốc hoặc thương hiệu trực tuyến Allbirds mở cửa hàng tại chỗ.

“Nếu bạn có thể trải nghiệm sản phẩm, nếu bạn có thể trải nghiệm thương hiệu, bạn sẽ có nhiều khả năng mua hàng hơn.”

“Trong khi rõ ràng là bạn có thể mua nó ở bất cứ đâu. Nhưng hành vi của bạn thực sự thay đổi dựa trên các trải nghiệm…mọi người muốn thử, mọi người muốn trải nghiệm…”.

Ông Damlapinar cho biết dưới đây là 3 thành phần mới mà bất cứ cửa hàng bán lẻ vật lý nào trong tương lai cũng đều cần:

+ Các màn hình tương tác. Khoảng 15% cửa hàng bán lẻ trong tương lai sẽ bao gồm các lối đi mua sắm, như chúng ta thấy ngày nay, nhưng được phi vật chất hóa. Sẽ có các màn hình tương tác với độ nét cao để bạn có thể xem qua sản phẩm và thậm chí là thử nó.

+ Các trung tâm thực hiện đơn hàng (Fulfillment centers). 35% tiếp theo của các cửa hàng sẽ là “Dark Store” (các trung tâm phân phối chỉ phục vụ cho bán hàng trực tuyến). Best Buy đã sử dụng các cửa hàng làm trung tâm để có thể giao hàng tại địa phương một cách nhanh chóng. Các cửa hàng Whole Foods cung cấp các đơn đặt hàng trực tuyến từ cửa hàng và Amazon Fresh, chỉ dành riêng cho các đơn đặt hàng.

+ Phần còn lại của một cửa hàng sẽ được dành cho các yếu tố trải nghiệm – Đây sẽ nơi các doanh nghiệp có thể tăng mức độ tương tác và giá trị lâu dài với người tiêu dùng, sau đó nâng cao lòng trung thành của họ với thương hiệu (Brand Loyalty). Sau đó, khách hàng có thể mua sản phẩm ở bất kỳ đâu họ muốn. Họ sẽ mua nó nếu các trải nghiệm của họ với thương hiệu đủ đáng giá.

Các đơn vị kinh doanh tập trung đầu tư vào thiết kế những cửa hàng bán lẻ
Các đơn vị kinh doanh tập trung đầu tư vào thiết kế những cửa hàng bán lẻ

Trên đây là 4 tầm nhìn hay xu hướng sẽ định hình tương lai sẽ định hình tương lai ngành bán lẻ toàn cầu. Những xu hướng này sẽ giúp đưa nhiều dữ liệu có giá trị hơn vào tay các thương hiệu và doanh nghiệp bán lẻ (Retail). Khi kết hợp với Web3 và vũ trụ ảo Metaverse, doanh nghiệp thực sự có thể tạo ra những cuộc cách mạng mới trong ngành bán lẻ.

Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hơn về số liệu cũng như tình hình thị trường trong đa dạng các lĩnh vực, vui lòng liên hệ Goodgood.vn để được tư vấn và hỗ trợ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Website: https://goodgood.vn/
  • Hotline: 0973 405 082
  • Email: contact@actgroup.com.vn
  • Địa chỉ: Số 27, Ngõ 16 Hoàng Cầu, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội 

 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm