Báo cáo thị trường gạo Việt Nam trong tháng 01/2023

 Báo cáo thị trường gạo Việt Nam trong tháng 01/2023

 

Có thể thấy thị trường gạo thế giới trong tháng 1 vừa qua diễn biến khá ảm đạm và cần cải thiện theo hướng tích cực hơn. Vậy tại thị trường Việt Nam, liệu ngành gạo có gì khác biệt so với tình hình thế giới? Cùng Goodgood.vn tìm hiểu thi trường gạo VIệt Nam trong tháng 01/2023. Từ đó dự đoán một số xu hướng sắp tới.

Tình hình thị trường gạo Việt Nam trong tháng 01/2023 

#1. Sản xuất

DIện tích gieo trồng, thu hoạch

Theo số lượng của Tổng Cục Thống Kê, tính đến ngày 15/01/2023, cả nước gieo cấy được 1.882,1 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 99,9% cùng kỳ năm trước. Trong đó, các địa phương phía Bắc đạt 105,1 nghìn ha, bằng 79.6%; các địa phương phía Nam đạt 1,777 nghìn ha, bằng 101,4%, riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.434.9 nghìn ha, bằng 99,8%.

 

Còn theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, tính đến cuối tháng 1, cả nước đã gieo cấy đc 1,93 triệu ha lúa Đông Xuân; trong đó, các địa phương phía Bắc gieo cấy đạt 107.00 nghìn ha, giảm 10,1%; các địa phương phía Nam gieo cấy đạt 1,819 triệu ha, tăng 1,4%. Tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã cho thu hoạch khoảng 68,3 nghìn ha, tăng 2,1% cùng kỳ, sản lượng thu hoạch đạt 423,1 nghìn tấn, tăng 3,5%.

 

Diện tích gieo trồng, thu hoạch ít hơn so với năm ngoái
Diện tích gieo trồng, thu hoạch ít hơn so với năm ngoái

Tình hình sâu, dịch bệnh, thời tiết

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) vào tuần thứ nhất tháng 2 năm 2023:

  • Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 19.996 ha (giảm 1.926 ha so với kỳ trước, giảm 2.184 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 03 ha, phòng trừ trong kỳ 16.486 ha.
  • Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 8.064 ha (giảm 63 ha so với kỳ trước, tăng 2.051 ha so với cùng kỳ năm trước), phòng trừ trong kỳ 1.548 ha.
  • Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 6.178 ha (tăng 3.318 ha so với kỳ trước, tăng 3.162 ha so với cùng kỳ năm trước); phòng trừ trong kỳ 2.461 ha
  • Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 2.261 ha (tăng 761 ha so với kỳ trước, giảm 673 ha so với cùng kỳ năm trước), phòng trừ trong kỳ 1.548 ha

#2. Tiêu thụ

Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), không chỉ giảm về sản lượng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng quay đầu và thấp hơn so với hàng Thái Lan 50 USD một tấn.

 

Nói về nguyên nhân giá gạo giảm, Bộ NN&PTNT cho rằng do nhu cầu tiêu thụ trên thế giới giảm. Trong đó, số lượng tồn kho ở nhiều nước còn cao, Báo cáo tháng 1 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng dự báo nhu cầu gạo năm nay chỉ đạt khoảng 54,4 triệu tấn, giảm 4% so với kỷ lục năm ngoái và lần đầu tiên giảm kể từ năm 2019.

 

Trong tháng 12/2022, xuất khẩu gạo sang thị trường chủ đạo Philippines tiếp tục giảm 16,4% về lượng và giảm 15,5% kim ngạch so với tháng 11/2022, đạt 216.156 tấn, tương đương 103,04 triệu USD, nhưng tăng 38,6% về lượng, tăng 33,7% kim ngạch, nhưng giảm 3,6% về giá so với tháng 12/2021.

 

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tháng 12/2022 tiếp tục giảm 14,6% về lượng và giảm 7,7% kim ngạch so với tháng 11/2022, đạt 43.002 tấn, tương đương 23,83 triệu USD, so với tháng 12/2021 cũng giảm 27% về lượng, giảm 15% kim ngạch. 

#3. Diễn biến giá

Trong tháng đầu tiên của năm 2023, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã chạm mốc cao nhất trong gần 2 năm nhờ đồng baht tăng giá và sức mua mạnh mẽ trên thị trường. Giá gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Thái Lan tính đến cuối tháng 1 năm 2023 ở mức 500 USD/tấn, tăng 35 USD so với 452 – 456 USD/tấn đầu tháng. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 3/2021. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của việt Nam chỉ giao động từ 450 – 473 USD/tấn. 

 

Tại thị trường trong nước, giá lúa tại các tỉnh ĐB sông Cửu Long diễn biến tăng trong tháng 1/2023, với mức tăng tuỳ thuộc vào nhu cầu đối với từng chủng loại lúa.

Cụ thể, tại An Giang, lua thường IR50404 ở mức 6.400 đồng/kg, tăng 100 đồng/cân so với thời điểm cuối tháng 12/2022, lúa chất lượng cao OM 5451 ở mức 6.400đ/kg, ổn định so với tháng trước.

Giá lúa tại các tỉnh ĐB sông Cửu Long diễn biến tăng trong tháng 1/2023
Giá lúa tại các tỉnh ĐB sông Cửu Long diễn biến tăng trong tháng 1/2023

Tại Kiên Giang, lúa OM 5451 tăng 300đ/kg, từ 6.800 – 7000 đồng/kg lên 7000 – 7300đ/kg; lúa Đài thơm 8 tăng 300 đồng/kg. từ 7000 – 7200đ/kg lên 7.200 – 7.500 đồng/kg. Tai Vĩnh Long, lúa IR50404 vụ Đông Xuân sớm tăng mạnh từ 6.300đ/kg lên 7.300đ/kg.

 

Tại các tỉnh miền nam, giá gạo thường IR50404 tại VĨnh Long và An Giang giữ ở mức 11.000đồng/kg và 11.500 đồng/kg; gạo jasmine có giá 15.000đ/kg và 14.000đ/kg. Gạo Thơm Thái Lan tại TPHCM ở mức 22.000đ/kg, trong khi tại Vĩnh Long chỉ có 17.000đ/kg. Gạo tẻ thường và gạo tài nguyên tại thị trường TP HCM có giá 14.000đ/kg và 20.000đ/kg.

 

Tại thị trường miền Bắc, giá bán buôn lúa Khang dân tại Hà Nội ở mức 7.500 đồng/kg, gạo ở mức 13.000 – 14.000đ/kg; trong khi tại Hưng Yên chỉ là 10.500 đồng/kg. Tại Nam Định, gạo Bắc thơm tăng 500 đồng/kg lên 15.000đ/kg, trong khi gạo Tạp giao đứng ở mức 12.000đ/kg, thóc vẫn giữ mức 7.500đ/kg. 

Dự báo xu hướng ngành gạo sắp tới

Ngành xuất khẩu gạo đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực trong năm 2023, theo nhận định ngành lương thực của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC). 

 

BSC cho rằng diễn biến thời tiết bất lợi khiến các nhà xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Pakistan giảm sản lượng xuất khẩu, trong khi nhà nhập khẩu lớn như Trung Quốc vẫn tăng cường nhập khẩu gạo trước kỳ vọng mở cửa nền kinh tế. Trong bối cảnh cầu tăng, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng sẽ được hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá.

Ngoài ra, Việt Nam và Thái Lan dự kiến sẽ tổ chức các cuộc đàm phán để tăng giá gạo xuât khẩu trong bối cảnh giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao.

 

Trong khi đó USDA dự báo thương mại toàn cầu trong năm 2023 tăng 0.6 triệu tấn so với dự báo trước, đạt 54,4 triệu tấn, song vẫn thấp hơn gần 4% so với kỷ lục của năm trước và là lần giảm đầu tiên kể từ năm 2019.

Xuất khẩu dự báo giảm

So với năm 2022, xuất khẩu năm 2023 dự báo sẽ giảm đồng loạt ở Argentina, Brazil, Campuchia, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Pakistan, Paraguay, Nga, Senegal, Tanzania, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay và Mỹ. Xuất khẩu của Ấn Độ dự kiến sẽ giảm 1,3 triệu tấn và của Pakistan giảm 0,80 triệu tấn, chủ yếu do sản lượng giảm. Xuất khẩu của Mỹ dự kiến sẽ giảm 10.000 tấn xuống 2,15 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ năm 1992. 

 

Ngược lại, Australia, Myanmar và Thái Lan dự kiến sẽ tăng xuất khẩu gạo trong năm 2023. Xuất khẩu của Thái Lan dự kiến sẽ tăng 0,6 triệu tấn lên 8,5 triệu – mức cao nhất kể từ 2028, chủ yếu là do Ấn Độ và Pakistan giảm xuất khẩu.

So với năm 2022, xuất khẩu năm 2023 dự báo sẽ giảm đồng loạt
So với năm 2022, xuất khẩu năm 2023 dự báo sẽ giảm đồng loạt

Nhập khẩu dự báo giảm

Dự báo nhập khẩu gạo trong năm 2023 so với 2022 sẽ giảm ở Angola, Australia, Bangladesh, Benin, Campuchia, Canada, Trung Quốc, Costa Rica, Bờ Biển Nga, Ai Cập, Guinea, Iraq, Kenya, Hàn Quốc, Madagasca, Mali, Nigeria, Philippines, Senegal, Somalia, Sri Lanka, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan và Việt Nam. 

 

Ngược lại, nhập khẩu dự báo sẽ tăng ở Afghanistan, Congo (Kinshasa), Cuba, Ecuador, Liên mình Châu Âu, Ghana, Guinea – Bissau, Haiti, Kazakhstan,, CHDCND Triều Tiên, Kuwait, Libya, Mexico, Nepal, Niger, Oman, Panama, Peru, Nga, Nam Phi, Thuỵ Sĩ, Syria, Tanzania, Thái Lan, Ukraine, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Vương Quốc Anh, Mỹ, và Venezuela. Nhập khẩu của Mỹ và liên minh châu Âu dự kiến sẽ cao kỷ lục. 

 

Tại Pakistan, thiệt hại do lũ lụt nghiêm trọng hơn so với ước tính ban đầu. Theo đánh giá sơ bộ, sản lượng lúa Pakistan niên vụ 2022 – 2023 sẽ giảm xuống 6 triệu tấn, thấp nhất kể từ vụ 2012 – 2013. Nguyên nhân chủ yếu do nước đọng kéo dài ở nhiều địa điểm khiến năng suất lúa giảm nhiều hơn so với dự đoán ban đầu. Chính phủ sẽ công bố thống kê chính thức về mức độ thiệt hại vào cuối tháng 2.

 

Về xuất khẩu của Mỹ, do dự báo sản lượng trong nước giảm, xuất khẩu gạo niên vụ 2020 – 2023 dự báo giảm xuống còn 3,6 triệu tấn. Thiệt hại do lũ lụt đối với cơ sở hạ tầng và giá cước vận chuyển tăng lên kết hợp với nguồn cung gạo trong nước thấp hơn đang dẫn đến giá xuất khẩu tăng lên và làm giảm triển vọng xuất khẩu gạo của Mỹ, với lượng xuất khẩu trong niên vụ 2021 – 2022 ước tính không thay đổi so với năm trước, ở mức 4,5 triệu tấn. 

 

Dự báo nhập khẩu gạo trong năm 2023 so với 2022 sẽ giảm ở một số nước
Dự báo nhập khẩu gạo trong năm 2023 so với 2022 sẽ giảm ở một số nước

 

Trên đây là tổng quan tình hình thị trường gạo Việt Nam trong tháng 01/2023. Có thể thấy ngành gạo năm nay chuyển biến ảm đạm là tình trạng chung trên toàn thế giới chứ không chỉ riêng mỗi nước ta. Hy vọng trong thời gian sắp tới, những vấn đề còn tồn đọng sẽ sớm được khắc phục. và thị trường gạo sẽ có những biến đổi mạnh mẽ hơn.

 

Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về tình hình thị trường đa lĩnh vực, vui lòng liên hệ Goodgood.vn để được tư vấn và hỗ trợ!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://goodgood.vn/

Hotline: 0973 405 082

Email: contact@actgroup.com.vn

Địa chỉ: Số 27, Ngõ 16 Hoàng Cầu, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm