Ngành gia dụng tại thị trường Việt Nam – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
Cập nhật một vài chỉ số báo cáo ngành dược năm 2020
Nội dung bài viết :
Đại dịch Covid chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và cũng là nguyên do gây ra những thay đổi đối với ngành dược phẩm trong năm 2020. Dưới đây là một vài những thông tin và nhận xét về báo cáo ngành 2020 đối với ngành dược phẩm.
Tiêu điểm ngành dược tại Việt Nam
Đại dịch Covid bùng nổ và gây ra nhiều ảnh hưởng đối với ngành dược. Một vài điểm nổi bật của ngành trong năm 2020 có thể kể đến bao gồm:
- Sự thiếu hụt của nguồn nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ: 2 quốc gia này cung cấp đến 80% lượng đầu vào của Việt Nam, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh nên không đủ nguồn cung.
- Việc hợp tác giữa các doanh nghiệp dược Việt Nam và đối tác nước ngoài bị đình trệ do những cản trở gây ra bởi dịch bệnh (di chuyển, xét duyệt chuyển giao công nghệ,…)
- Các doanh nghiệp nội địa vẫn ghi nhận sự tăng trưởng do nhu cầu tiêu thụ khẩu trang, nước rửa tay, các sản phẩm tăng cường miễn dịch, các nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, ho,… vẫn được người dân sử dụng. Con số tăng trưởng rơi vào khoảng 164 đến 168% trong Quý 1/2020 (theo báo cáo của Kantar Việt Nam vào tháng 3/2020).
- Cơ cấu tài chính an toàn so với tỷ lệ vay nợ thấp là lợi thế của đa số các doanh nghiệp dược trong bối cảnh dịch bệnh. Ngoại trừ DHT, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu thấp ở mức <0,8 lần, trong đó nợ vay trên vốn chủ sở hữu ở mức <0,3 lần. Việc này giúp các doanh nghiệp dược tránh được áp lực trả nợ gốc và nợ vay trong thời điểm nền kinh tế trì trệ do tác động của dịch bệnh COVID-19.
Tổng quan ngành dược phẩm năm 2020
Theo IQVIA, giá trị dược phẩm trong giai đoạn 2018 – 2020 đạt 103,912 tỷ đồng và đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 6%. Tốc độ tăng trưởng của ngành dược năm 2020 chậm lại nhưng vẫn ghi nhận những con số như: Hệ thống sản xuất, kinh doanh dược phẩm mở rộng khoảng 250 nhà máy, 200 cơ sở xuất nhập khẩu, 4300 đại lý bán buôn và hơn 62000 đại lý bán lẻ.
Cơ cấu ngành dược theo kênh phân phối OTC và ETC như sau:
Ảnh hưởng từ dịch Covid lên nguồn cung cứng
Trung Quốc và Ấn Độ là hai phân xưởng cung cấp nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất dược phẩm tại Việt Nam. Thế nhưng, do dịch Covid 19 xảy ra từ cuối năm 2019 khiến nhiều nhà máy API ở Trung Quốc, Ấn Độ phải tạm ngừng hoặc hạn chế hoạt động. Giá trị nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu ở Việt Nam trong 2 tháng đầu của năm 2020 đã giảm tới gần 31% so với cùng kỳ năm 2019.
Do tình trạng khan hiếm khiến giá trung bình các loại nguyên liệu đều tăng (số liệu ghi nhận 3 tháng đầu năm 2021).
Thuốc sản xuất trong nước đáp ứng được 47% nhu cầu
Theo Tổng cục hải quan, năm 2020 Việt Nam nhập khẩu khoảng 3.3 tỷ USD dược phẩm, CAGR rơi vào khoảng 9% trong thời gian từ 2018 – 2020.
Kháng sinh dẫn đầu về kim ngạch, chiếm gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu dược phẩm.
Phân hóa lợi nhuận giữa các công ty trong ngành
Nhiều khó khăn mà doanh nghiệp trong ngành đang gặp phải. Đợt dịch bùng phát nhiều lần khiến kênh ETC bị ảnh hưởng. Một số doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận giảm sút như MED, DP3, DHT,… Tuy vậy, một vài doanh nghiệp như DHG (Công ty cổ phần Dược Hậu Giang), TRA (Công ty cổ phần Traphaco và PME (Công ty cổ phần Pymepharco) là một vài những điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp dược.
Về cơ bản, có thể thấy rằng, các doanh nghiệp dược đang phải đối phó với thách thức kép. Đó là vừa phải đảm bảo an toàn sản xuất – kinh doanh trong mùa dịch, vừa phải có chiến lược tồn kho hợp lý khi chuỗi cung ứng toàn cầu đang có nhiều biến động.