Cập nhật thông tin số liệu báo cáo ngành da giày năm 2020 

 Cập nhật thông tin số liệu báo cáo ngành da giày năm 2020 

Quy mô ngành da giày Việt Nam 

Chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam là quốc gia sản xuất giày dép thuộc TOP 3 tại châu Á. Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu hơn 1 tỷ đôi giày đủ mẫu mã ra khắp các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, việc xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu. 

Nguồn: VietnamCredit

Năm 2020, số liệu về xuất khẩu giày của Việt Nam đạt 16.75 tỷ USD. Con số này giảm 8.6% so với năm 2019. Số liệu về xuất khẩu túi xách đạt 3.11 tỷ USD và giảm 17.1% so với năm trước. Tổng 

Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm da giày của Việt Nam năm 2020 ghi nhận giảm 10% so với 1 năm trước đó (năm 2019). Lượng xuất khẩu sang Mỹ Latin giảm lên đến 25,4%, tiếp đến là EU (giảm 15.4%), Bắc Mỹ (giảm 8.4%) và châu Á (giảm 5.8%). Những con số giảm đã phần nào thể hiện được những tiêu cực của dịch Covid lên nền kinh tế và các châu lục khác nhau. 

Những tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021, một số dấu hiệu của phục hồi kinh tế và trạng thái bình thường mới đã giúp một số đơn hàng xuất khẩu tăng lên:

  • Xuất khẩu giày dép: Xuất khẩu giày dép đạt khoảng 1.660 triệu USD (Tháng 3/2021) – tăng 19,8% so với cùng tháng năm 2020. Và tính chung quý I năm 2021 thì ước tính đạt gần 5 triệu USD (tăng 13.5% so với cùng quý năm trước). 
  • Xuất khẩu túi xách: Xuất khẩu túi xách ước tính đạt 285 triệu USD (Tháng 3/2021) – giảm 5.6% so với cùng tháng năm 2020. Và tính chung quý I năm 2021, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam đạt 766 triệu USD (giảm 9.9% so với quý I/2020). 

Nói về tổng kim ngạch xuất khẩu ngành da giày, con số ước tính đạt 1.945 triệu USD vào tháng 3.2021 (tăng gần 15% so với tháng 3/2020). Và tính chung quý I/2021, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam là 5.504 triệu USD (tăng 10% so với quý I/2020). 

Một trong những sự kiện đặc biệt phải kể đến đó là Hiệp định thương mại tự do Việt nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) đã có hiệu lực vào ngày 1.8.2020 và thương mại tự do Việt Nam – Anh có hiệu lực vào tháng 1.2021. Những sự kiện này có tác động tích cực đến xuất khẩu Việt Nam tới EU nói chung và Anh Quốc nói riêng. 

Nguồn: VietnamCredit

Thị trường da giày nội địa Việt Nam là một “sân chơi” rất tiềm năng. Vào năm 2018, lượng giày da tiêu thụ đạt 190 triệu đôi. Và với dân số gần 100 triệu người, con số này được dự đoán sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. 

Ngoài ra, việc đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu của ngành da giày tại nước ta đạt khoảng 70% (phân khúc tầm trung). Chưa hết, một số nhà máy sản xuất giày da cũng được chuyển dịch về Việt Nam sẽ là những yếu tố giúp Việt Nam có khả năng trở thành công xưởng giày dép của thế giới. 

Thách thức của ngành da giày 

Một trong những thách thức được các chuyên gia trong ngành da giày đánh giá là thiếu nguồn cung. Mảng xuất khẩu gặp khó khăn trong khi hai thị trường xuất khẩu chính của ngành da giày Việt Nam là Hoa Kỳ và Châu Âu đang gặp những rối loạn do tình hình dịch bệnh. Cụ thể, tại thị trường châu Âu, nhu cầu về thị trường giày dép giảm 27% và tại Hoa Kỳ giảm khoảng 21%. 

Ngành da giày có nhiều cơ hội và thách thức trong giai đoạn năm 2021

Chưa hết, các vấn đề về tài chính và lao động cũng là vấn đề cần được lưu tâm. Tình trạng dịch bệnh khó kiểm soát, các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự để tiết kiệm chi phí. Và khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì doanh nghiệp lại gặp khó khăn khi tuyển dụng nhân sự.

Theo một vài khảo sát về số liệu thực tế, hiện có khoảng 200 công ty hoạt động trong ngành da giày Việt Nam, có đến 85% trong số đó gặp tình trạng thiếu vốn và công nghệ. Chưa hết, họ không chủ động được nguồn nguyên liệu mà lại phải nhập khẩu từ các nước châu Âu. 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm