Phân tích và báo cáo tình hình chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp trong bối cảnh Covid 19

 Phân tích và báo cáo tình hình chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp trong bối cảnh Covid 19

Phân tích và báo cáo tình hình chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp trong bối cảnh Covid 19 

Kết quả phân tích chuỗi cung ứng các ngành nông nghiệp trong  bối cảnh COVID 19 

Tác động của COVID 19 tới các ngành Việt Nam. Lộ trình phục hồi và thúc đẩy các chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp tiềm năng trong bối cảnh mới. 

1. Sơ lược chung về tình hình ngành nông nghiệp trong bối cảnh COVID 19 

Ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2020, ngành nông nghiệp đóng góp 10,82% vào GDP của Việt Nam. Trên một phần ba (34,5%) lực lượng lao động của Việt Nam đang tham gia trong lĩnh vực này]. Năm 2020, tổng sản lượng của ngành đạt 29,6 tỷ USD. Dù là một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu nông sản nhưng nhìn chung, Việt Nam chỉ tham gia vào giai đoạn giá trị gia tăng thấp của chuỗi giá trị toàn cầu, như xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc sản phẩm sơ chế. Trong làn sóng COVID-19 đầu tiên, giá một số mặt hàng nông sản đã giảm trên 10% do đơn đặt hàng giảm. Ví dụ, đầu tháng 4/2020, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, với mức giảm 3,6% so với nửa cuối tháng trước, cho thấy tính biến động vốn có trong ngành này. Các nhà nghiên cứu thị trường dự báo ngành này sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 10% mỗi năm cho đến năm 2022.

2. Vì sao lựa chọn ngành nông nghiệp để phân tích chuỗi cung ứng?

Theo đánh giá định lượng, nông nghiệp là ngành có nhiều tiềm năng đóng góp vào sự phục hồi của nền kinh tế nhất, tiếp theo là các ngành dệt may và lâm nghiệp. Tuy nhiên, phân tích định tính về triển vọng thị trường toàn cầu cho thấy ngành dệt may sẽ tiếp tục phải đương đầu với tình trạng nhu cầu thấp trên toàn cầu, trong khi ngành lâm nghiệp của Việt Nam đang phải đối mặt với rủi ro về uy tín do cuộc điều tra của Hoa Kỳ về hoạt động kinh doanh thương mại gỗ của Việt Nam, có thể ảnh hưởng đến tiềm năng xuất khẩu của ngành. Do đó, trong ba ngành này, ngành nông nghiệp là lựa chọn tốt nhất để tiến hành phân tích chuyên sâu.

Phân tích định tính cũng xác định được một số ngành có điều kiện thuận lợi từ định hướng chiến lược của chính phủ và triển vọng thị trường toàn cầu. Ngành chế biến thực phẩm có lợi thế là giải pháp nâng cao giá trị nông sản, do mối liên kết chặt chẽ giữa hai ngành. Ngoài ra, phân tích định tính được thực hiện theo các tiêu chí gồm định hướng của Chính Phủ và nhu cầu toàn cầu trong trung và dài hạn. 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chiến lược phát triển kinh tế trong kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đối với ngành nông nghiệp: đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, khai thác và tận dụng lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, các vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao. Phát triển mạnh nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, đáp ứng các tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm.

Phân tích định lượng đánh giá dựa trên 9 tiêu chí, cụ thể được đánh giá thang điểm với ngành nông nghiệp như sau: 

  • Đóng góp vào GDP và tiềm năng phát triển (10%): 2 điểm 
  • Khả năng thay thế nhập khẩu (10%): 1 điểm
  • Tiềm năng xuất khẩu (10%): 2 điểm 
  • Đóng góp vào tổng số lao động (10%): 3 điểm 
  • Tác động của COVID 19 (10%): 2 điểm 
  • Khoảng cách giữa yêu cầu về kỹ năng chuyên môn và mức độ sẵn có/có thể có (15%): 3 điểm 
  • Khoảng cách giữa yêu cầu về cơ sở hạ tầng và mức độ sẵn có/có thể có (15%): 3 điểm  
  • Khoảng cách giữa yêu cầu về vốn và mức độ sẵn có/có thể có (10%): 3 điểm 
  • Khoảng cách giữa yêu cầu về công nghệ và mức độ sẵn có/có thể có (10%): 3 điểm 

3. Phân tích chuyên sâu chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp 

 3.1 Phân tích chuỗi cung ứng 

Ngành nông nghiệp Việt Nam đang gặp phải một vài rào cản trong việc xây dựng chuỗi cung ứng bền vững và có khả năng chống chịu. Các rào cản bao gồm: 

  • Khả năng đáp ứng về tiêu chuẩn và truy xuất nguồn gốc còn hạn chế 
  • Những điểm yếu liên quan đến logistics làm giảm giá bán và tăng chi phí logistics cho nông sản 
  • Các kênh phân phối không chính thức dễ bị gián đoạn, đặc biệt là dưới tác động của COVID 19 
  • Việc thiếu hụt các hoạt động giá trị gia tăng dẫn đến kim ngạch xuất khẩu thấp, đây là vấn đề đã tồn tại lâu của ngành nông nghiệp Việt Nam 

3.2 Tác động của COVID 19 

Thị trường xáo trộn dẫn đến biến động giá: Giá cà phê nhân xô nửa đầu tháng 4 năm 2020 giảm 3,6% so với nửa cuối tháng 3 năm 2020. Việc biên giới với Trung Quốc bị đóng cửa tạm thời khiến rau quả giảm giá nặng. Mặt khác, các sản phẩm ngũ cốc, đặc biệt là gạo, tăng giá do nhu cầu tăng. Kim ngạch xuất khẩu gạo trong 10 tháng đầu năm 2020 tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2019. 

► Thị trường gián đoạn ảnh hưởng đến kế hoạch canh tác và mối liên kết kinh doanh giữa nhà sản xuất và nông dân. Nhiều doanh nghiệp không nhận được đơn hàng mới, hoặc bị hoãn đơn hàng, buộc phải hủy bỏ hợp đồng với nông dân. 

► Việc phân phối bị gián đoạn, đặc biệt là qua các kênh không chính thức. Các mặt hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất là rau quả như thanh long ruột đỏ, dưa hấu. Do thiếu công nghệ chế biến, bảo quản, khả năng bảo quản hạn chế, việc gián đoạn do COVID-19 khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn

 

► Các quốc gia nâng cao yêu cầu chất lượng đối với các sản phẩm nhập khẩu, dẫn đến những thách thức trong xuất khẩu. Do Trung Quốc siết chặt công tác kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nên việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này gặp rất nhiều khó khăn. 

► COVID-19 mang lại lợi ích tiềm năng cho các doanh nghiệp trong việc thay đổi phương thức kinh doanh, đặc biệt là phương thức sản xuất và kinh doanh nông sản và thực hiện tham vọng mở rộng sang các thị trường mới.

Tóm lại, chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất ở khâu phân phối, với các vấn đề tồn tại nhiều năm của ngành là logistic và kênh phân phối. Ngoài ra, điểm yếu trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và truy xuất nguồn gốc cũng tạo rào cản trong việc xuất khẩu nông sản Việt Nam. Tuy gặp phải những thách thức nêu trên, trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gạo chỉ giảm 1,9%. Tổng sản lượng toàn ngành đạt 680,8 nghìn tỷ VNĐ vào năm 2020 và dự báo tăng trưởng bình quân 10% vào năm 2021. 

4. Khuyến nghị các giải pháp dựa trên phân tích chuỗi cung ứng chuyên sâu 

Các giải pháp được khuyến nghị thực hiện trong ba giai đoạn. Giai đoạn 1 là giải quyết những thách thức trước mắt đến từ dịch COVID-19 và sẽ được khởi động trong thời gian ngắn hạn (6 tháng). Giai đoạn 2 – đặt mục tiêu gia tăng giá trị và tạo lợi ích sẽ bắt đầu trong trung hạn (1 năm). Cuối cùng, giai đoạn 3 (3 năm) bao gồm các giải pháp nhằm nâng cao tính bền vững của doanh nghiệp và lợi nhuận dài hạn. Phụ thuộc vào các nguồn lực sẵn có, các giải pháp có thể được thực hiện song song.

4.1 Giai đoạn 1: Hỗ trợ thanh khoản cho nông dân và an ninh lương thực cho người tiêu dùng (Ngắn hạn – 6 tháng) 

4.1.1. Thành lập các Trung tâm dịch vụ chia sẻ cho nông nghiệp (Common Facility Center – CFC) 

Trung tâm dịch vụ chia sẻ cung cấp cho nông dân, hợp tác xã và DNVVN các loại dịch vụ hỗ trợ thông dụng và cần thiết nhất. Trung tâm cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các khía cạnh sản xuất, kiểm tra, thử nghiệm vật liệu và sản phẩm, sơ chế, logistics, chia sẻ thông tin, kết nối người mua – người bán, marketing và đào tạo. Thông qua các dịch vụ phù hợp, CFC sẽ giúp cải thiện vấn đề thất thoát sau thu hoạch, kiểm soát chất lượng, tuân thủ các tiêu chuẩn. CFC sẽ hỗ trợ nông dân, hợp tác xã và DNVVN không cần phải tự đầu tư nhưng vẫn có thể tiếp cận được các cơ sở vật chất và công nghệ hiện đại, đắt tiền đối với quy mô sản xuất nhỏ. Trong thời gian bùng phát COVID-19, CFC là một giải pháp để các mặt hàng nông sản dễ hư hỏng có thể được bảo quản hoặc chế biến để bán ra thị trường ở các dạng thành phẩm khác (bột, đóng hộp). Việc phát triển mạng lưới CFC trên toàn quốc có thể là một dự án dài hạn, nhưng trong ngắn hạn mô hình CFC tạm thời và CFC thí điểm cần được xây dựng cho các mặt hàng dễ hư hỏng, dễ bị gián đoạn thị trường do COVID-19. 

4.1.2 Tạo nền tảng kết nối người bán – người mua B2B

Nền tảng thương mại sẽ giúp thúc đẩy tính đồng nhất trong tiếp thị sản phẩm nông nghiệp thông qua việc loại bỏ sự bất cân xứng thông tin giữa người mua và người bán và giúp xác định giá cả dựa trên cung và cầu thực tế. Nền tảng này cũng giúp kết nối nông dân trực tiếp với cả khách hàng bán lẻ và người mua là tổ chức, đảm bảo dòng tiền cho nông dân và giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch. Nền tảng thương mại trực tuyến hoặc phòng điều khiển từ xa kết nối người mua và nhà cung cấp có thể được thiết lập như một phương án tức thời, giúp giảm tác động của sự gián đoạn thị trường trong thời gian bùng phát COVID-19, khi thương mại trực tiếp bị hạn chế. Vì nền tảng giao dịch trực tuyến đòi hỏi tiêu chuẩn hóa và tốn kém để thiết lập và duy trì, nên giai đoạn đầu tiên là tạo ra một nền tảng kết nối người bán – người mua. Do mối liên kết chặt chẽ giữa nông nghiệp và chế biến thực phẩm, nền tảng này được khuyến nghị cho cả hai ngành.

4.2 Giai đoạn 2: Gia tăng giá trị (Trung hạn – 1 năm)

4.2.1 Đẩy mạnh việc áp dụng tiêu chuẩn và truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm nông nghiệp 

Trong bối cảnh gia tăng lo ngại về an toàn thực phẩm sau COVID-19, việc đáp ứng tiêu chuẩn và khả năng truy xuất nguồn gốc là các vấn đề rất quan trọng để duy trì khả năng xuất khẩu. Trong quá trình chuyển đổi sang kinh doanh trực tuyến và xây dựng thương hiệu sản phẩm, các tiêu chuẩn và truy xuất nguồn gốc cũng đóng một vai trò quan trọng để tạo dựng niềm tin từ người mua và người tiêu dùng.

4.2.2 Tăng cường nghiên cứu và phát triển, ưu tiên nghiên cứu giống

 R&D giúp sản xuất các sản phẩm có giá trị và chất lượng cao hơn thông qua các ứng dụng công nghệ cao và tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. R&D, đặc biệt là R&D ứng dụng sẽ giúp nông dân và nhà xuất khẩu nâng cao tiềm năng xuất khẩu và tạo giá trị sản phẩm cho thị trường trong nước và quốc tế. Đối với nền nông nghiệp Việt Nam, R&D liên quan đến việc thay thế hạt giống nhập khẩu và cải thiện giống địa phương sẽ tăng hàm lượng nội địa, thu hút các doanh nghiệp địa phương tham gia vào các hoạt động giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng, nâng cao tiềm năng xuất khẩu và an ninh lương thực. Ngoài ra, sau COVID-19, các sáng kiến R&D nhằm giảm thiểu rủi ro hoạt động và tình trạng thiếu lương thực tiềm ẩn gia tăng trên toàn cầu. Một số đổi mới nghiên cứu và phát triển lớn nhất trong ngành nông nghiệp bao gồm máy bay không người lái, vệ tinh, cảm biến, thu hoạch tự động . Mối quan ngại ngày càng tăng về khí hậu và môi trường cũng dẫn đến nhu cầu nghiên cứu về các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp bền vững hơn như giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón có hại. Nằm trong số các quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, đây là những lĩnh vực Việt Nam nên xem xét tập trung.

4.2.3 Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu nông sản 

Nâng cao nhận thức về xây dựng thương hiệu, giá trị và lợi ích của thương hiệu đối với người nông dân và nhà sản xuất thông qua đào tạo và truyền thông. 

  • Nâng cao năng lực địa phương trong việc xây dựng thương hiệu và tiếp thị: Xem xét các chương trình đào tạo liên quan đến xây dựng thương hiệu và tiếp thị trong các trường đại học. Khuyến khích sự tham gia của FDI vào các hoạt động tiếp thị và xây dựng thương hiệu tại Vit Nam. 
  • Nâng cao uy tín thương hiệu
  • Thí điểm thương hiệu cho các công thức nấu ăn truyền thống độc đáo, ví dụ – trà thảo mộc hay cách kết hợp gia vị cho một số món ăn cụ thể, v.v.

4.3 Giai đoạn 3: Phát triển bền vững và lợi ích dài hạn (Dài hạn – 3 năm)

4.3.1. Xây dựng kho hàng không chuyên dụng 

Kho vận tải hàng không chuyên dụng sẽ giúp việc vận chuyển nông sản diễn ra suôn sẻ. Ưu điểm chính của kho hàng không chuyên dụng là có thể được thiết kế đặc biệt cho nhu cầu vận chuyển hàng không, cung cấp phương thức xếp dỡ, sàn, cấu hình thân máy bay và điều áp được tối ưu hóa cho nhiệm vụ của nó. Ví dụ:

  • Các loại hàng hóa được thiết kế có nhiệt độ khác nhau cho các sản phẩm khác nhau: sản phẩm đông lạnh, trái cây và ngũ cốc và gạo. 
  • Quy trình xử lý khác với các loại hàng hóa thông thường khác phụ thuộc vào tuổi thọ, nhiệt độ và độ tươi của sản phẩm. Do mối liên hệ chặt chẽ giữa ngành nông nghiệp và ngành chế biến thực phẩm, nên vận chuyển hàng không chuyên dụng được kiến nghị cho cả hai ngành này.

4.3.2. Tạo nền tảng thương mại điện tử B2B 

Sau giai đoạn đầu tiên của việc thiết lập nền tảng kết nối người bán và người mua, các nền tảng giao dịch trực tuyến có thể được phát triển để tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch và xuất khẩu B2B. Do mối liên kết chặt chẽ giữa ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm, nền tảng thương mại điện tử B2B được khuyến nghị cho cả hai ngành.

Như vậy, ngành công nghiệp tuy có nhiều tiềm năng, nhưng cần nhiều thay đổi để liên kết hoàn thiện và phát huy sức mạnh của chuỗi cung ứng. 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm