Ngành tiêu dùng, bán lẻ tại Việt Nam – Sân chơi của những ông lớn đầu ngành

 Ngành tiêu dùng, bán lẻ tại Việt Nam – Sân chơi của những ông lớn đầu ngành

Thương mại điện tử phát triển mở ra thị trường bán lẻ đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, xu hướng thị trường bán lẻ sẽ ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành một “miếng bánh ngọt khổng lồ”. Tuy nhiên, cũng theo dự báo, đây sẽ là sân chơi của những ông lớn đầu ngành, những tập đoàn tiêu dùng quy mô lớn và chiến lược bài bản.

Sự phục hồi mạnh mẽ của nhóm ngành hàng tiêu dùng (FMCG) sau Covid-19

Covid-19 đã tác động nặng nề lên toàn bộ nền kinh tế giới, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp các lĩnh vực sản xuất, giao thương. Tuy nhiên, chính Covid-19 cũng đã làm thay đổi rất lớn thói quen và hình thức mua sắm, tiêu dùng của người dân. Dự báo trong những năm tiếp theo, nền kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều khởi sắc. Trong đó, phải kể đến nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) cùng với sự phát triển của các loại hình thương mại điện tử.

Theo phân tích của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), sức tiêu thụ của các nhóm ngành hàng tiêu dùng trong năm 2022 sẽ phục hồi về mức gần tương đương so với thời điểm trước đại dịch và chỉ thấp hơn 5% đến 10% so với năm 2019. Thậm chí có một số nhóm còn có xu hướng tăng trưởng vào quý 4 năm 2022. 

Việt Nam có thể lọt top 10 thị trường tiêu dùng thế giới vào năm 2030

Căn cứ vào đặc điểm nền kinh tế tại Việt Nam có thể thấy, với cơ cấu dân số trẻ, người tiêu dùng trực tiếp ngày càng trẻ hóa, chi tiêu khoa học và có xu hướng sẵn sàng chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày nhiều hơn. Đồng thời, dễ dàng tiếp nhận các phương thức thanh toán đa kênh, tính tiện lợi cao và phù hợp với xu hướng. Theo đó, VCSC đánh giá, đây chính là nhóm khách hàng tiềm năng lớn giúp các doanh nghiệp định vị được thị trường, xác định mô hình kinh doanh quan trọng nhằm mang lại lợi nhuận bền vững và thành công cho doanh nghiệp. 2 mô hình kinh doanh được các nhà bán lẻ xác định chính là các chuỗi cửa hàng tiện lợi (mini mart) và thương mại điện tử.

1.1. Ưu điểm của hệ thống cửa hàng bán lẻ tiện lợi Mini Mart

Dựa trên hình thức kinh doanh bán lẻ truyền thống, hệ thống các cửa hàng bán lẻ, minimart thường có vị trí gần người tiêu dùng hơn để tạo tính tiện lợi, phù hợp với nhu cầu mua sắm nhanh chóng của những người trẻ bận rộn. Đây chính là lợi thế so với các siêu thị lớn chỉ có trong các trung tâm thương mại hay các khu đô thị lớn. Bên cạnh đó, các cửa hàng tiện lợi, mini mart thường được xây dựng dựa trên chuỗi nhận diện thương hiệu giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm tại các địa điểm khác nhau, tạo thói quen cho người tiêu dùng với những sản phẩm bán lẻ đặc trưng.

1.2. Ưu điểm của Thương mại điện tử

Nếu như chuỗi cửa hàng tiện lợi hay các mini mart là phục vụ khách hàng trực tiếp, tại chỗ thì thương mại điện tử và các phương tiện mua sắm bằng ứng dụng công nghệ ngày càng phổ biến và trở thành xu hướng tiêu dùng chính. Theo số liệu thống kê, tỉ lệ sử dụng dịch vụ số của người tiêu dùng tại Việt Nam tăng nhanh nhất trong giai đoạn diễn ra đại dịch (năm 2020-2021). Đây cũng chính là sự dịch chuyển lớn trong thói quen mua sắm, tiêu dùng trong và sau đại dịch. Nắm bắt được xu hướng tiêu dùng đó, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các tập đoàn lớn mọi lĩnh vực từ tài chính đến bán lẻ đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ thông tin và chuyển đổi số nhằm tạo nên một thị trường kinh doanh và khai thác bền vững, mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ trong tương lai.

Sân chơi của doanh nghiệp hàng đầu

Như đã nói ở trên, ngành tiêu dùng bán lẻ là một thị trường to lớn và đầy tiềm năng. Cùng với đó chính là sự phát triển và bứt phá mạnh mẽ của những tập đoàn tiêu dùng quy mô lớn, đầu tư chiến lược kinh doanh bài bản. Còn các doanh nghiệp nhỏ lẻ hoặc là phải khai thác thị trường ngách nhỏ, thay đổi mô hình kinh doanh hoặc bị đào thải theo quy luật cạnh tranh của thị trường.

Trong số các tập đoàn lớn hàng đầu tại Việt Nam phải kể đến Tập đoàn Masan. Sau khi thực hiện thành công thương vụ mua lại toàn bộ chuỗi siêu thị của VinMart và Vinmart+ vào năm 2019. Thời gian đầu, Tập đoàn Masan vẫn để tên thương hiệu Vinmart nhưng đến nay đã hoàn toàn đổi tên thành Winmart và Winmart+. Trong quá trình chuyển giao thương hiệu, Masan đã có những chiến lược thay đổi lớn để tiếp cận đến khách hàng mục tiêu.

Mở rộng các tiện ích để phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng như đưa vào bên trong các siêu thị mini Winmart+ các ki- ốt Phúc Long, Reddi hay các cửa hàng dược phẩm và các tiện ích tài chính từ sự liên kết với các ngân hàng.

Theo chia sẻ của CEO Masan Group – ông Danny Le cho biết: Mô hình chuỗi mini-mall sẽ tích hợp nhiều tiện ích trên một nền tảng. Đáp ứng đa dạng nhu cầu trong cuộc sống bao gồm nhu yếu phẩm, giải trí, tài chính….Nếu như trước đây, Masan chủ yếu tập trung vào phục vụ nhu yếu phẩm thì giờ đây, Masan sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn, giúp người tiêu dùng có nhiều trải nghiệm mua sắm hơn. Đây chính là sự khác mà Masan tạo ra và hướng đến nhân rộng để mang lại biên lợi nhuận lớn hơn.

Mô hình Mini-mall sẽ tăng dần các điểm bán trong tương lai. Mỗi điểm bán sẽ được nghiên cứu thị trường để phù hợp với đặc điểm vùng miền, thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Từ đó đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua sắm, bán lẻ. Mô hình này kỳ vọng sẽ mang lại 30% số lượng khách mới trên mỗi cửa hàng mini-mall. Đồng thời, mức doanh thu kỳ vọng đạt 40% và tăng dần trong các năm kế tiếp.

Dịch vụ viễn thông reddi tại hệ thống cửa hàng Winmar và Winmar+

Mục tiêu của Masan Group trong giai đoạn từ 2022-2025 sẽ đạt 30-50 triệu lượt khách hàng và số chuỗi cửa hàng tăng lên đến 30.000 cửa hàng/điểm bán trên toàn quốc. Doanh thu ước tính đạt 7-8 tỉ USD và chiếm lĩnh 50% thị phần bán lẻ tại Việt Nam. Trong 5 năm tiếp theo, Masan sẽ thực hiện chiến lược đáp ứng 80% nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam nhờ vào sự phát triển của công nghệ. Tạo nên một hệ sinh thái tiêu dùng mới, tích hợp công nghệ cao như sử dụng trí tuệ nhân tạo AI trong toàn bộ quá trình vận hành thông qua việc đầu tư 65 triệu đô để mua 25% cổ phần của Công ty Trusting Social nhằm mục đích đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực công nghệ AI, áp dụng Machince Learning vào lĩnh vực tiêu dùng và tài chính cá  nhân. Đặt ra mục tiêu xây dựng nền tảng siêu cá nhân hóa. Nền tảng đầu tiên sau khi được thiết là công nghệ dự báo chính xác về nhu cầu mua hàng của khách hàng để cung cấp chính xác thứ họ cần. 

Masan triển khai hệ thống cửa hàng Phúc Long tại các thành phố cấp 2

Nền tảng thứ 2 là tạo ra hệ thống khách hàng thân thiết. 

Nền tảng thứ 3 là Masan và Trusting Social sẽ cho ra mắt là phát hành thẻ chi tiêu/thẻ tín dụng cho khách hàng tiêu dùng bình dân có tên EVO. Khách hàng chỉ việc sử dụng thẻ đó để mua sắm, tiêu dùng trong hệ sinh thái của Masan mà không cần phải chứng minh thu nhập. Đặc biệt, cả hai Công ty đang đặt ra mục tiêu trong năm 2022 sẽ phát hành được 1 triệu thẻ tích hợp 3 trong 1 vừa là thẻ tín dụng, vừa là thẻ thành viên thân thiết và là tài khoản viễn thông của nhà mạng Reddi. Đây sẽ là nền tảng để Masan vươn lên trở thành nhà phân phối đa lĩnh vực hàng đầu, biến thị trường bán lẻ tại Việt Nam trở thành miếng bánh của riêng Masan.

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm