Tìm hiểu về mức độ gắn kết của người đi làm: Nhân lực thiếu mức độ gắn kết đáng báo động 

 Tìm hiểu về mức độ gắn kết của người đi làm: Nhân lực thiếu mức độ gắn kết đáng báo động 

Số liệu về lượng nhân sự nghỉ việc trong quý I/2022 được thống kê cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Trong số đó, nhân sự 3 ngành gồm pháp lý, nhân sự, marketing có tỷ lệ nghỉ việc cao nhất (lên đến 40%). Một số dữ liệu chỉ ra rằng, ở tháng 4. 2022, trong số gần 4 triệu thành viên trong độ tuổi lao động tại Việt Nam có đến 260.000 người đang cập nhật trạng thái “Đi tìm việc mới”. Điều này có nghĩa là, 260.000 người này đã rời bỏ công việc cũ và đang có mong muốn kiếm một công việc mới. 

Sau những biến động to lớn do dịch Covid gây ra, năm 2022 có những xáo trộn trong việc xây dựng nguồn lực. Người lao động sẵn sàng rời bỏ công việc chuyên môn hoặc chủ động cách thức làm việc để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tiềm năng. 

Những số liệu thống kê được trình bày dưới đây được tổng hợp nguồn từ Anphabe và Linkedln. 

Về vấn đề “nghỉ việc theo trào lưu” 

“Nghỉ việc ồ ạt” hoặc “nghỉ việc theo trào lưu” là những thuật ngữ bắt đầu nhen nhóm kể từ giữa năm 2021. Báo cáo từ Microsoft đã chỉ ra rằng, có tới 42% người đi làm trên thế giới luôn luôn có ý định nghỉ việc, thậm chí việc thất nghiệp trở nên phổ biến hơn khi đại dịch Covid 19 bùng nổ. 

Theo khảo sát từ Anphabe, đến tháng 12.2021, tình trạng nghỉ việc đồng loạt trở thành “xu hướng”. Tỉ lệ người đang tìm việc trong 6 tháng đầu năm 2022 cũng rơi vào khoảng gần 60%. 

Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu. Bởi thông thường, sau mỗi quý, nhân sự nhận lương và thưởng của công ty. Và cũng vào thời điểm này, các doanh nghiệp cũng đang bắt đầu bước vào chặng đường tăng tốc trong các hoạt động phát triển, nhu cầu tuyển dụng vì thế mà tăng cao. Người lao động chọn đây là thời điểm nghỉ việc công ty cũ và chọn cơ hội ở các công ty mới là vô cùng phù hợp. Đặc biệt, con số càng cao đối với các nhân sự trẻ tuổi (khoảng 36%). 

Xu hướng công khai “chế độ nghỉ việc” và “đang tìm kiếm công việc mới” 

Khác với thời kỳ trước, việc “thất nghiệp” dần được công khai một cách thoải mái hơn. Nhiều người cảm thấy thoải mái khi công khai “chế độ nghỉ việc” và “đang tìm kiếm công việc mới” trên một số trang tuyển dụng lớn. Cụ thể, trên trang mạng xã hội nghề nghiệp lớn nhất thế giới Linkedln, có khoảng 260.000 hồ sơ (trong tổng số gần 4 triệu thành viên) đang để trạng thái “open to work”. 

Nói về xu hướng nghỉ việc, người lao động được chia thành 2 kiểu: 

  • Sau khi nghỉ việc, họ không vội vã tìm việc mới. Thay vào đó, họ dành thời gian để nghỉ ngơi, du lịch, xả stress… trước khi tìm việc mới. Ngoài ra, khi đã tìm được việc mới, nhiều người cũng sẵn sàng nghỉ ngang nếu cảm thấy không phù hợp. 
  • Kiểu thứ 2 là người lao động sẵn sàng chia sẻ ý định nghỉ việc (dù đang làm việc ở công ty hiện tại). Xu hướng này tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người lao động nhưng có vẻ “hơi nhạy cảm” với hình ảnh của công ty cũ. 

Người lao động cũng chủ động tìm kiếm các cơ hội việc làm thông qua các nền tảng một cách chủ động hơn. Theo báo cáo số liệu từ Linkedln trong năm 2022, tốc độ gia tăng số lượng thành viên của mạng xã hội này tại thị trường trường Việt Nam ghi nhận hơn 1 triệu thành viên/năm.

Nghỉ việc và “thoát” luôn khỏi ngành 

Việc nhảy việc đã không còn quá xa lạ, thế nhưng một số bộ phận người lao động còn có xu hướng nhảy việc và nhảy luôn cả ngành. Số liệu từ Anphabe phản hồi lại rằng, cứ 10 người nghỉ việc thì sẽ có 4 người có mong muốn chuyển sang ngành khác. Các ngành ghi nhận số lượng người lao động nhảy ngành khác cao nhất bao gồm: Ngành viễn thông, ngành du lịch, ngành điện tử, ngành vật liệu, ngành quảng cáo với mức số liệu lần lượt là 66%, 54%, 53%, 53% và 51%. 

Số liệu về người nghỉ việc và rời bỏ ngành (nguồn: Anphabe) 

Việc người lao động nhảy chéo các ngành có thể tạo ra sự biến đổi lớn về cấu trúc của nguồn nhân lực. Các ngành được đánh giá là HOT có thể sẽ dư thừa nhân lực, ngược lại, các ngành ít có tiềm năng sẽ thiếu hụt người lao động hơn. 

Tư duy và tiêu chí chọn việc làm thay đổi theo thời gian 

Nhiều người vẫn thường quy chụp rằng, việc đi làm là phải xách laptop đến văn phòng công từ từ 8h sáng và tan ca vào lúc 6h chiều. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, bên cạnh hình thức làm việc fulltime thì nhiều người có niềm yêu thích với các công việc tự do. 14% người tham gia khảo sát cho biết rằng họ sẵn sàng nghỉ việc để làm các công việc tự do; 39% người làm công việc cố định nhưng vẫn sẵn sàng nhận thêm việc freelancer hoặc làm thêm các công việc online khác để gia tăng thu nhập. 

Thống kế về việc lựa chọn hình thức cho công việc (nguồn: Anphabe) 

Xu hướng “nghỉ việc… nghỉ việc” lặp lại ngày càng nhiều 

Tình trạng nghỉ việc do không đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu về quyền lợi đã trở nên khá phổ biến. Theo Anphabe, tình trạng nghỉ việc ồ ạt và việc người ra đi không mặn mà với việc “duy trì mối quan hệ với công ty cũ” là bởi vì mức độ gắn kết nhân sự ở Việt Nam thấp chưa từng có. 

Theo khảo sát xu hướng người đi làm tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương từ LinkedIn, người lao động thường kỳ vọng nhiều ở môi trường làm việc với các yếu tố công bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Tuy vậy, các doanh nghiệp lại đang có xu hướng triển khai ngày càng nhiều các hạng mục công việc “nhiều thách thức” hơn. 

Và tình trạng này dẫn tới việc “kiệt sức” (burn out) tại nơi công sở. Vì vậy, nhiều nhảy việc hay ồ ạt thay đổi ngành nghề liên tục diễn ra. Theo bà Thanh Nguyễn (hiện là Giám đốc điều hành và truyền cảm hứng hạnh phúc tại Anphabe nhận định rằng, việc nghỉ việc hiện nay tại doanh nghiệp được coi là “thước đo” cho khả năng gắn kết nhân viên – người lãnh đạo trong một khoảng thời gian. 

Mức độ gắn kết của người lao động Việt Nam thấp chưa từng có (nguồn: Anphabe) 

Kết luận, bên cạnh việc thay đổi, thích nghi để chuyển đổi kinh doanh (đặc biệt sau giai đoạn hậu Covid) thì vấn đề về gắn kết người lao động cũng cần được chú trọng. Việc xây dựng thương hiệu từ nhà tuyển dụng sẽ giúp thu hút được nhiều nhân tài cùng với việc phát triển thêm các giá trị cho doanh nghiệp. 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm